Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

ĐỊNH LÀ CON DAO HAI LƯỠI.

Đau xót là cái lưỡi làm hại hành giả lại bén hơn cái lưỡi làm lợi.

Định càng nhiều thì càng xa lìa con đường giác ngộ.
"Duy tuệ thị nghiệp" hay "duy định thị nghiệp" tùy vào sự lựa chọn của mỗi hành giả.
Nếu lỡ có thói quen: cứ ngồi thiền là rơi vào định thì tốt nhất tạm ngưng ngồi thiền mà chuyển sang thiền trong các sinh hoạt hằng ngày.
Định sâu đến mức không phân biệt được chuyện gì đang xảy ra xung quanh thì không đến được với "vô phân biệt tâm." Vô phân biệt tâm chỉ đạt được sau khi có khả năng phân biệt rất sâu, sâu đến mức nhìn rất rõ bản chất của vạn sự.
Một số tỳ kheo thời Phật tại thế đắc A La Hán ở giai đoạn cận định, cho nên định không phải là yếu tố quyết định trong con đường giác ngộ, chỉ là yếu tố hỗ trợ, và rất dễ bị nhầm lẫn và bám chấp. Định thật ra vô cùng nguy hiểm!!!!
Tóm lại, định càng nhiều thì càng kéo dài con đường đi đến giác ngộ giải thoát của chính chúng ta.

3 nhận xét:

  1. Tu thiền định quá nhiều dễ bị mắc kẹt.
    Bản chất của vạn pháp là vô thường, nhưng khi rơi vào định thì lại thích kéo dài trạng thái ấy. Kẹt là ở chỗ này!
    Tánh biết tự nó là sáng suốt và nhất tâm. Ví dụ: Khi có cánh tay đưa lên, thì thấy có cánh tay, vậy là nhất tâm rồi; khi cánh tay buông xuống thì thấy không có cánh tay, vậy là cũng nhất tâm. Nhưng người tu thiền định nhiều thì khi cánh tay bỏ xuống rồi vẫn thấy cánh tay đang đưa lên. Kẹt rồi đấy!
    Đó là lý do người tu thiền định dễ bị rơi vào cảnh giới này cảnh giới nọ hoặc dễ bị mắc bệnh này bệnh kia.
    TS Viên Minh

    Trả lờiXóa
  2. Tâm không loạn chính là định, chứ không phải tâm phải định vào một cái gì đó mới là định. Ngược lại, tâm định vào một cái gì đó là tâm bị kẹt rồi.
    Nếu mình tham muốn một trạng thái an lạc nào đó rồi mình chăm chú vô trạng thái đó thôi, tức là cũng tham lam vậy. Cho nên định vẫn là một tham ái.
    Ngay tại đây và bây giờ, tâm không loạn, đó là Định.
    TS. Viên Minh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...Ai ngờ tự tánh mình vốn thanh tịnh.

      Xóa