Người nào còn phân biệt tông phái và tôn giáo là chưa thấy
chân lý. Chấp ngôn từ là vì chưa thấy. Đã thấy thì không chấp ngôn từ.
(Trích "Thực tại
hiện tiền" TS Viên Minh)
Đạo Phật và đạo Thiên Chúa tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng sự thật
chỉ có một mà thôi. Đức Phật và Đức Chúa đều chỉ muốn trình bày một sự thật. Đó
là chân lý tột cùng của muôn loài vạn vật.
Ví dụ:
Trong câu: "Tất
cả đều do Thượng Đế tạo nên" trong kinh thánh. Hãy thay từ "Thượng Đế"
bằng từ "Pháp tánh". Thành ra "Vạn vật đều do nguyên lý vận hành
của pháp mà có."
Nếu con chiên của
Chúa thay chữ Ta trong câu "Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống. Chẳng bởi
Ta thì không ai đến được cùng Cha" thành chữ "Đạo" trong "Bát
Chánh Đạo" thì Bát Chánh đạo chính là đường đi, lẽ thật và sự sống, và sẽ
dễ dàng hiểu câu: "Không qua Bát Chánh Đạo, không ai có thể chứng ngộ Niết
bàn."
Chúa nói: "Ta đến như kẻ trộm, phước thay kẻ
nào ngày đêm tỉnh thức." Đây là một câu nói rất thiền, rất Vipassana. Cần
phải ngày đêm tỉnh giác, tỉnh thức và rình rập thì mới có thể phát hiện ra sự
thật tột cùng.
Chúa dạy: Có Đức tin nơi Thượng Đế. Vâng ý Cha thì
được cứu rỗi vào nước Chúa. Không tin Thượng Đế là đã bị quỷ Sa Tăng dụ dỗ thì
sẽ đọa vào hỏa ngục đời đời."
Đức tin = Vô ngã
Quỷ Sa Tăng = Bản ngã vô minh ái dục
Thượng Đế, Đức Chúa Cha = Pháp Chân đế, nguyên lý rốt
ráo
Vâng ý Cha = Quy y Pháp, sống thuận pháp
Được cứu rỗi = Giác ngộ, giải thoát
Nước Chúa = Niết Bàn
Không tin Thượng Đế = Khởi lên ảo tưởng có cái ta
(bản ngã), tách rời pháp
Đọa hỏa ngục đời đời = Đắm chìm triền miên trong
sinh hồi luân tử, phiền não khổ đau, tam giới bất an.
(TS Viên Minh, trong "Thư Thầy Trò", Trung Tâm Hộ Tống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét