Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Chánh tri kiến (hay còn gọi là chánh kiến) là gì?



Đó là trong thấy chỉ có thấy, trong nghe chỉ có nghe, không có cái TA bản ngã xen vào.
Khi đã thấy biết đúng rồi thì mới có chánh tư duy.
Khi đã nhận thức đúng thì sẽ nói đúng, làm đúng và sống đúng (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng). Khi đó tâm sẽ tự động không còn bất an nữa (chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) Nội tâm an ổn.
Toàn bộ quy trình Bát chánh đạo trên, không có cái nào phải tu luyện cả, không phải do bản ngã nỗ lực tạo thành. Tất cả chỉ là do thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe. Nếu không thì toàn bộ Bát Chánh đạo trở thành con đường để hoàn thiện cái TA ảo tưởng.


Cái TA có 3 yếu tính:
1. Cướp công pháp (mắt thấy tai nghe mà mình cho là ta thấy, ta nghe. Tánh biết thì biết mà mình cho là ta biết)
2. Ăn trộm pháp (Ta muốn định, ta muốn an lạc, ta muốn đắc đạo, tức là muốn sở hữu cái định, cái an lạc, cái đắc đạo đó.)
3. Thọc gậy bánh xe pháp (Pháp đang vận hành như vậy, tự dưng mình tham lam xen vô, bản ngã xen vô, tức là trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe, thì mình xen vô: ta nghe ta thấy. Do đó mới có đau khổ, mới có phiền não.)


"Trong nghe chỉ có cái nghe.
Trong thấy chỉ có cái thấy.
Trong xúc chỉ có cái xúc.
Trong biết chỉ có cái biết.
Này Bahiya, không có ông ở trong đó, và cũng không có ông ở trong tương lai."
Lập tức Bahiya đắc quả A La Hán sau khi nghe mấy câu này của Đức Phật.
(Trích Kinh Bahiya).
>>>>>>>>>>> Không có cái TA bản ngã xen vào, chỉ có tánh biết và pháp tự vận hành mà thôi.
>>>>>>>>>>> Đó là KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC, VÔ NGUYỆN.
Tu là điều chỉnh nhận thức và hành vi, không phải là sự rèn luyện cho một sự hoàn thiện nào đó của bản ngã. Nhận thức đúng là sự nhận thức không có cái TA ở trong đó.

TS Viên Minh.
Nghe pháp thoại ở đây

1 nhận xét:

  1. Tôi thấy khổ! Tôi thấy vô thường! Tôi chưa thấy vô ngã ở đâu cả hihihi..

    Trả lờiXóa