Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Thật sự câu nói "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" có ý nghĩa gì?

Đây là một ví dụ điển hình của "tam sao thất bổn" Có nhiều cách giảng nghĩa câu nói này. Ví dụ: Trên trời, dưới đất, chỉ mình ta là nhất.................

Thực ra ý Ngài muốn nói là mỗi người tự mình thấy rằng mình sinh ra đời này là tối thượng, tối ưu, tối thắng. Trở về với chính mình, chứ không phải đi theo bất kỳ ai khác. Không nương tựa bất kỳ ai khác. Cho nên pháp tu của Đức Phật là rất rõ ràng: Tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Có nghĩa là trở về trọn vẹn trong sáng với thân, thọ tâm, pháp. Tức là trở về với chính mình.
Trên thế gian này tự mình là tối thắng, tự mình là tối ưu, tự mình là tối thượng. Khi trở về được với chính mình thì không còn luân hồi sinh tử nữa.
Con đường tu là trở về với chính mình. Cho nên cái chữ Pháp, nghĩa là chân lý, được Đức Phật định nghĩa là: "Pháp được Đức Phật khéo chỉ bày, tức là chân lý mà Đức Phật chỉ. Đó là: Trở về mà thấy, trên chính mình thì thấy ngay, không qua thời gian. Người trí tự mình sẽ thấy ra chân lý đó."

Image

1 nhận xét:

  1. Trước năm 1970, các lịch in biểu tượng đức Phật đản sinh ở miền Nam có câu Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn mà tui còn nhớ...Pháp học và pháp hành như vậy thì rất chánh, làm gì có thời mạt pháp. Khi nào sáng đạo, ngộ pháp thì sẽ hiểu đức Phật đản sanh là thế nào.

    Trả lờiXóa