Thấy như thực thấy
Nghe như thực nghe
Xúc như thực xúc
Biết như thực biết.
Xúc như thực xúc
Biết như thực biết.
- Hãy bắt tay vào đời sống một cách chân thành và thiết thực. Hãy
làm những điều cần thiết, giản dị và cởi mở. Hãy lo cho mình, cho chồng con,
cho cha mẹ, cho anh em một cách thiết thực với khả năng của mình, không buông
trôi hờ hững cũng không làm quá sức mình, hoặc làm điều không cần thiết.
- Phật giáo đích thực không
phải là tôn giáo để cầu nguyện mà tự mình phải thể hiện đời sống tự giác, giác
tha. Cầu nguyện có thể có nhưng với mục đích giúp con người thắng được lòng ích
kỷ,Chân, Mỹ, Thiện không đến với những người cầu xin chư đại Bồ-tát ban bố cho
mà đến với những người tự mình sống trong Giới, Ðịnh, Tuệ, tự biến hành động, lời nói và ý nghĩ của mình thành chân,
mỹ, thiện hạnh phúc hay tự do đều tùy thuộc ở con người,
đừng hy sinh nó và cũng đừng đánh mất mình trong cạm bẫy của một ngày mai hứa
hẹn. Nhân cách, trí tuệ và tự do phải có bất cứ lúc nào, không tùy thuộc vào
tương lai hay quá khứ.
- Con hãy tập nhìn ngắm và lắng
nghe tất cả với tâm trầm lặng, hồn nhiên, cảm thông và trong sáng rồi cuộc đời
sẽ ban cho con biết bao là tự do và hạnh phúc, chính những ràng buộc cũng là tự
do và hạnh phúc.
- giác ngộ, giải thoát và hữu
ích là ba mục tiêu của người Phật tử. Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh
để giải thoát, lấy trong lành để làm lợi ích cho mình và người.
- chúng ta có thể ung dung được
là vì thực ra tự tánh của chúng ta vốn là chơn, vốn là ung dung giải thoát. Tự
tánh của ta và vạn pháp vốn rất trong sáng, vắng lặng, hồn nhiên và dung thông
tất cả. Nếu ai biết trở về với nguồn sống ấy nơi mình thì có thể hóa giải tất
cả ràng buộc, tất cả khổ đau, tất cả nghịch cảnh và trả ta về với tự do tận
mạch nguồn.
Khi thấy rõ con đường thoát
khổ, thì con đường ấy cũng chính là con đường chân hạnh phúc, con đường thể
hiện tròn vẹn thể,
tướng, dụng của đạo; thể của đạo là chân; tướng của đạo là mỹ; dụng của đạo là thiện. Sống sáng
suốt thể hiện được thể toàn chân của đạo, sống định tĩnh thể hiện được tính
toàn mỹ của đạo, sống trong lành thể hiện được dụng toàn thiện của đạo.
- sáng suốt, định tĩnh, trong
lành (tức: Giới,
Ðịnh, Tuệ) chính là con đang sống đạo, đang thể nghiệm con đường thoát khổ.
- đừng quan tâm đến chuyện thị
phi, hãy để hết năng lực lắng nghe sự sống nơi chính mình, nó đang muốn thì
thầm với các con điều gì đó, nó muốn tiết lộ một kho tàng bất tận đang chìm sâu
dưới đáy hỗn mang của tâm thức, của thương – ghét – mừng – giận – vui – buồn,
của tính toan mơ ước, của hoài vọng mưu cầu, của dằn vặt thao thức, của cắn rứt
ăn năn v.v… Ngay trong chính khổ đau ai biết lắng nghe cho đến tận cùng thì ở
đó, hạnh phúc, tình yêu, và vẻ đẹp vẫn cứ đơm hoa kết trái.
- Hãy biết lắng nghe, hạnh phúc
ở nơi chính các con, không phải ở tương lai mà cũng không phải ở thiên đàng,
không ai ban cho và cũng chẳng cần tìm kiếm. Nó đang tràn ngập mọi nơi, các con
có thấy không?
- Hạnh phúc thật sự không ở nơi
cái với tay tìm kiếm, mà ở nơi chỗ không kiếm tìm. Hạnh phúc, tình yêu và vẻ
đẹp tràn ngập nơi mỗi bước đi, trong từng hơi thở, trong ánh nắng ban mai,
trong cơn mưa mùa hạ… sao lại phải kiếm tìm trong tài, sắc, lợi, danh?
- Ðừng nói đến an phận hay phản
kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là, đó mới
chính là: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét