Xem nguồn bài viết ở đây
Kính thưa Thầy,
Nghe các Pháp thoại và đọc các câu trả lời của Thầy, con đã phần nào hiểu về đường lối tu học của Thầy, con rất tâm đắc. Nhưng có điều, trước khi biết pháp tu học của Thầy, có người giới thiệu tu học theo phương pháp Tổ Sư Thiền. Vậy con xin phép Thầy được hỏi, lúc "tham" bên Tổ Sư Thiền có giống lúc "thận trọng-chú tâm-quan sát" bên pháp của Thầy hay không?
Kính mong Thầy giải đáp giúp con.
Nghe các Pháp thoại và đọc các câu trả lời của Thầy, con đã phần nào hiểu về đường lối tu học của Thầy, con rất tâm đắc. Nhưng có điều, trước khi biết pháp tu học của Thầy, có người giới thiệu tu học theo phương pháp Tổ Sư Thiền. Vậy con xin phép Thầy được hỏi, lúc "tham" bên Tổ Sư Thiền có giống lúc "thận trọng-chú tâm-quan sát" bên pháp của Thầy hay không?
Kính mong Thầy giải đáp giúp con.
Trả lời:
Thiền Vipassanà và Tổ Sư Thiền giống nhau ở chỗ ngay nơi thực tại thấy thực tánh chân đế (kiến tánh), nhưng khác nhau ở cách thể hiện. Trong thiền Vipassanà tức thiền Minh Sát thì thận trọng, chú tâm, quan sát hay tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là để tâm luôn trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân-thọ-tâm-pháp. Trọn vẹn trong sáng nghĩa là buông hết khái niệm, tư tưởng, quan niệm xen vào thực tại (điều này giống với "vô niệm" của Lục Tổ và "liễu liễu thường tri" của Nhị Tổ khi đã ngộ nhờ biết quay về nhìn lại tâm bất an). Như vậy, lúc đầu Tổ Sư Thiền từ Lục Tổ trở về trước giống với thiền Vipassanà ở chỗ trực tiếp nơi thực tại thân tâm mà thấy tánh. Nghĩa là tâm phải vô niệm (không khởi khái niệm, quan niệm) mới có thể chánh niệm hay liễu liễu thường tri trực tiếp thấy tánh nơi thực tại đang là.
Sau Lục Tổ thì Thiền Trung Hoa chia làm 5 phái, từ đó mới có tham thoại đầu. Do hành giả tạp niệm quá nhiều nên phải vận dụng phương tiện gián tiếp "tham thoạt đầu" để tâm không còn bị khái niệm, tư tưởng, quan niệm xen vào thực tại. Tuy nhiên, đó là phương tiện gián tiếp nên cần phải khởi nghi tình cho đến khi nghi tình vỡ tung thì mới vào được thực tại mà kiến tánh. Chỉ khác nhau ở chỗ trực tiếp và gián tiếp như thế mà thôi.
Theo hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông
KHÁN THOẠI ĐẦU
Sư hỏi một thiền sinh:
- Ngươi đang làm gì đó?
- Dạ, con đang khán thoại đầu.
- Sao không khán tự tánh mà lại khán thoại đầu?
- Dạ, con chưa thấy tự tánh làm sao khán được?
Sư nói:
- Người căn cơ bậc thượng chỉ khán tự tánh chứ không khán thoại đầu.
Thiền sinh thưa:
- Bạch Thầy, con căn cơ chậm lụt xin Thầy chỉ dạy.
Sư hỏi:
- Ngươi khán thoại đầu để làm gì?
- Dạ, để thấy tự tánh.
- Tự tánh sinh từ thoại đầu hay tánh tự nó có?
- Dạ, tự nó có.
- Vậy ngươi nhớ cho kỹ, đừng để thoại đầu sinh ra tự tánh nhé.
Lời góp ý:
Cốt tử của thiền là trực chỉ nhân tâm và kiến tánh. Vì căn cơ trực chỉ kiến tánh quá hiếm hoi nên đành phải vận dụng ra phương tiện tham công án hay khán thoại đầu để đợi thời cơ ngàn năm một thuở!
Nhưng khi đã lập ra phương tiện thì phải có cứu cánh. có thời gian, có nhân quả. Và thế là nói đốn hóa ra thành tiệm.
Thực ra, người hạ thủ công phu đúng đắn thì đã thấy cứu cánh ngay nơi phương tiện, nếu không muốn nói phương tiện chính là cứu cánh. Tiếc thay, phần đông lại tưởng ra cứu cánh trước - như là “cái tôi sẽ trở thành” - rồi mới sử dụng phương tiện để đạt đến cứu cánh tưởng tượng đó. Thế là luân hồi bất đoạn, sinh tử triền miên.
Thế mà có người vẫn ngộ, nhưng chỉ ngộ(1) được cái sở tư kiến, sở tư dục của mình mà thôi! Mới hay:
Thoại đầu vô nhất tưởng
Do lai tướng khởi sinh
Bất tri vân già tưởng
Hoàn ngộ(2) tướng vô minh.
Trích: Vi Tiếu
Tác giả: Viên minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét