Do mấy bài vừa đăng có đề cập đến Đạo Đức Kinh nên tôi lấy
ra làm ví dụ cho mọi người dễ hình dung nha!
Đạo Đức Kinh có tên như vậy là vì có hai phần – phần Đạo và
phần Đức. À quên ai tự thấy mình trùm về Đạo Đức Kinh rồi thì đừng nên đọc
tiếp. Biết sao không? Bởi vì chụy chưa từng đọc Đạo Đức Kinh hihihi, chụy chỉ
biết vài câu thôi. Đã chưa từng đọc Đạo Đức Kinh mà bày đặt nói về Đạo Đức Kinh
thì đúng là nói phét. Đã nói phét rồi thì đọc chi cho lãng phí thời gian. Chụy
đang trình pháp cho hệ thống vũ trụ chứ không phải viết cho mọi người đọc đâu
nha hahaha.
Nhắc lại Đạo Đức Kinh gồm hai phần – phần Đạo và phần Đức.
Tứ Thánh Quả tương đương phần Đức. Còn Bất thối Bồ tát tương đương phần Đạo.
Phần Đức thì thể hiện trên mặt chữ, ai giác ngộ đến đâu thì đọc hiểu đến đó.
Cho nên mọi người đọc hoài đọc mãi, mỗi lần đọc là một lần có cảm ngộ khác
nhau. Đến khi nào đạp đổ phần Đức thì tự thân qua được Đạo. Nhớ, muốn qua Đạo
thì phải đạp đổ Đức trước cái đã. Có phá thì mới có xây. Vì sao? Phần Đạo không
nằm trên mặt chữ. Nó giống như không khí vậy đó, không thể cân đo đong đếm sờ
mó, không thể hình dung hay tưởng tượng, không thể phân tích hay luận biện
nhưng luôn bao trùm. Đạo không hề được thể hiện trên câu chữ nhưng toàn bộ Đạo
Đức Kinh đều được Đạo bao trùm.
Túm lại,
Phần Đức tương đương Tứ Thánh Quả.
Phần Đạo tương đương Bất thối Bồ tát.
Cho nên Đạo Đức Kinh là bộ Kinh về Đức và Đạo. Thực ra tại
ông Lão Tử ổng gọi trắng trợn ra thế chứ tất cả kinh điển đều là Đạo Đức Kinh
vì tất cả đều bao hàm phần Đức và phần Đạo.
Do Tứ Thánh Quả tương đương phần Đức nên dễ hình dung hơn,
dễ tu tập, dễ bàn luận, dễ chấp nhận hơn.
Còn Bất thối Bồ tát tương đương phần Đạo nên lại có vẻ quá
mênh mông, quá trừu tượng chả thể nói viết hay diễn tả thành lời, thành thử
mang tính chất tào lao bí đao, vọng tưởng, mơ hồ, vớ va vớ vẩn………..Cho nên Bất
thối Bồ tát chưa bao giờ được Đức Phật nhắc đến trong kinh tạng Pali. Dễ hình
dung dễ tu tập mà chúng nó còn làm không xong, nói đến cái mông lung mơ hồ như
vậy thì chúng nó có mà đập đầu tự tử hết.
Úy, Đạo mông lung mơ hồ như vậy thì sao chụy biết mà nói
chứ?
Chụy biết là nhờ chụy ngửi. Đã bảo tôi là Quỷ Vương mừ. Tôi
có thể phân biệt được đâu là Quỷ, đâu là Thánh, đâu là Bồ tát là do mùi vị của họ
khác nhau nha. Quỷ có cùng một mùi vị, Thánh có cùng một mùi vị và Bồ tát có
cùng một mùi vị. Tôi ngửi được mùi vị của Bồ tát Bất thối trong các bài viết
của Thích Nhất Hạnh dù tôi chỉ mới đọc lèo tèo vài ba bài viết của ổng mà thôi.
Mùi vị trong các tác phẩm của Thích Nhất Hạnh giống mùi vị trong Đạo Đức Kinh
của Lão tử nên tôi mới biết Lão Tử là Bất thối Bồ tát chớ. Còn vài vị Bất thối
Bồ tát nữa, tôi chưa kể tên nhưng tôi ngửi được mùi vị của họ. Có khi có những
tác phẩm tôi chỉ đọc tựa thôi không cần đọc nội dung, tôi vẫn ngửi ra được mùi
vị trên đó là Thánh hay là Bồ tát.
Tôi ngửi được không phải là do tôi có mũi thính như mũi chó,
ngửi bằng gì thì tôi cũng chả biết nhưng khi tiếp cận quan diểm tư tưởng hay
bài viết của một người, tôi có thể ngửi ra mùi vị trên đó. Ai muốn bắt chước
tôi để học hỏi, tôi cũng chả biết như thế nào để hướng dẫn. Bởi vì ngay cả tôi
cũng không biết mình làm sao làm được thì lấy gì mà hướng dẫn người khác chứ.
Đã phần Đạo tào lao vớ vẩn mông lung như thế mà mấy cha Bắc
tông còn bày đặt viết ra thành kinh sách quyển nào quyển nấy dầy cộm nên dễ bị
nhằm thành kinh giả, kinh ngụy, kinh tào lao ……..là vậy đó mọi người. Muốn biết
một quyển kinh có giả hay không thì không phải thông qua việc phân tích lý luận
này nọ mà phải thông qua, ví dụ giống như tôi là ngửi nè, ngửi xem kinh đó là
do Thánh viết hay do Bồ tát viết hay do phàm phu viết.
Vậy đi. Chúc mọi người đều có thể ngửi kinh hehehehehe!
Rồi, chụy ấy lại
chuyển cảnh giới, không muốn làm Quỷ Vương nữa mà chuyển sang làm chó hihihihi.
Bài liên quan: BẤT THỐI BỒ TÁT VS. PHẬT TOÀN GIÁC
Bài liên quan: BẤT THỐI BỒ TÁT VS. PHẬT TOÀN GIÁC
Ông Putin bỏ vợ , sợ nói chuyện với loài người mà thích làm bạn với chó đó...
Trả lờiXóaHình như có người xem qua không thèm nhận xét hay á khẩu tôi cũng không quan tâm lắm. Hì..Chỉ là có Người viết “ Từ chánh niệm đến giác ngộ “ rùi thì Ad tiếp tục, ngắn thôi, “ Từ giác ngộ đến giải thoát” chắc là YoMost lắm lắm...
Trả lờiXóaĐức trọn lành thì Đạo viên thành ! Trang Phật pháp nầy là nhà mạng của Như lai, bỏ ngoại tai thiện ác. Quỷ và Bồ tát khó bước qua , khó bước qua . Hihihi
Trả lờiXóaGió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương.
Trả lờiXóaNúi Ngự Bình trước tròn sau méo. Sông An Cựu nắng đục mưa trong.
Hai câu ca dao này có gì khác biệt hả mọi người....
Tứ thánh đệ tử là khái niệm do đặc quyền Đức Phật đặt ra. Trong kinh nguyên thủy không có khái niệm Bồ tát, bà Chụy nói đúng. Tứ Thánh đều có tên Alahán kèm theo... sơ quả, nhị quả,.. Tức đều là Alahán : là vô sanh, ứng cúng, sát tặc. Vô sanh tức K Đ K Đ, tức là Như lai là rỗng lặng trong sáng, cũng tức là Đạo, là bất khả tư nghì. Theo đó, Đức Phật cũng chỉ là một vị Alahán, cũng là hòa làm một với chân lý, bình đẳng cùng thánh chúng, cùng tâm cùng tri kỷ , nên rất hiểu nhau... Như vậy A la hán chính là tương đương phần Đạo. Trong quă trình hành Đạo hành Pháp, Đức Phật và Thánh chúng luôn tự giác là chính, còn giác tha, hóa độ và làm lợi ích quần sanh là hệ quả... Tướng tùy tâm sanh, thì bề ngoài các Thánh đệ tử thường rất thanh tịnh và đạo đức, đạo đức... Hi
Trả lờiXóaTui, hổng biết có giống Quỷ không mn! vừa trình pháp với Như lai, cũng giống như đi với Phật mà mặc áo giấy vậy....Hahahaha Hi
Tôi nghĩ Bất thối Bồ tát chính là tâm thức của các vị Thánh đệ tử. Mỗi vị Thánh, dù là Sơ quả Tu đà hoàn thì cũng đã kiến đạo, đã ngộ nhập tri kiến Phật, đã thâm nhập pháp môn bất nhị ... Do đó, khi một vị Thánh đệ tử gặp một vấn đề nào trong cuộc sống phát sanh, dù thuận nghịch, thì tâm thức họ chính là Bồ tát Bất thối, sẽ có biến hoá nội tại để giải quyết vấn đề một cách thanh tịnh và đức độ và rất rất giông Bồ tát Bất thối...Hihihi. Các Thánh hữu học , nhất nhị tam, tuy đã kiến đạo nhưng chưa sạch tập nghiệp nên còn phải trải nghiệm trong cuộc sống để trui rèn để hạnh nguyện... Như vậy Tứ Thánh Quả tức là Bồ tát Bất thối...hehehe. Bồ tát Bất thối không khác Tứ Thánh Quả...Tui ít học, ít đọc nhờ kiếp trước có cùng tu với mấy vị thiện tri thức nên ngẫu hứng trình bày như trển chứ không có mùi thiền mùi thánh gì đâu. Xin CAO NHÂN đừng ngửi kẻo tội đàn em. Hi..
Trả lờiXóa“ Phần Đức tương đương Tứ Thánh Quả
Trả lờiXóaPhần Đạo tương đương Bất thối Bồ tát”
Hahaha...Suy ra Bất thối Bồ tát chính là Đạo là phần tâm của các Thánh.
( Bât thối Bồ tát chính là tâm thức của các Thánh, các Thiện tri thức, các Thiền sư như thầy Nhất Hạnh, Đạt Lai Đạt Má, Lão Đam, thầy Thanh Từ và QV, ....v.v.).Hi
Theo kinh Phật, thì tâm của các vị A la hán là bất khả tư nghì giống Đạo trong Đạo Đức Kinh vậy. Mọi so sánh , trao đổi quanh đây chỉ là , chỉ là, chỉ là để cho năng lượng tinh khiết phát triển và đang phát triển đúng Pháp, thuận Pháp. A Di Đá Phật!
Trả lờiXóaTrong khoảng thời gian hữu hạn này, hai vị Đại Bồ Tát và Đại A là hán ( hai ân nhân của Bà Chuỵ !) là ts Nhất Hạnh và ts Thanh Từ đang ngồi xe lăn. Tất cả đều do Pháp vận hành. Hai vị đều là Thánh đệ tử, nhưng một người hiện tướng mỗi cách. Mấy năm trước, hai vị có gặp nhau trên thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Thầy Nhất Hạnh nói hai luồng pháp của Làng Mai và Trúc Lâm sẽ giao thoa và toả sáng, tỏa sáng...
Trả lờiXóaBề ngoài của một Thiền giả giống một con mèo mà bển trong tâm là một con chim thì hổng thể trông mặt mà bắt hình dong Hihihihi...
Trả lờiXóa"... hóa hiện bụi bặm mà tâm thường trong sáng, biễu diễn tội lỗi mà tán dương phạm hạnh..." Hi..
Đây là thiền viện On-lai, là nhà của Như lai nên ai cũng được Trình pháp...... Hahahaha
Trên bước đường Tây du, mặc dù cái sự gặp gỡ ma quỷ và thần tiên là tất yếu và cần thiết. Nhưng chính cái sự cọ xát chừng như vô lý giữa Tam tạng và Hành giả đã làm cho năng lượng tinh khiết toả sáng và thành chính quả. Hi...
Trả lờiXóaSau 4 năm nhập môn Nhà Thiền Như Lai K Đ K Đ tôi đã đắc pháp Thiền Cười, từ hơn 1000 bài trình pháp của Sư Q D. Hahahaha!!!
Trả lờiXóa