Để giác ngộ cái này thì chụy phải hy sinh hàm răng, cho nên
bây trả hàm răng lại cho chụy hehehehe.
Âm Đức là gì? Âm Đức giống như một cái cây xum xuê che phủ
cả một gia đình, hoặc một dòng tộc. Chính vì cái này cho nên ngày xưa người ta
mới vô cùng kính trọng các trưởng lão, những người già cả trong gia đình. Kính
trọng họ vì họ có thể tạo ra âm đức cho cả gia đình, dòng tộc. Họ tạo ra âm đức
bằng cách nào?
Kể chuyện ngày xưa nha! Người già đến độ tuổi nào đó thì
răng rụng, mắt mờ, lỗ tai nghễnh nghãng, tay chân run lẩy bẩy, không thể ăn
nhiều nói nhiều, không thể nhìn ngó nhiều, không thể nghe ngóng nhiều, không
thể di chuyển nhiều. Họ gần như chỉ ngồi một chỗ, ăn thì rất lâu, vì có răng
đâu mà nhai, nên ăn chậm chạp, ăn chậm nên không có thời gian nói tào lao, mắt
không nhìn thấy, tai không nghe nên chẳng có thị phi chẳng có bị ngoại cảnh làm
xao lãng. Vậy họ có khác gì thiền sư thu thúc lục căn đâu mọi người. Không có
tivi, không có radio, không có internet, không có xe lăn đẩy đi chơi nên họ
suốt ngày giống như ngồi thiền. Tâm trí họ trở lại những việc đã làm khi xưa,
những việc đã xảy ra, không bị ngoại cảnh làm xao lãng nên họ có thể học ra
được những bài học từ những chuyện xưa, thành thử họ giống như một quyển sách
vậy đó, có thể dạy dỗ truyền đạt lại cho tụi trẻ những cái trải nghiệm và bài
học mà họ ngộ ra được. Và để vậy, họ phải thu thúc lục căn trước cái đã. Khi
lục căn thu thúc, tâm sáng dù mắt mờ nên họ có thể nhận diện vấn đề rất rõ,
thành thử họ như pho sách sống đối với con cháu. Nhờ thu thúc lục căn nên họ
trở nên hiền hòa mát mẻ như bóng râm và con cháu có thể núp dưới bóng râm ấy mà
hưởng thụ bóng mát, bóng mát này sẽ vẫn còn tồn tại trong một khoảng thời gian
nào đó sau khi họ chết, nghĩa là dù họ chết rồi nhưng bóng mát vẫn không mất đi
ngay mà phải qua một giai đoạn thì bóng mát mới dần mờ nhạt và mất hẳn, khi ấy
gia đình dòng tộc có thêm những bóng cây khác lại tiếp tục tỏa bóng mát. Cho
nên mới có câu: con cháu được thụ hưởng âm đức của ông bà tổ tiên là vậy đó.
Những người già thu thúc lục căn như thiền sư như vậy họ có thể biết trước luôn
ngày giờ mình sẽ chết nên họ có thể thông báo cho con cháu để tụi nó chuẩn bị.
Biết sao tôi nói tôi phải hy sinh hàm răng để ngộ ra vấn đề
này không? Là vì phải gìà thì răng mới rụng thì mới có cơ hội giác ngộ ra thế
nào là âm đức. Nhưng tôi chưa có già nha, nhưng từ mấy năm trước, tôi không đi
nha sĩ, từ bỏ việc chăm sóc răng miệng cẩn thận bởi vì tôi muốn nhìn xem khi
không có hàm răng thì con người sẽ như thế nào. Thế là bị nha chu, bị răng đau,
răng lung lay y như răng bà già. Cái tôi phải ăn chầm chậm phải ăn thức ăn mềm.
Nhờ vậy mà ơ rê ka chụy ấy giác ngộ ra luôn cái được gọi là âm đức của người
xưa và làm thế nào họ tạo ra âm đức cho con cháu luôn đó. Cho nên bây trả hàm
răng lại cho chụy hehehehehe.
Ở trên là nói về việc người xưa tạo ra âm đức bằng cách
nào. Còn ngày nay nha, răng lung lay thì đi nha sĩ nhổ sạch rồi làm răng giả,
mắt mờ thì đeo kính cho nó sáng trở lại hoặc mổ mắt luôn, tai nghễng nghãng thì
đeo máy trợ thính, tay chân không đi được thì có xe lăn lăn từa lưa khắp nơi.
Vậy thu thúc lục căn bằng cách nào? Chẳng những không thu thúc lục căn mà do
già, về hưu rồi nên quỡn, thậm chí còn tào lao hơn thời chưa già nữa kìa. Bàn
luận chuyện này chuyện kia, cho nên bóng mát đâu chả thấy, chỉ thấy toàn là lò
lửa hừng hực như cõi địa ngục. Thay vì tạo bóng mát thì lại thiêu đốt luôn tất
cả bóng mát còn sót lại từ ông bà tổ tiên từ thời xưa. Chẳng những vậy mà còn
thêm sự trợ giúp của những phương tiện được cho là phục vụ con người như tivi,
đài báo, internet, máy móc xe cộ nên mức độ tào lao càng tăng thêm, luôn bị
ngoại cảnh làm cho xao lãng, làm sao tâm sáng mà ngẫm nghĩ chuyện xưa mà học
hỏi từ trải nghiệm để trở thành pho sách sống cho con cháu. Cho nên khuyên bảo
tụi nó còn bị tụi nó chửi vô mặt nữa kìa. Lục căn thì không thu thúc, máu tào
lao thì lại dư thừa, bóng râm đâu chả thấy chỉ thấy lò lửa hừng hục tản ra khắp
nơi. Vậy âm đức đâu? Làm gì có.
Các nước Phật giáo Nam tông
có một phong tục, đó là người già thì thường vào trong các chùa, thiền viện
dựng cốc ở lại đó với mấy nhà sư luôn chứ không có ở nhà chung đụng với con
cháu. Đây cũng là một cách để tạo âm đức. Thời nay dù các nước ấy vẫn giữ phong
tục này nhưng mà nay sao bằng xưa, phải răng rụng mắt mờ tai nghễnh ngãng tay
chân run rẩy nên không còn cách nào khác chỉ có thu thúc lục căn thôi. Bây giờ
con cháu để tỏ lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, nó lôi tuột người già vào bệnh
viện tuốt lại từ a tới z nên muốn thu thúc lục căn cũng chẳng có cơ hội đâu mà
làm. Cho nên đành ầu ơ cho qua ngày đoạn tháng rồi chờ chết thôi chứ sao nữa.
Bởi cái gì hiện đại quá thì hại điện, con cháu hiếu thuận quá thì lại trở thành
tai họa là vậy.
Cái có người nói: nếu không thu thúc lục căn lại được thì
tôi đi làm từ thiện tôi tham gia các khoá thiền cũng được vậy.
Ờ, được. Nhưng mọi người thử ngẫm nghĩ mà xem, mấy cái ấy
làm sao so được với việc thu thúc lục căn do không còn sự lựa chọn nào khác chứ
hihihi. Cho nên ngày xưa người già không muốn tu cũng phải tu, bởi làm gì có cơ
hội mà lựa chọn. Còn ngày nay nhiều khoa học kỹ thuật hiện đại quá, nhiều lựa
chọn quá nên dễ bị xao lãng là vậy.
Nhưng mà mọi người đừng có tức điên lên mà đi tìm mấy nha
sĩ, nhãn sĩ, tai sĩ chửi bọn họ đi nha. Vô tình cản trở người khác thu thúc lục
căn thì họ bị Mẹ Nhân Quả dệt lưới chờ sẳn rồi, không cần mọi người làm gì nữa
đâu. Mấy đứa nha sĩ nhãn sĩ tai sĩ thì cứ theo bài này của chụy Mọi
nỗ lực của mình cuối cùng để được gì? mà toàn tâm toàn ý theo đuổi lý
tưởng của mình, tạo ra nguồn năng lượng tinh khiết thì dù có bị Mẹ Nhân Quả
đánh tơi bời thì cũng có sao đâu, ta có năng lượng tích lũy nên chả sợ. Chẳng
những thế mà bác sĩ các chuyên khoa khác đều đang bị dệt lưới chờ sẳn. Không
chỉ nghề bác sĩ mà tất cả các nghề khác đều như thế. Ví dụ nhờ mấy năm qua chưa
hề gội đầu mà tôi phát hiện ra quả báo của mấy đứa sản xuất dầu gội đầu, rồi
quả báo của nghề giáo viên, quả báo của nghề liên quan đến giao thông công
cộng. Tất cả các nghề đều có quả báo, đều bị Mẹ Nhân Quả dệt lưới chờ sẳn, nói
cách khác thì Mẹ Nhân Quả để lại hậu chiêu cho tất cả các nghề. Cho nên mọi
người không có gì phải sợ, ai cũng bị dệt lưới hết cả rồi.
Ài, chỉ khi nào có thể nhìn ra hậu chiêu Mẹ Nhân Quả dành
cho tất cả các nghề thì mới có thể thấu hiểu cái được gọi là Vô Vi của ông già
Lão Tử nha mọi người. Tôi đảm bảo Lão Tử đã nhìn ra các hậu chiêu của bà mẹ
quái dị này rồi hehehehe.
Dì Tư điểm tâm có dùng trà và cà phê không ạ ! Ở Little Sài Gòn có bán cà phê phin nổi tiếng lắm đó Dì. Good morning !
Trả lờiXóaHaha, em cũng bị rụng mất 2 cái răng rồi chị ơi; để coi có Ngộ ra được Âm Đức như chị không nè. :D
Trả lờiXóaTục ngữ có câu: già mà không rụng răng thì ăn hết phần con cháu. Điều đó thì quá đúng, vì trái tự nhiên. Tuy nhiên Dì Tư còn trẻ mà như thế cũng trái tự nhiên, trái với sự vận hành vũ trụ. Điều này Dì quá rõ hơn ai hết. Dì ạ ! Trước đây, sau khi đọc xong bài của Di: Ăn chay ngon vậy sao ngu không ăn...Thì có người viết: Em lạy Thấnh Cô Cô ạ! Bây giờ đọc xong bài viết này, tôi vô cùng xúc động. Tôi lạy Thánh Cô ạ ! Tôi có xem hình của Dì từ khi Dì đi bụi, 2011 đến nay. Tôi thật xót xa cho sự biến đổi trên con người Dì. Theo lý Đạo Đức thì Vật cực tắc phản. Dì đã cố tình trải nghiệm quy luật này. Đủ rồi. Dì phải trở về nguồn cội. Về thật đúng con người tự nhiên đáng có của mình. Hoa hậu Thẩm Thuý Hằng do đẹp quá tắc phản trở thành xấu. Dì bây giờ cũng quá tệ rồi! Hãy tự lợi và lợi tha đồng hành. Dì đâu thể giống Mẹ Tereda được. Và tôi cũng có ngồi ăn riêng vơi thi sĩ Bùi Giáng, tôi thấy cuộc sống Bụi không còn thích hợp với Dì nữa rồi. Một vị Thánh đệ tử muốn trở nên xinh tươi, rực rỡ như các vị thiên cõi trời sắc và vô sắc là khá dễ. Nhất là đối với tài phép và ân điển mà Dì tích lũy được. Và nếu Dì đồng ý, tôi biết có người sẽ cúng dường làm cho Dì một hàm răng thật đẹp , tại Việt Nam. Đó cũng là sự vận hành tự nhiên của Pháp. Đã có nhiều bạn đọc tán thán những bài đăng của Dì, có người muốn mời Dì đến nhà làm khách, có người mời cá phê .v.v. Tất cả đều thể hiện sự kính trọng chân thành. Mong Dì hãy là bóng mát trên trang nhà Phật pháp này. Rất mong.
Trả lờiXóaHehehe... Cái sự ơ rê ka của Bà Chuỵ đây mn cần phải lên án. Luật pháp trên thế giới đều nghiêm cấm thí nghiệm trên thân người dưới mọi hình thức. Ai chà! Vậy mà lắm người tinh khôn thường lách luật, thường lách luật. Vd: Ông đạo sĩ Cồ Đàm ổng thí nghiệm mỗi ngày chỉ ăn một món chay theo phong cách quý tộc trong nhiều năm. Hi...
Trả lờiXóaChỉ để làm vua nhà Phật mà sao phải chịu khổ quá vậy nè. Hổng biết nên quy Ổng vào tội cố tình vi phạm hay tội lạm dụng chức vụ quyền hạn đê. Hehehe... Mọi người tìm hiểu xem các cõi nước của Phật Chúng Hương (chỉ ăn hay ngửi đồ ăn là thành chính quả), Phật A di đà ( chỉ cần niệm Phật, hihi, nhất tâm bât loạn,..thì được vãng sanh Cực lạc). Cõi nước của Đức Di Lặc tu hành cũng thoải mái... Còn con cái Nhà Như lai thì chỉ cần Soi, Soi, Soi......đến khi nào trào lên nụ cười bất diệt ... Hahahaha thì thành chính quả. Trân trọng, trân trọng...
Sư Q D ơi! Sư hay làm biếng hả! Sư thử tâm sự một ngày hay một tuần làm biếng gần đây cho tụi con học tập nha!
Trả lờiXóaSư Q D ơi! Cầu xin Sư tâm sự một ngày làm siêng nhất trong tuần này cho chúng em học tập ạ !!!
XóaLão Tử lưu lại Đạo Đức Kinh là để đón hậu chiêu của mẹ nhân quả đấy chứ. Hihi...
Trả lờiXóaTôi xin tri ân trước... Bạn đọc có ai biết số tài khoản của cô Quỳnh Dung không ạ!
Trả lờiXóaKhông ai biết đâu, khỏi hỏi. Số tài khoản của tui bí ẩn như mật mã Da Vinci vậy đó, chỉ có tui và nhân viên ngân hàng biết thôi, ngay cả người nhà cũng không biết luôn hihi.
XóaCúng dường "tứ sự " cho một bậc pháp hành là tích âm đức vô hạn. Là căn bản công đức và phước đức của hàng thiện tín.
XóaChưa đủ duyên thì !?
À há, sư QD? Đi tu .
Trả lờiXóa