Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Tánh Không Chính Là Pháp Ấn Vô Ngã

Mấy ông già Bắc Tông hoặc có người gọi là Phật giáo Đại Thừa đi khắp nơi rêu rao cái gì mà Tánh Không, cái gì mà Chân Không Diệu Hữu từa lưa hạt dưa, kinh nào kinh nấy mô tả Tánh Không dài thòng lòng dày cộm cộm, rồi các bài thuyết pháp bài nào cũng Tánh Không, Tánh Không, riết mọi người bị tẩu hỏa luôn. Suốt ngày bàn luận về Tánh Không, bàn luận làm sao để thể nhập Tánh Không, bàn luận bàn luận bàn luận hết ngày đến đêm, hết năm này đến năm nọ hết kiếp này đến kiếp nọ. Có lần tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng, tôi ở trong trại của người Tây Tạng, gặp một anh chàng Tây Tạng, anh này bảo chán đời rồi muốn tìm một bậc đạo sư giảng cho mình về Tánh Không để mình lên núi Hy Mã Lạp Sơn ẩn tu luôn. Lúc đó tôi vừa mới quay lại Ấn độ từ Sri Lanka, nghe anh ta nói xong cái ngẩn người ra luôn. Biết sao ngẩn người không? Bởi Tánh Không mà cũng giảng được sao, vậy là sao ta. Lúc đó có pháp hội của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, mọi người nô nức mua đài rà chỉnh về ngôn ngữ của mình để nghe Ngài thuyết về Tánh Không. Tôi lại ngẩn người tiếp. Ông già này cũng biết lừa người dễ sợ luôn. Ặc, nói gì thì nói tôi thích mấy vị Bắc tông vô cùng bởi vì họ rất vui. Ngây thơ trong sự sâu sắc và sâu sắc trong sự ngây thơ. Chính vì vậy nên mới có tên gọi Đại Thừa dành cho họ. Túm lại thì tôi thích họ, tôi thích họ, tôi thích họ. Vấn đề quan trọng nên phải nói ba lần hihihi.

Trong khi mấy ông già Bắc tông ra rả Tánh Không thì mấy ông Nam tông lại gào thét. Đúng là cái đồ tào lao, cái đồ kinh giả, kinh ngụy, cái đồ Ma Vương, vì có đốt hết tất cả kinh Nam tông cũng chả rơi ra được cái được gọi là Tánh Không. Cho nên tụi bây chính là Ba La Môn giả danh, Ma Vương núp bóng (uy, sao giống nói tôi quá vậy, tôi là Quỷ Vương nè!)

Đúng là trong kinh sách Nam Tông chẳng có cái gì được gọi là Tánh Không cả, chỉ có pháp ấn Khổ - Vô Thường – Vô Ngã. Mãi cho đến tận bây giờ tôi mới hiểu được tại sao phải là Khổ - Vô Thường – Vô Ngã mà không phải là Vô Ngã – Vô Thường – Khổ. Cái bẫy nằm ở ngay đây nè mọi người! Công nhận cũng biết bẫy người dễ sợ luôn. Biết sao không?

Nói vầy đi cho dễ hình dung. Khổ - Vô Thường tương đương phần Đức trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, còn Vô Ngã tương đương phần Đạo. Cho nên Khổ - Vô Thường có thể giảng giải, bàn luận, thuyết pháp, có thể hình dung, có thể hiểu, có thể áp dụng trong cuộc sống đời thường. Còn Vô Ngã tương đương phần Đạo cho nên chỉ có thể ngộ hoặc không ngộ chứ không thể thuyết, không thể giảng giải. Nhưng vì ba đứa này đi chung với nhau, cho nên người ta khi nói thì thường nói luôn tên của ba đứa. Đức Phật chưa bao giờ giảng về Vô Ngã, Ngài chỉ giảng về Khổ và Vô Thường, còn cái mà mình tưởng rằng Ngài giảng về Vô Ngã thực ra chỉ là một cái tên gọi khác của Vô Thường, chứ Vô Ngã là Đạo mà đã là Đạo thì làm sao mà giảng.

Chính vì thế bất cứ khi nào mình thấy mình ngộ ra được Khổ - Vô Thường – Vô Ngã rồi thì cái ngộ ấy chỉ là cái hiểu, cái thấu hiểu, cái thẩm thấu triết lý mà thôi. Chứ nếu mà nói chứng ngộ thì không ai có thể chứng ngộ Khổ - Vô Thường trước khi chứng ngộ Vô Ngã cả. Nếu thật sự chứng ngộ thì phải chứng ngộ Vô Ngã trước rồi mới đến Vô Thường và Khổ. Giống như Vô Ngã là nhân còn Khổ và Vô Thường là quả của cái nhân ấy vậy. Nếu chúng ta đi từ quả trước rồi mới đến nhân thì đó là hiểu chứ không phải là chứng ngộ. Còn trình tự của chứng ngộ thì phải là từ nhân rồi mới đến quả.

Chính vì vậy mà thứ tự phải là Khổ - Vô Thường – Vô Ngã. Phải cho chúng nó hiểu trước cái đã, rồi khi chúng nó tu tập chúng nó chứng ngộ lại là Vô Ngã – Vô Thường – Khổ. Đứa nào chứng ngộ xong đứa đó ỉm luôn, không có thài lai mà kêu gào về cái trình tự này, với lại làm gì quỡn mà kêu gào. Cho nên khi trình pháp chỉ cần hỏi: mi chứng ngộ tam pháp ấn thế nào? Dạ, con đã ngộ ra Khổ - Vô Thường – Vô Ngã là biết cái đứa này chứng ngộ giả rồi, chỉ mới hiểu thôi, chứ làm gì mà chứng ngộ được Vô Ngã sau hai đứa kia được chứ.

Bởi vì Vô Ngã quan trọng như thế trong việc chứng đạo cho nên mấy ông già Bắc tông khuếch trương cái này lên cực điểm để lừa người chơi. Họ đổi từ Vô Ngã thành Tánh Không, chỉ độc nói duy nhất về Tánh Không mà không hề đụng chạm gì đến Khổ - Vô Thường. Chính vì vậy mà bên Bắc tông chỉ có Tánh Không và Chân Không Diệu Hữu mà không hề có bất cứ thứ gì liên quan đến tam pháp ấn là vậy đó. Hiểu hơm?

Đã lừa người là lừa cho tới bến cho nên trong khi mấy ông Nam tông suốt ngày ra rả Khổ - Vô Thường – Vô Ngã, còn mấy cha Bắc tông chỉ độc duy nhất Tánh Không, Tánh Không suốt ngày. Tu số nhiều khó tu lắm, tu số ít cho dễ tu nè mấy con. Tam pháp ấn đến 3 lận nên là số nhiều. Tánh Không có một thôi nên là số ít.

Biết sao tôi viết bài này không? Bởi vì tôi ghét là bao lâu nay mình bị lừa, nên viết ra cho bõ ghét. Ghét. Ghét. Ghét. Chỉ biết lừa người.

Túm cái ý lại. Ý nghĩa của hai từ Đại Thừa nghĩa là Lừa Người. Lừa cho chúng mày thất điên bát đảo chơi, ai biểu chúng mày ngu quá mừ. Đồ ngu, đồ ngu, đồ ngu. Ngu quá nên mới bị lừa, lừa đến khi nào hết ngu thì thôi hihi.

P. s 1 Chân Không Diệu Hữu thật ra là rút gọn lại cái ý này trong Lão tử - Đạo Đức Kinh: vô danh thiên địa chi thỉ hữu Danh vạn vật chi mẫu. Ai hiểu được cái này sẽ hiểu được cái kia và ngược lại.

P.s 2 Hỏi: Chụy, vậy làm sao để chứng ngộ Tánh Không?

Đáp: Không biết luôn. Hay là bắt chước mấy đứa bên Nam tông, đi từ Khổ - Vô Thường trước đi, phải hiểu, phải áp dụng trước cái đã. Rồi đến khi nào ngộ thì nó ngộ chứ ai biết làm sao để ngộ hihi. 

20 nhận xét:

  1. Cái Bà nầy đã vào nhà rồi còn nói vọng ra làm mấy thèn tui đây cứ tưởng tượng tùm lum tùm la. Thiên Đạo mà tiết lộ thì có mà liệu hồn nha QV!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lá rụng về cội. Pháp hội Như lai. Ai khai ai nhập. Ai đến ai đi. Có cầu có cảm. Có đến có đi. Vừa đi vừa đến. Đang đến đang đi. Như như tự tại. Đại trí đại bi. Không gì không thể. Hahahaha.

      Xóa
    2. Nói về tánh không cũng như nói về trái nhân sâm. Khi chưa ăn thì thấy, thì nghe, thì ngửi thì thầm đủ kiểu. Hehe...
      Lỡ ăn rồi hổng biết nói sao cho phải. Hihihi
      Kẻ chưa ăn dù nói phải nói trái đều không thật. Kẻ ăn rồi mà ỉm luôn cũng không đúng. Họ luôn chỉ cho mọi người cách để ăn đấy chứ! Có đúng vậy không Sư...Hahahaha.

      Xóa
    3. Hahaha... Muốn vào Nhà Như lai phải đi qua cầu Trung đạo. Muốn hạ san hành hiệp giang hồ cũng phải từ Trung đạo mà ra. Hihi... Vậy mà nhiều kẻ cho rằng tu lâu ngày trở thành gỗ mục hết rồi chứ. Thích ghét các Tổ làm chi thêm tội nghiệp... Các Tổ Nam tông hay Bắc tông đều tùy duyên bất biến, dĩ bất biến ứng vạn biến cả mà. Hễ gặp kẻ thượng căn thì dùng Đạo nhất thừa, gặp kẻ trung hạ thì xuất tam ngũ thừa ứng duyên. Hihihi
      Dù thiên biến vạn hóa cũng là cái Đạo, cái bình thường, tự nhiên nhi nhiên mà con cái Nhà Như lai ai ai cũng thường giác niệm.Hi...

      Xóa
    4. Con Cái Nhà Như lai thường thể hiện Thiên nhãn và Phật trí để ứng cơ mỗi khi hội nhập cộng đồng theo đúng quỹ đạo của nhân quả, của hệ thống vũ trụ. Hahahahahahahahaha!!!

      Xóa
    5. Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến ! Vị nào có Thiên nhãn đương nhiên thấy các cõi giới thần linh, thuộc không gian bốn chiều ! Những vị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật thì rõ biết không gian năm chiều, tức là tịnh độ của Chư Phật ! Ai tin hiểu kinh điển Đại thừa thì sẽ cảm nhận được !!!!! Hahahaha....

      Xóa
    6. Chân không diệu hữu ! Hehehe... Một vị Thánh Đệ Tử thường có đủ ba báu của Đạo gia.... Một vị đã Soi rõ Ngũ uẩn gíai không thì có lòng từ ái, có tính kiệm ước và hổng có thít đứng trước thiên hạ ... Hihihi

      Xóa
  2. Hổng ai biết kiếp trước mình là người như thế nào!!!??? Bạn hay thù! Thượng căn, trung căn hay hạ căn!!! Hehehe. Chỉ cần xem thái độ, nhận thức và hành vi biểu hiện ra bên ngoài thì sẽ rõ...
    Kẻ thượng căn gặp đạo như gặp tri kỉ
    Kẻ trung căn gặp đạo như gặp tri âm
    Kẻ hạ căn gặp đạo, gặp nhau khắc khẩu, khắc khổ, khắc nhau ầm ầm

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ ở đây là 23h15 thì bên kia là 9h15...

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đang ăn bò khô và uống bia một mình. Mà vào nhà Như lai trình pháp có phạm gì hay không ta! Ăn như vậy chẳng biết giống ăn quý tộc hay ăn phân cũng chẳng rõ... Phật giáo có Nam truyền và Bắc truyền. Nam hay Bắc đều có vô số người ngộ đạo. Kiếp trước tôi đã ngộ đạo rồi và kiếp này sanh ra để tiếp cái sự ngộ đó.. Năm tôi mới 7 tuổi đã thấy đời là khổ là vô thường rồi. Tôi không ham ăn khát uống như đồng lứa. Cũng có mà ít thôi. Cái tôi quan tâm nhất là sợ chết. Tôi sống rất thoải mái. Cái gì thấy cũng thừa thải, vừa lòng. Chẳng sợ thiếu thốn hay một vấn đề gì cả. Chỉ là rất sợ chết... Sợ chết, tức là ngộp thở, là xa lìa người thân, là là... Mỗi lần thấy người chết, thấy cảnh khóc than trong đám tang tôi bị ám ảnh tới mấy ngày. Do vậy mà tự nhiên tôi có trải nghiệm miên mật câu thoại đầu: "Chết đi về đâu". Câu thoại đầu này ám ảnh cả tuổi thơ của tôi. Bà mẹ tôi còn hay nhắc là hồi nhỏ tôi không quan tâm ngày tết đến, mà chỉ lo cái chết đến. Để hóa giải nỗi sợ trong lòng, tôi không thụ động khóc buồn đâu nha. Tôi nhớ những năm đó Phật giáo gặp pháp nạn. Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu tự tại tới tai tôi. Mọi người nói tu Phật không sợ chết. Vào lửa không sợ nóng. Vậy là Ok. Tôi tập trung theo dõi kĩ những Phật sự quanh vùng. Tôi thấy mọi người cúng bái, cầu nguyện, đi chùa, làm từ thiện, sinh hoạt gia đình phật tử,ăn chay,... Cả nhà tôi, gần 20 người, đều nhiệt tình tham gia. Vậy mà có nhiều dịp lễ tết đến chùa là tôi không khi nào vào cúng lạy. Tôi cũng chưa ăn chay ngày nào. Nói chung căn tánh tôi không thích hợp Phật giáo tín ngưỡng Tịnh độ thời đó. Cũng đồng thời, tôi rất mê kinh sách của tất cả tín ngưỡng, tôn giáo. Tôi thích vào đọc sách ở thư viện hơn là học bài ở trường. Cái nỗi sợ chết thúc đẩy tôi tìm tòi trong kho tàng kinh sách một thời gian dài. Chết ĐI VỀ ĐÂU! Thúc đẩy tôi tìm tòi, tìm tòi... Đến năm 15 tuổi, nhân có phong trào ăn gạo lứt muối mè chữa bệnh, chống được phóng xạ nguyên tử. Tôi tìm hiểu và lập tức bị thôi miên. Sau đó, vừa học hành vừa tranh thủ thực tập pp Thực dưỡng Ohsawa. Tôi đọc sách tìm hiểu lý thuyết Âm Dương trong pp Ohsawa. Chính nhờ Gs Ohsawa giới thiệu trong sách, mà tôi biết đến Kinh Dịch, Đạo Đức Kinh và Bài Bát Nhã Tâm Kinh. CHẾT SẼ ĐI VỀ ĐÂU! Câu thoại đầu này luôn thúc giục tôi tiến về phía trước. Một mặt tôi đọc lý thuyết qua kinh sách tôn giáo, một mặt tôi cũng thực tập theo sách. Cái chính là thực hành, và chỉ có thực hành mới đem lại kết quả. Kết luận phần thực hành từ năm 15 tuổi đến năm 35 tuổi thì tôi sẽ kể phần sau. Đúng 20 năm hành công án. Tôi đã rõ biết câu trả lời: CHẾT ĐI VỀ ĐÂU!Hahahaha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn biết chết đi về đâu thì cứ bám theo sư QD đây thì rõ liền hà ! Hi..

      Xóa
    2. Muốn biết mình chết đi về đâu thì phải thật rất rõ biết mình đã đang là ai đấy nhỉ,

      Xóa
    3. Hehehe... Có một em Cuồng sĩ: Phóng bút đoạt nhân tâm. Cuồng ngôn bình thiên hạ. Đã trả lời chết đi về đâu: đến từ chỗ nào thì chết về chỗ ấy. Hahahaha.

      Xóa
    4. Muốn biết chết đi về đâu thì không thể dùng thiền quán, thiền tưởng mà biết được. Chỉ những vị nào đã triệt ngộ hoặc đắc pháp hoặc dùng thiền soi của nhà Như lai mới thấu thị đặng. Hihihi...Kính trình Sư trưởng! Kính trình Sư trưởng!

      Xóa
  5. Em thích đọc bài của chị Dung không hiểu tại sao. Có gì vui vui sau khi đọc ấy chị à!

    Trả lờiXóa
  6. 🥛🍵☕️🥛🍵🥛🍵☕️🥛🍵☕️🥛☕️🧁🧁🧁🥧🍰🥟🍔🥞🍩🍪🌰☕️☕️🍵🥜🍿🍰🍧🍧🍷🍔🍇 Xin mời chư Thánh, chư Thần, chư Thiên và chư Thiện Hữu thọ nhận Hi
    Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ cái gì! Để làm gì! Để giải nghiệp, thoát khổ. Để
    được vãng sanh cực lạc. Ở cõi cực lạc sướng thấy mồ à! Muốn ăn có ăn. Muốn uống có
    uống. Lại khỏi lo lắng dọn dẹp gì cả. Phật dạy: Pháp vị thắng mọi vị. Pháp hỉ thắng mọi hỉ.
    Vị nào vào nhà Như lai mà gọi là đắc pháp thì cũng có thể ăn uống thoải mái nhé...
    Gọi là thiền duyệt thực và pháp hỉ thực đó...Hahahaha.
    Tông Lâm Tế có thiền hét, có đủ tam huyền tam yếu. Hihihi
    Nhà Như lai cũng có thiền cười có gì lạ chăng..Hehehehe..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tông Lâm Tế có Thiền Đánh và Thiền Hét. Hahaha....
      Nhà Như Lai có Thiền Soi và Thiền Cười. Hihihi...
      Đây là sự ngẫu nhiên kế thừa cách nhau hàng ngàn năm. Thiền đường xưa và Nhà thiền @ thì không thể giống nhau. Nhưng cái thể của Đạo thì đây đó, xưa nay chẳng khác.
      Các Đạo hữu hãy thưởng thức thiền Soi và thiền Cười nhan nhãn khắp các bài đăng của ni trưởng Như lai QD từ mấy năm qua. Hehehehe....

      Xóa
    2. Hahahaha...Thiền Soi và Thiền Cười là tên Cúng Cơm, tên Thường Gọi.
      Hehehe...Nói cho sang là Thiền Chiếu và Thiền Tiếu.... Hihihihi.
      ........Cũng có ba Khai ba Nhập của nhà Như lai.....Hahaha...

      Xóa
    3. ...hehehe. Tức thiền tức tâm. Tức tâm tức Phật. Tức tâm tức Phật tức vật, tam vô sai biệt. Thiền Cười là một từ, một từ kép. Vừa là động từ, vừa là danh từ, vừa là tĩnh từ, vừa là từ cảm,..., vừa có mùi, vừa có màu,...hihi. Thiền cười tức tâm cười, thân cười, vật cũng cười. Cái cội của nó là năng lượng tinh khiết. Có
      gốc thì mới có ngọn. Có năng lượng tinh khiết thì sẽ biết thiền cười, cũng tức là thiền cười. Hahahaha ... Xin kính trình... Xin kính trình...

      Xóa
  7. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

    Trả lờiXóa