Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Hãy Để Mọi Thứ Diễn Ra Một Cách Tự Nhiên!

Năm tôi 21 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, cái tôi thực tập ở phòng Hợp Tác Quốc Tế của trường đại học ấy. Có một chị hơn tôi vài tuổi là nhân viên kì cựu, có lần chị ấy nhắc tôi một câu gì đó về cách sinh hoạt của tôi. Bị nhắc vậy nên tôi cảm thấy quê quê nên từ đó về sau cạch mặt chỉ luôn. 10 năm sau lúc tôi 30 tuổi tôi biết ơn chị ấy vô cùng vì đã ra sức dạy bảo nhắc nhở tôi vấn đề mà mãi 10 năm sau tôi mới giác ngộ ra được. 20 năm sau lúc tôi 40 tuổi, cảm giác của tôi về chị ấy là: Nhắc tôi chi vậy bà nội, ai mượn nhắc, nước chảy ngày cũng tới, chính vì có lời nhắc trước nên khi nước chảy tới, cảm giác chả Yomost gì cả. Đó là lý do tôi nói rằng: Ai cũng là Phật cả, chả ai cần mình hướng dẫn hay dạy dỗ cái gì đâu.

Các giai đoạn 20 30 40 tuổi của tôi tương tự câu nói này nè
Giai đoạn 1: Núi là núi, sông là sông.
Giai đoạn 2: Núi không phải núi, sông không phải sông
Giai đoạn 3: Núi lại là núi, sông lại là sông.

Chính vì đích thân trải qua điều này nên tôi mới nói: Chả ai cần ai dạy dỗ hay hướng dẫn cái gì đâu. Cái gì tới thì nó tới. Tự dưng mình hứng chí làm đấng cứu thế, luôn miệng dạy dỗ nhắc nhở thiên hạ, dù bằng thiện chí, dù những gì mình nói là không sai, nhưng hóa ra có khi mình lại đang giết chết đi một thứ gì đó của người khác.

Ví dụ khác, tôi giới thiệu mọi người quyển sách Từ Chánh Niệm đến Giác Ngộ nhưng thực ra tôi chưa đọc quyển đó, tôi chỉ nghe vài trang đầu thôi thì tôi chìm vào một trạng thái vi diệu, vậy là giới thiệu luôn. Nhưng sau đó thì chả đọc nữa nên nếu mọi người hỏi về nội dung quyển sách đó thì tôi cũng chẳng biết đâu mà trả lời nha!

Nghe đến đây, đảm bảo có người thầm thì: Bà nội này vô trách nhiệm dễ sợ, chưa đọc mà cũng bày đặt giới thiệu!

Uy, biện luận nè! Chưa đọc nhưng mà tôi biết nó hay nên tôi mới giới thiệu chứ. Còn nó có thật sự hay với mọi người hay không thì tùy duyên nha. Ai có duyên với nó thì có thể đọc hiểu và học hỏi điều gì đó. Bằng không thì thấy nó chả có gì hấp dẫn.

Đây là biện luận cho sự vô trách nhiệm nè hihihi!

Nói đến đây nên sẳn tâm sự luôn nha!

Tôi hầu như chưa bao giờ đọc một quyển sách tôn giáo hay triết học hay tâm linh nào hoàn chỉnh cả. Tôi chỉ đọc vài phần hoặc vài trang hoặc vài chương hoặc vài đoạn để cảm nhận rồi thôi, chứ không có ôm hết quyển này đến quyển khác mà đọc cho mù mắt. Truyện/ tiểu thuyết/ sách văn học/ sách du lịch/ đi bụi/ hồi ký……… thì đọc hết quyển này đến quyển khác, chả sao, nhưng sách liên quan đến triết học, tôn giáo, tâm linh thì đừng hòng mong chờ tôi sẽ đọc hết cuốn. Biết sao hơm?

Chụy đâu có ngu đâu bây. Đọc vậy để sinh ra sở tri chướng chứ có ích gì.
Vậy chụy đọc chi vậy?
Có hai lý do nha.
Thứ nhất là đọc để tìm đồng bọn, hay còn gọi là tìm sự đồng cảm. Nghĩa là người cũng trải qua trạng thái/cảm giác vi diệu mà mình từng trải. Để biết họ có phải là đồng bọn hay không thì có khi chỉ cần đọc cái tựa sách hoặc vài phần thì cũng đã nhận ra rồi. Cái này giống như cùng tầng số thì dễ nhận diện vậy đó.
Vì sao cần tìm đồng bọn? Để kiểm tra xem cái trải nghiệm ấy đã tận cùng chưa, có thể tiếp tục đi sâu nữa hay không. Nếu không thì không cần đọc tiếp, tự mình tìm tòi. Nếu có thì cũng không cần đọc tiếp, tự mình tìm cách để đi sâu hơn. Trải nghiệm của ai thì chỉ hợp với họ. Khi mình hiểu quá sâu về trải nghiệm của người khác thì có khi điều ấy trở nên ám ảnh tâm trí mình làm mình khó đi sâu hơn nữa. Nếu có đi sâu được thì có khi cái ấy lại chỉ là ảo giác, chỉ là do mình tưởng tượng ra mà thôi chứ không phải là do mình tự thân chứng ngộ. Đây gọi là sở tri chướng mà một khi vướng phải thì rất khó mà loại bỏ. Cho nên ngu sao đọc nhiều để vướng vào cái khó nhằn này chớ, dành thời gian đọc tiểu thuyết ngôn tình cho nó sướng hehehehe.

Thứ hai là đọc để tìm kiếm sự gợi ý. Mà đã là gợi ý thì chỉ cần đọc vài câu hoặc vài ý thôi chứ cần gì đọc nhiều. Nhiều sách hay kinh luận nhìn rất dày, rất nhiều nhưng thực ra ý chính chỉ là một câu hoặc một đoạn, phần còn lại của nguyên quyển sách chỉ là diễn giải của ý chính ấy mà thôi. Mà đã là diễn giải thì đó là của người khác, mình đọc làm cái gì cho sanh ra sở tri chướng. Người ta đang trình pháp cho hệ thống vũ trụ thì mình xía vào làm chi. Mọi người thấy trong các trường thiền, khi trình pháp thì chỉ có thiền sư và thiền sinh đang trình pháp thôi, không có người thứ ba. Các quyển sách tôn giáo/ tâm linh cũng vậy đó. Mình chỉ cần cái ý chính rồi ôm lấy mà quán tưởng mà diễn giải theo đúng trình độ giác ngộ, theo đúng chỗ đứng của mình, còn cái diễn giải của người thì để họ trình cho hệ thống vũ trụ, chớ có xen vào làm gì.

Ví dụ trong Lão Tử - Đạo Đức Kinh, đoạn đầu tiên của chương đầu tiên là túm ý toàn bộ quyển kinh rồi nên chỉ cần ôm lấy cái gợi ý ấy mà quán tưởng. Phần còn lại của quyển sách là phần trình pháp của Lão tử, đọc làm chi cho mệt. Ví dụ, tôi tên A, tôi ôm cái ý đó để quán rồi diễn giải theo trình độ của mình thì lại có quyển A- Đạo Đức Kinh. Người tên B thì có B – Đạo Đức Kinh. Người tên C thì có C – Đạo Đức Kinh. Còn người tên D thì không chịu làm như vậy mà ôm hết diễn giải của A, của B, của C đọc rồi bắt đầu so sánh, phê bình, phân tích đúng sai, phải trái này nọ, rồi cho ra D – Đạo Đức Kinh diễn giải. Rồi lại có E – Đạo Đức Kinh diễn giải,……………. Càng về sau thì lại càng ra nhiều phiên bản Đạo Đức Kinh là vậy.

Túm cái ý lại. Có khi mình hứng chí làm đấng cứu thế quá nên ra sức hướng dẫn dạy dỗ người khác cũng y hệt như việc ôm hết các quyển sách vào đọc rồi sinh ra sở tri chướng cản trở con đường giác ngộ và chứng đạo vậy đó.

Trong cuộc sống đời thường cũng vậy, có khi mình vì mặt mũi, vì sự tự ái của riêng mình một hai phải ép, phải bắt buộc con mình phải thế này thế nọ mới là tốt, mới được xem là thành đạt, mới làm nở mặt nở mày tổ tiên. Đúng là đồ ngốc! Cách duy nhất để làm nở mặt nở mày tổ tiên là chứng đạo. Một người chứng đạo, ngay cả gà chó cũng thăng thiên. Mà để chứng đạo thì nó phải đi con đường hợp với nó, chứ không phải hợp với quy cách xã hội. Công nhận đúng là Quỷ Vương, có tư tưởng phản xã hội dễ sợ luôn hihi.

P. s 1 Giờ mà ai cảm ơn mình vì đã nhắc họ. hướng dẫn họ hay làm gì đó cho họ thì hãy chuẩn bị tinh thần là 10 năm sau hoặc kiếp sau, chính người đó sẽ nói: Nhắc/ hướng dẫn tôi chi vậy bà nội, làm hổng có cảm giác Yomost gì hết.

P.s 2 Lúc ở Đông Bắc Ấn, tôi ở ké một tổ chức tôn giáo vô cùng có tiếng tăm. Tổ chức này thờ thần Krishna, tên tổ chức là Krishna Foundation. Tôi rất thích vị thần này. Các tín đồ mỗi ngày đều tụng niệm tên Krishna giống người ta niệm A Di Đà Phật vậy đó. Hare Krishna. Hare Krishna. Krishna. Krishna. Krishna. Lúc ở đó, tôi cũng tụng niệm như vậy mỗi ngày, tụng hoài vẫn không chán. Thật ra họ rất tử tế với tôi. Họ sắp xếp cho tôi ở một căn phòng VIP, rất đẹp và sạch sẽ. Họ tặng cho tôi một quyển sách Bhagavad Geeta và vị trụ trì ở đó bảo tôi đọc chương một rồi đến chỗ vị ấy để nghe giảng giải. Tôi thích quyển kinh này lắm, đọc một lèo luôn năm chương, lúc không đọc thì ngồi tụng Hare Krishna. Hare Krishna. Krishna. Krishna. Krishna. Giai đoạn ấy tôi vô cùng nhất tâm nên ngoại trừ giờ ăn, tôi ở lỳ trong phòng đọc sách hoặc tụng niệm tên Krishna, hổng có đến chỗ vị trụ trì. Thật ra quyển sách này rất dày, cứ phía sau mỗi câu kinh là có nguyên phần diễn giải. Tôi chỉ đọc câu kinh thôi, không có đọc diễn giải, nhưng mà tôi thích Bhagavad Geeta nha. Và tôi cũng thích cách họ tụng niệm tên Krishna nữa. Bất cứ thứ gì diễn ra, họ cũng bảo là do Krishna làm. Ví dụ: Hôm nay trời nóng, họ bảo: Krishna làm trời nóng quá. Trời mưa thì họ bảo: Krishna làm trời mưa, ẩm ướt quá! Thật ra Krishna đối với họ giống như Thiên chúa của các đạo thờ Chúa, giống như Thượng Đế của mấy vị tu tiên vậy đó. Dễ thương hơm!
Tôi chỉ đọc 5 chương đầu của Bhagavad Geeta cái tôi không đọc nữa, tôi tặng sách cho người khác. 

6 nhận xét:

  1. Hahaha..Soi đến tận cùng cái tôi thì biết “cái” không đến không đi. Soi nữa thí sẽ thấy. Soi nữa thì sẽ gặp. Soi nữa thì hoá thành cái không ta không người. Soi nữa mói biết không gì là chẳng tự nhiên. Hihihi....Kính trình, kính trình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những gì đã xảy ra đều tự nhiên và hợp lý. Nhưng cứ theo thói cũ thì chẳng hợp lý và trái tự nhiên.
      Trước khi thấy Q D vẫn là Q D, thì phải khổ nhọc kinh qua giai đoạn Q D không phải là Q D chị nhỉ...

      Xóa
  2. Dạ, em chào chị Dung.
    Cám ơn chị đã viết bài này và các bài khác chị đã chia sẻ ở cả hai blog của chị.
    Bài viết này của chị thật như một quyển sách thu nhỏ được ép vào ngắn gọn và cô đọng, mà chắc chỉ cần thế là quá đủ. Em tìm được cái em cần tìm từ đây. VÀ tất nhiên em cũng sẽ chuẩn bị để 10 hay 20 năm sau liệu em có tự hỏi Chị hướng dẫn em làm chi hả chị?
    Thân.

    Trả lờiXóa
  3. "Cách duy nhất để làm nở mặt nở mày tổ tiên là chứng đạo. Một người chứng đạo, ngay cả gà chó cũng thăng thiên." Hehehe....
    Khôn cũng chết, dại cũng chết. Biết đạo, biết thân cận người chứng đạo thì thì mèo cũng thấy sướng nữa là. Hihihi..

    Trả lờiXóa
  4. Mặc dầu Trung Đạo và Đạo Đức Kinh ngày nay đã trở nên A- Đạo Đức Kinh, E- Đạo Đức Kinh,. Nhưng hồn cốt của nẫu vẫn như như thuở nào. Hihihi.. Muốn đi trên con đường Trung Đạo thì nên rõ biết cái Đức trong Đạo Đức Kinh. Muốn rõ Có Đức mặc sức mà ăn thì chắc chắn phải đi trên con đường Trung Đạo.
    Ở kinh thành Huế: Nơi các vua Nguyễn ngự triều là điện Thái hòa. Phía trước về hướng chánh Nam có cửa Ngọ môn- cửa Trời, cột cờ Đại Việt- trung tâm cả Nước, qua sông Hương thẳng đến đàn Nam giao- nơi Vua tế Trời, và thẳng tiến đến núi Ngự bình...
    Cái đáng nói là ở giữa điện Thái hòa và cửa Ngọ môn, có cầu Trung đạo bắt qua hồ Thái hư... Chính những địa danh ấy, hình tượng ấy đã nói lên sự minh triết của cha ông và là thông điệp mật truyền cho các thế hệ cháu con muôn đời. Là con cháu đất Việt, là tự nhiên chúng ta thừa hưởng tất cả và phải biết tri ân (và cứ vong ân cũng hổng sao!). Hiiii.

    Trả lờiXóa
  5. Văn hay chẳng luận đọc dài. Mới mở đề bài đã biết dở hay! Hehehe...
    ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT với ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG.
    ĐƯỜNG CÁCH MẠNG CỦA TÔI với CON ĐƯỜNG KÁCH MỆNH...
    Có những câu kinh, những đoạn kinh, bài kinh mà sau khi đọc vài lần, đọc vài ngày, vài năm, vài ba mươi năm thì tôi mới chợt hiểu. Hehehe.. Có ai thấy giống vậy không hả. Hihihi.. Cũng tự nhiên thôi! Có ít người học lấy bằng cho nhiều, rồi sáng tạo ra cách sống kim cương chơi...hihi.. Cũng tự nhiên thôi!
    Có nhiều người đọc cho lắm vào, một chữ Đạo chưa xong, một chữ chung sống vẫn chưa tròn...Hahaha.. 10:12

    Trả lờiXóa