Ai muốn biết chết đi về đâu hỏi
chụy đi chụy trả lời cho nè!
Chết đi theo nghiệp chứ đi về đâu.
Hỏi ngốc dzậy hehehe.
Làm sao biết mình nghiệp như thế
nào để đi về chỗ tương ưng vậy chụy?
Dễ lắm nha. Đó là bằng cách quan
sát.
Quan sát như thế nào?
Tự quan sát chính mình chứ còn quan
sát thế nào nữa. Nhưng mà trên đời khó nhất là tự quan sát chính mình nha, ngó
người khác dễ còn ngó chính mình sao thấy mình giống như thiên thần vậy đó,
toàn là người tốt việc tốt, mình không bao giờ sai, có sai thì là người khác
sai, bởi mình là thiên thần mừ, bay bay thoát tục giống tiên nhân lắm đó. Dù
biết rằng mình là thiên thần, nhưng sao lại không thấy chắc chắn cho lắm, cho
nên đi tìm người để hỏi chết đi về đâu hahahaha.
Thôi không trêu chọc mọi người nữa
hihi. Vào vấn đề chính nha! Thật ra ngó chính mình khó, cho nên chụy chỉ cho
cách quan sát khác vẫn có thể biết được nghiệp truyền kiếp của mình nè. Đó là
ngó người thân của mình. Không cùng nghiệp sao vào cùng cửa được chớ. Cho nên
cái nghiệp bự nhất, cái nghiệp nổi trội nhất của mình sao thì họ vậy. Vậy ngó
họ như thế nào?
Hai độ tuổi dễ quan sát nhất, đó là
độ tuổi trẻ em trước khi đến trường, và người già, người lớn tuổi, người hưu
trí, người sắp chết. Biết sao không? Đây là hai độ tuổi mà các quy chế, quy tắc
quy định xã hội không áp chế được họ nhất. Vì không bị áp chế nên họ mới thoải
mái thể hiện nghiệp cho mình quan sát.
Không vào được Đạo mới phải dùng
Đức để che đậy. Không chạm được Đức thì phải dùng Nhân để xoay xở. Ngay cả Nhân
cũng bị tuột xích thì phải dùng Lễ, dùng Nghĩa. Các quy chế xã hội giống như lễ
như nghĩa vậy đó. Và do vậy mà nghiệp của mọi người bị áp chế, cho nên mình mới
không quan sát được mình, toàn là tưởng mình là tiên không hà.
Có những trường hợp người già tự
dưng đổi tánh, đang dễ trở thành khó, đang khó trở thành dễ, hoặc có những thái
độ hành động mà khi còn trẻ hơn họ chẳng bao giờ làm. Biết sao không? Vì khi
trẻ hơn, họ còn lý trí vững trải áp chế lại bản chất tự nhiên của họ (bản chất
tự nhiên là do nghiệp quy định). Khi họ già rồi, lý trí trở nên yếu, không
thắng nổi nghiệp nên họ mới có thể phát huy nghiệp cao độ như vậy được chớ. Nhờ
vậy mà mình mới có thể quan sát nghiệp của họ để suy ra nghiệp của chính mình.
Còn trẻ em thì mới từ trong môi
trường nghiệp ấy chui ra, chưa có đi học, chưa được dạy dỗ về lễ nghĩa, về các
quy tắc quy định xã hội nên chúng nó thoải mái mà thể hiện nghiệp. Nhưng một
khi cha mẹ động tay động chân vào dạy dỗ tụi nó phải vầy mới đúng, phải kia mới
hợp thì chúng nó dần dần mất hẳn bản chất tự nhiên mà trở thành những con rối
xã hội luôn. Bởi bởi chụy nói rồi mà. Trẻ con không cần phải đến trường, cha mẹ
không cần dạy dỗ gì nó cả. Nó nghiệp thế nào thì để nó thể hiện thế nấy, thế
mới dễ quan sát chứ, còn tự đưa đầu vào cái thòng lòng là các quy tắc xã hội
thì thật là rất mất thời gian vì phải mấy chục năm sau khi tuổi già kéo đến, lý
trí suy yếu thì nghiệp mới có cơ hội quật khởi, khi ấy còn quan sát gì nỗi nữa
mà quan sát.
Bớ chú cảnh sát, có kẻ có tư tưởng phản xã hội ở đây này hihi.
Bớ chú cảnh sát, có kẻ có tư tưởng phản xã hội ở đây này hihi.
Chụy, vậy thì xã hội rối loạn sao?
Ai muốn giết ngưởi thì giết người, ai muốn ăn trộm thì ăn trộm, không còn trật
tự nữa, thành cõi A tu la của chụy sao? Rồi, phát hiện âm mưu vĩ đại, Quỷ Vương
có ý đồ biến xã hội loài người thành cõi A tu la.
Quỷ Vương cười khảy. Còn cần chụy
động tay động chân sao? Chúng mày ngày nào mà chả biến xã hội loài người thành
cõi A tu la. Phát hiện rồi nha. Làm rồi không dám nhận nha. Không dám nhận rồi
đổ thừa cho Quỷ Vương nha hahaha.
Nói tiếp. Bởi nghiệp thế nào thì chết đi về
nơi tương ưng, vậy mới hợp tự nhiên. Nhưng mà như vậy thì hơi chán nên mọi người mới tìm cách đổi nghiệp đi. Đổi nghiệp có hai cách.
Cách 1, đó là đổi nghiệp lâu dài.
Đầu tiên phải phát hiện ra nghiệp bự nhất của chính mình là gì. Làm sao biết?
Quay lại đọc ở trên đi nha. Sau khi biết nghiệp của mình là gì thì tìm cách thay đổi
nó thành nghiệp khác mà mình thích. Mỗi nghiệp giống như một mầm mống, nhờ mình
gieo một cách vô tình hay cố ý mà nó nảy mầm và phát triển. Cho nên khi tìm
nghiệp khác thích hợp thì mình học cách chăm bón cho nghiệp ấy lớn lên từ từ để
trở thành cây cổ thụ, rồi hết đời này đến đời khác mà hưởng thụ cái cây nghiệp
ấy thôi. Ví dụ mình thích làm tiên thì đầu tiên phải tìm xem hạt giống tiên là
gì rồi gieo, rồi chăm bón, lúc đầu chưa quen thì thất bại, thất bại thì gieo
lại chăm bón lại, làm tới làm lui nhiều lần thì hạt giống ấy cũng phải nẩy mầm
và lớn lên thôi. Bởi vậy mới có nhiều cơ sở tôn giáo ra đời để dạy người ta
cách gieo cách chăm bón cây nghiệp là vậy đó. Nhưng mà nhiều quá, làm sao để
chọn. Cho nên tự mình phát huy tuệ trước đi, tự mình hiểu rõ về nghiệp trước
cái đã rồi thì vừa học vừa hành, vừa chăm bón vừa học hỏi từ thất bại. Hành
riết thì có tuệ thôi, còn nghe người này người kia nói rồi chạy theo hoài thì
rất là mệt, cứ phải chạy mãi thôi.
Túm lại muốn đổi nghiệp thì phải
hiểu rõ nghiệp trước cái đã. Hiểu rồi thì bắt tay vào hành. Hành nhiều thì
quen, quen rồi thì thành thục, thành thục rồi thì gieo đâu chính xác nấy, không
có vừa gieo vừa hồi hộp mong chờ hú họa.
Cách thứ hai là đổi nghiệp tạm
thời, thường thì vào giậy phút chuẩn bị tắt thở ấy, còn gọi là cận tử nghiệp.
Ví dụ lúc sắp chết ráng nghĩ đến cái gì đó hay niệm tên ông nào đó, nếu làm
được thì mình được rước về nơi ấy, khỏi phải đi theo nghiệp. Cái này tôi gọi là
đổi nghiệp tạm thời là vầy nè.
Cái cận tử nghiệp ấy giống như mình
là tội phạm tạm thời trốn được sự truy đuổi vậy đó. Thay vì bị bắt vào tù
(nghĩa là đi theo nghiệp) thì mình trốn được và không phải vào tù (nghĩa là đến
một cảnh giới khác không phù hợp với nghiệp của mình.)
Trường hợp 1: Ai mà trốn kỹ được
thì trốn luôn đến vài chục năm sau bản án ấy không hiệu lực nữa thì coi như là
mình được trắng án, không cần trốn nữa, nghĩa là người này vừa trốn vừa học
cách đổi nghiệp cho chính mình, giống như tẩy trắng cho chính mình vậy đó.
Trường hợp 2: Trốn không thoát, thì
trước sau gì cũng bị bắt trở lại rồi nhốt vào ngục thôi, nghĩa là hết thời gian
của mình tại cảnh giới kia thì mình cũng bị nghiệp túm cổ rồi đi vào cảnh giới
tương ưng với nghiệp của mình.
Dù là trường hợp nào thì vẫn phải
học cách đổi nghiệp cho chính mình, nghĩa là học về nghiệp, nghĩa là tự mình
gieo trồng cây nghiệp của chính mình, học từ thất bại, rồi lại hành, rồi lại
học, rồi lại hành đến khi nào thành trùm cuối thì thôi hihi.
Túm cái ý lại, chết đi về đâu, đi
theo nghiệp chứ còn đi về đâu nữa. Làm sao để biết mình nghiệp gì. Quan sát
người thân rồi suy ra nghiệp của mình. Không thích nghiệp này thì học cách đổi
nghiệp khác. Dễ hơm? Quá dễ luôn.
P.s 1 Hỏi: Không có người thân thì
lấy gì mà quan sát?
Đáp: Quan sát hàng xóm láng giềng,
người đến từ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Không cùng nghiệp thì làm sao mà
sinh ra trên cùng một mảnh đất được chớ. Mấy cái này cũng không có luôn thì Lá Rụng Về Cội đi nha bây.
Bây giờ mọi người hằng tâm niệm điều
này đi nha!
Có người thân là để làm gì? Có
người thân là để quan sát nghiệp của họ, nhờ vậy mà suy ra nghiệp của chính
mình.
Tương tự, có hàng xóm là để làm gì?......
Có người cùng quê là để làm gì?......
Có người cùng quốc tịch là để làm
gì?.........
P.s 2 Hỏi: Sao các Bất thối Bồ tát
rành về nghiệp mà vẫn bị nghiệp quật dzậy?
Đáp: Như đã viết trong bài Bất Thối Bồ Tát vs. Phật Toàn giác. Khi họ bị nghiệp quật thì nghĩa là họ chơi thua
trong trò chơi của thế giới nhị nguyên rồi đó. Nghĩa là họ bị hai luồng xe âm dương tông trúng rồi đó hehehehehe.
Sao giống cười trên nỗi đau của người khác quá vậy ta hahahahaha.
Sao giống cười trên nỗi đau của người khác quá vậy ta hahahahaha.
Chết đi theo nghiệp!!! All right!!! Hihihi
Trả lờiXóaThầy Thanh Từ dạy người mà lấy tứ đại làm thân, thức đại làm tâm thì đi theo đường sanh tử, đi theo nghiệp. Nên tham vấn theo sự khai mở của Sư QD một cách sít sao và thông minh. Kinh Phật dạy rằng kẻ nào thường tư duy về bất định nghiệp có thể bị điên loạn. Hehehe...
Thầy Thanh Từ cũng dạy Ai mà lấy không đại làm thân, kiến đại làm tâm thì đi theo đường niết bàn, đi thẳng vào nhà Như lai. Vào nhà Như lai gặp Sư Q D thì tự biết chết sẽ đi về đâu liền hà. Hahahaha..
Sư Q D vừa từ Nhà Như lai đi ra nên ngài nói như thế là phải phải! Tôi thì nhờ phước duyên ba đời bảy kiếp mới vừa bước vào Nhà Như lai nên khẩu khí khác nhau là lẽ thường. Ngài thì giản dị, khiêm hoà,.... tôi thì còn tập khí ngã mạn tham si rất đáng buồn. Hihihi....
XóaSư trưởng cho mọi người trải nghiệm khái niệm A la hán quả và Thiên linh cái theo nhãn quan của Nhà Như lai đi ạ!!! Đảm bảo rất rất Yomost !!! Hihihi.
Trả lờiXóaHehehe...Hare Arahant! Hare Arahant! Hare Arahant!
XóaLàng xóm hay rừng núi. Thung lũng hay đồi cao. La hán trú chỗ nào. Nơi ấy thường an lạc... Tôi đã trải nghiệm rằng, bản thân các vị chân tu, tuy không thịnh vượng, cao sang !!! Nhưng muỗn cao sang thịnh vượng bền lâu thì phải thân cận cung kính cúng dường các vị ấy. Nếu vì một lý do nào đó mà quý ngài quay đi hay bỏ đi không rõ lý do thì phải biết rằng phước lộc của đương số đang hết thời. Vd: Vua Lương Võ Đế không lưu được Tổ Đạt Ma ở lại. Ngài ra đi là một điềm báo xấu xảy ra sau đó.
Còn trong dân gian do mê tín và lòng tham lam đã tin thờ bùa ngải, thờ thiên linh cái một cách rất sai lac và phản khoa học. Trong kho tàng văn hóa thần truyền của dân tộc, có đầy đủ tính khoa học và nhân bản rất cao quý. Chỉ tiết rằng chưa đủ thời cơ để nhân tài xuất hiện để khai thác.
Rằng có câu, năng thờ năng thiêng, năng kiêng năng lành.
Tu có căn, thờ có cốt. Toàn là minh triết của cha ông đấy chứ!!! Kính chuyển Sư QD chiếu soi. Hi...
Tây Tạng có mật tông. Lạc Việt cũng có đủ mật pháp, mật truyền được hồn thiêng sông núi lưu giữ đến tận ngày nay. Cả khối tài sản 4000 năm văn hiến bị vùi dập, bị đánh cắp, bị chiếm đoạt, bị đem đi, bị đánh tráo,... Nhưng những giá trị gọi là quốc đạo,quốc bảo, quốc hồn, quốc túy luôn được bảo tồn và bất diệt. Trong tiến trình lịch sử của nước nhà đã có biết bao thiên tài lừng lẫy đã sử dụng được và đã thành danh....
XóaĐối với việc lớn thì nhìn núi sông, việc nhỏ thì xem cửa nhà, việc người thì xem tính nết. Tất tần tật không gì là không có mật pháp để cháu con biết mà sử dụng...
Thiên linh cái là báu vật thần truyền của cha ông để lại.
Thiên linh cái là báu vật gì mà tương truyền hễ ai thờ thì muốn gì được nấy! Người ta đồn rằng những thằng ăn trộm thờ Tlc trong nhà, mỗi lần đi ăn trộm thì cầu xin, nó chỉ hướng nào thì đi về hướng đó sẽ thành công. Thiên linh cái của kẻ trộm thờ thường là đầu hoặc tay của người bị sét đánh, hoặc là hồn, là xác của trẻ thơ hay gái trẻ... Rất là tà đạo.
Những báu vật thế giới như Kinh Dịch, Đạo Đức Kinh, Bát nhã Tâm kinh mà còn bị hiểu lầm, còn bị luống bỏ thật đáng tiếc..
Bài Bát nhã Tâm kinh ngắn ngủn thế, là một báu vật mà những người tu Phật chưa biết phát huy... Tu Phật, tu tâm 30 năm mà không đọc, không tụng, không hiểu Bát nhã Tâm kinh thì làm sao mà tu chứng đặng.
Có rất nhiều người chứng đạo vì đã hành Bát nhã Tâm kinh, dù vô tình hay hữu ý.
Có rất nhiều người thành danh, thành đạt, thành người cũng nhờ vô tình hay cố ý đã thờ Thiên Linh Cái, nhiều đời, nhiều kiếp.
Thiên linh cái cũng như kinh Dịch là báu vật của người quân tử, của thánh hiền trong thiên hạ. Nếu lọt vào tay của kẻ tiểu trí, ác nhân thì cũng giống như Cửu âm Chân kinh mà vào tay Âm Bà Bà... Hehehe
Kính trình Sư Trưởng cho triển khai ạ! 13:23
A la hán là một khái niệm của nhà Phật... Và là một bí mật của Như lai. Ai đã vào thì ỉm luôn hà. Thật là bí hiểm...
XóaRất thích Bổn lai Diện mục của Tổ Huệ Năng trong Pháp bảo đàn. Ý tưởng giản dị, sự việc thiết thân. Dễ tiếp cận, dễ nắm bắt và hữu dụng với tất cả mọi người. Về sau các Tổ còn đơn giản hơn nữa trong việc tuyên dương cái cốt lỏi của Đạo. Ở Nhật thì Đạo trở thành cái bình dị của cuộc sống thường ngày. Nào Hoa Đạo, Họa Đạo, Thi Đạo, Kiếm Đạo, Cung Đạo, Nhu Đạo, Hiệp Khí Đạo, Y Đạo, Trà Đạo, ... Để minh chứng là Đạo không lìa cuộc sống, và chính là cuộc sống. Nước Nhật hùng mạnh là nhờ thế. Họ biết đem cái Đạo vào phục vụ cuộc sống thường ngày. Tam giáo Viêt Nam thời Lý Trần cũng biết đem Đạo pháp vào phục vụ cuộc sống của đồng bào. Làm nên những chiến công lẫy lừng. Còn tôn giáo tín ngưỡng đời nay thì sao! Nhan nhãn rêu rao, tranh nhau bình luận, đàm luận rồi đem tôn lên trên cao tột là cao, rồi bắt bà con già trẻ cúi mọp đầu mà phục dịch. Chớ có cơ hội mà cao đầu ngẫng mặt với thiên hạ. Những người truyền Đạo toàn là thừa sai, tay sai của những đấng vô minh vô hình trong cái đầu chứa đầy tham sân mạn. Thấy người khổ mà nghĩ đến mình! Trong cái thời văn minh hiện đại này, theo luật bù trừ, càng đầy đủ thì càng thiếu thốn. Chỉ có con cái Nhà Như lai thì chẳng sướng nên cũng chẳng khổ Sư nhỉ!
Sư QD trình bày với mn thì dùng thiền quán còn dễ hiểu đó. Hihi.....
Trả lờiXóaSư mà dùng thiền soi, thiền cười thì có mà !!!! Hâhhaha...
Hehehe... Mới vào đầu bài Bát nhã Tâm kinh có câu chiếu kiến ngũ uẩn, tức là tự soi.
XóaCâu cuối là Bồ đề tát bà ha. Hahahaha.
Dùng thiền quán, thiền tưởng không thể biết đường đi của nghiệp! Càng không thể biết chết đi về đâu! Hihihi..
Trả lờiXóaDuy tuệ thị nghiệp! Duy tuệ thị nghiệp! Chỉ có thể dùng tuệ trí để tuệ tri, để chiếu kiến, để soi thân hành, ý hành, khẩu hành thì sẽ rõ ba đời của thèn nghiệp. Hahaha...
Hihihi..Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ! 00:10
Trả lờiXóaVừa xem lại nhân duyên để tái sanh vào cung trời Đâu Suất Nội Viện để được thân cận Đức Ngài Di Lặc, thì ngoài phước đức như vào cung trời Đâu Suất Ngoại Viện, còn có hai duyên quan trọng là chẳng nhàm chán sanh tử và chẳng cầu đoạn trừ các kiết sử! Thiệt là lạ và cũng thiệt là hay! Hi...
Trả lờiXóaĐoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh !!! Thú hướng chân như diệc thị tà !!! Hahahahaha.7:56
Trả lờiXóaHết phá rào rồi lại tường đôi. Có phải rào vô minh và kiến hoặc tư hoặc phải không Sư !!!
Trả lờiXóaĐức Phật dạy, nghiệp đưa chúng ta đi tái sinh luân hồi, vậy muốn k tái sinh luân hồi, hãy làm chủ nghiệp, muốn làm chủ nghiệp hãy làm chủ thân khẩu ý, muốn làm chủ thân khẩu ý phải tu trên Tứ niệm xứ. 37 phẩm trợ đạo sẽ giúp chúng ta gột rửa 4 niệm xứ được thanh tịnh, khi 4 niệm xứ thanh tịnh sẽ xuất hiện 7 giác chi, khi có 7 giác chi sẽ có tứ thần túc, lúc này dùng tứ thần túc nhập vào 4 định để chứng tam minh, làm chủ nghiệp và kết thúc luân hồi sinh tử.
Trả lờiXóaHehehehe!!! Chết đi về đâu!!!...
Trả lờiXóaCái thân tứ đại thì hoặc là thổ táng, hoặc là thủy táng, hoặc là hỏa táng, hoặc là không táng, hoặc là điểu táng, hoặc là tượng táng, ... thì cũng về với Mẹ Đất.
Cái thần thức thì luân hồi lên xuống, qua lại ba cõi sáu đường như nước chảy, như gió cuộn, như mây trôi biết đâu là dừng.
Có Một Cái Bổn Lai Thân vừa chết vừa không chết, vừa đi vừa không đi, vừa về vừa không về, vừa không ở đâu mà đâu đâu cũng có, cũng biết. Hi.. Con cái Nhà Như lai ai cũng biết!
Rất hoan hỉ được nữ giảng sư tham gia một bài pháp hay ! Lành thay !!!!
Trả lờiXóa