Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Lão Tử là một Bất Thối Bồ Tát

Đọc bài phân tích về Lão Tử - ĐạoĐức Kinh này của thiền sư Viên Minh, tôi ngộ ra một điều: Ông sư huynh này quả là làm tôi đau đầu (ngồi bóp trán đây này)

Một bậc ở vị trí Thánh Quả lại đi phân tích cái nhìn cái thấy của Bất Thối Bồ tát thì đúng là quái dị!

Tôi không hiểu từ Hán – Việt đâu nha nhưng tôi lại hiểu ông già Lão Tử ổng muốn nói cái gì trong Đạo Đức Kinh. Toàn bộ Đạo Đức Kinh đều chỉ tóm gọn lại một câu mọi người hay nghe trong Đạo Gia. Đó là câu: Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.

Này ông già Viên Minh, đã người ta là bất tranh rồi mà ông phân tích làm sao lại thấy Lão Tử tranh đoạt như tụi quỷ sứ Atula vậy hihi. Tranh đứng ở vị trí thấp cũng là tranh, có khác gì so với việc tranh đứng ở vị trí cao. Cái câu “sủng nhục nhược kinh” nghĩa là dù yêu hay ghét đều đáng ghét như nhau. Biết sao đáng ghét không? Bởi vì dù yêu hay ghét đều lệch về một phía, không có thăng bằng, không còn là trung đạo nên đều đáng ghét như nhau chứ sao nữa.

Còn mấy câu kệ trong Kinh Pháp cú mà ông trích dẫn là dành cho các bậc Thánh, cho người đang ở vị trí Thánh Quả chứ không phải cho Bất Thối Bồ tát đâu nha ông già!

Mấy câu trong Đạo Đức Kinh mà ông già Viên Minh trích dẫn thì đều tựu trung lại duy nhất có một ý thôi. Đó là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Âm Dương luôn luôn song hành. Không ai có thể lấy Âm bỏ Dương hay lấy Dương bỏ Âm dược cả.

Ví dụ 1:
Hữu vô tương sinh
Nan dị tương thành
Trường đoản tương hình
Cao hạ tương khuynh
Âm thanh tương hòa
Tiền hậu tương tùy
(LTĐĐK ch.2)
Ông Viên Minh ổng dịch là: Có không cùng sinh, khó dễ cùng thành, dài ngắn cùng hiển, cao thấp cùng tựa, giọng nói cùng hòa, trước sau cùng theo.
Âm Thanh tương hòa không có nghĩa là giọng nói cùng hòa mà nghĩa là có hay không có âm thanh đều là như nhau.
Công nhận ông già Viên Minh này ổng làm tôi đau đầu quá đi mất hehehe.

Ví dụ 2:
Tri kỳ hùng thủ kỳ thư
Tri kỳ bạch thủ kỳ hắc
Tri kỳ vinh thủ kỳ nhục (LTĐĐK ch.28)
(Biết mạnh giữ yếu, biết trắng giữ đen, biết vinh giữ nhục).
Có nghĩa là khi nhìn thấy cái mạnh nghĩa là trong cái mạnh ấy ẩn hàm cái yếu.
Khi nhìn thấy màu trắng thì trong màu trắng ấy ẩn hàm màu đen.
Khi nhìn thấy vình thì trong cái vinh ấy đã ẩn hàm cái nhục.

Đã cái này luôn ẩn hàm cái kia, cái này trồi thì cái kia lặn, cái này lặn thì cái kia trồi. Vạn vật cứ như thế mà xoay vần thì tranh làm cái quỷ gì mà tranh chớ. Nói vầy đi cho dễ hiểu: Cái gì là của mình rồi thì dù tranh hay không nó vẫn thuộc về mình cho nên tranh làm chi cho nó mệt cái thân. Vô vi là vậy đó. Hiểu hơm?
Còn câu “Đạo khả đạo phi thường đạo Danh khả Danh phi thường Danh vô danh thiên địa chi thỉ hữu Danh vạn vật chi mẫu cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh đồng vị chi huyền huyền chi hựu huyền chúng diệu chi môn.” Nghĩa là Đạo mà còn thấy ra Đạo thì đó không phải Đạo. Danh mà còn thấy ra Danh thì ấy không phải Danh. Cũng có thể hiểu là Thấy Đạo rồi Triệt Tiêu cái thấy Đạo ấy chính là Đạo. Thấy ra Danh rồi Triệt Tiêu cái Thấy Ra Danh thì ấy chính là Danh. Những câu còn lại thì hiện tại tôi chưa đủ khả năng chuyển hóa thành ngôn từ, khi nào có khả năng ấy thì tôi sẽ nói tới vậy.
Có người bảo là sẽ đọc người này người nọ đọc sách nọ sách kia để hiểu ra Đạo. Má ơi, đọc như thế để sinh ra Sở Tri Chướng chứ hiểu gì mà hiểu chớ! Mục đích người ta viết ra là để trình pháp cho hệ thống vũ trụ chứ không phải để cho mấy cha đọc đâu mà đòi đọc từa lưa rồi tranh cãi tùm lum. Đó là lý do mà theo sự vận hành Âm Dương cứ cách một đoạn thời gian lại có đốt sách hủy thư viện, tiêu diệt các trụ sở thờ cúng là vậy đó. Biết sao không? Trình pháp nhiều quá rồi, tích lũy cho dữ rồi toàn là tranh luận nên vũ trụ mất thăng bằng thành thử cứ trải qua một giai đoạn là có những vụ đốt sách diệt chùa là vậy đó. Hiểu hơm hihihihi. 

8 nhận xét:

  1. Mấy lâu nay tôi cứ tưởng Lão Tử là một vị độc giác phật chứ..hehe
    Năm1973, mới lên 15 tuổi , tôi đã bị hai cái sừng mọc trên đầu là Gạo lức muối mè và Đạo Đức kinh. Do hai cái sừng này mà cuộc sống của tôi chẳng giống mọi người tí nào... Tôi nhớ như in Lão Tử nói có ba cái báu là tính kiệm ước, lòng từ ái và không dám đứng trước thiên hạ.... Mặc dù mấy chục năm nay theo Phật học pháp, không thầy tự ngộ, phát bồ đề tâm, vô tướng thật tướng...nhưng tôi cũng chẳng quên Đạo với gạo lức muối mè ngày nào. Bi giờ O Dung nói Lão Tử là Bồ tát Bất thối thì thiệt là duyên may, xin thọ giáo ...( và xin mời O một chầu cà phê. )

    Trả lờiXóa
  2. Một quyển sách mấy trăm chữ mà gói gọn đạo đức chăng !
    Viết một cuốn sách mà giữ được một chân trong tam giáo chăng !
    Nhất Bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản chăng !
    Hỡi thánh thiên, thánh thần, thánh triết, thánh nhân, thánh hiền, ... Hehehe. Hoát nhiên vô thánh chẳng biết chẳng rằng : đức thì khác nhau từng lúc từng nơi từng người từng chữ từng nghĩa...
    Chỉ là đức trọng quỷ thần kinh, có đức mặc sức mà làm biếng mà vẫn có ăn có soài. Hihihihahaha....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái làm biếng của người có đức là làm biếng tham sân si. Hi

      Xóa
  3. Lão Tử con: Đạo tức Một. Một tức Hai. Hai tức Ba. Ba tức vạn tượng ,vạn vật, vạn pháp.cũng tức là Đạo. Người ta thường cho Đạo là phải cao cả, tốt lành và bị Ma vương Quỷ sứ khảo, khảo. Đâu ngờ khi sáng mắt ra mới biết Quỷ sứ, Ma vương kia chính là thầy của các thầy. Cho nên các Thầy ở đâu Ma Quỷ theo đó, Ma Quỷ ở đâu các Thầy liền có. Hi...

    Trả lờiXóa
  4. Thuở thiếu thời mà xúc thực, đoàn thực gạo lức muối mè, lại thức thực, tư niệm thực Đao Đức kinh nữa thì mọc hai cái sừng là tốt rùi. Cũng giống như chích ngừa mà có phản ứng. Khi ăn hay dùng thứ gì mà có phản ứng tốt hay xấu cũng là do mình biết chuyển hóa hay không! Vì vậy cái sự chuyển hóa, chuyển hóa mọi sự, mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi mới quyết định.., A di đà Phật.

    Trả lờiXóa
  5. Lão Tử con: Đạo khả đạo phi Thường Đạo. Tâm khả Tâm phi Chân Tâm. Hihihi. Đạo Đúc Kinh mỗi người đều tự có nơi mình. Đạo thì không thể bàn cãi gì đâu...Hi. Đức thì Ông Lão đã viết thành sách rùi. Mấy ngàn năm nay sao chép biên soạn theo đúng ý của từng người, từng lúc, tùy lúc, tùy hứng rất là vui !!! Ông Lão đem viên ngọc như ý ,mà mỗi người đều có, ra trình bày và thực hành gọi là Đạo Đức Kinh. Ai thấy trong mình cũng có thì đem ra xài. Còn tùy hứng nữa thì tùy duyên nhậm vận... Người có Đức như Ông Lão dễ nhận diện lắm lắm !!! Như Ông họ Khổng nói: ... Còn như con Rồng thì ta không biết nó biến hóa ra sao. Hễ thấy đuôi thì không thấy đầu, biết đầu thì không rõ chân...hehehe. Con xin trình pháp với Ngài .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ... muốn rõ Chân phải giữ Thân quan sát Mình. Hi.. Chân thì cõng Mình, Mình lại ôm Chân, hehehe... Tiểu Long.

      Xóa
  6. Học để biết. Học để làm. Học để sống. Học để chung sống. Học để sáng tạo.
    Đọc để biết. Đọc để hành. Đọc để sống. Đọc để chung sống. Đọc để sáng Đạo. Hi...

    Trả lờiXóa