Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

THẾ NÀO LÀ CHO?

Tựu trung lại thì có hai loại CHO.

Loại 1 là CHO để đề cao bản ngã. Ta là người cho, mi là người nhận. Vì vậy mi phải có thái độ trân trọng tri ân người cho. Nếu không mi chính là kẻ vong ân bội nghĩa, kẻ đáng bị người chửi rủa. Đây là cách cho để đề cao tâm thái của mình, đề cao bản ngã, ta là người cho nha, ta có dư hơn mi ta mới cho mi, cho nên ta là kẻ bề trên, mi là kẻ nhận, mi là kẻ bề dưới. Đây là cách cho mà chúng ta thường xuyên thực hiện và chúng ta gọi đó là làm từ thiện. Chính vì vậy mà chúng ta luôn có thái độ mong chờ người nhận phải tri ân, phải biết điều, phải biết trân trọng cái mà mình cho. Đó là kiểu “bánh ít đi, bánh quy lại.” Thực ra đây là hình thức kinh doanh. Người cho đâu có cho miễn phí mà người nhận cũng đâu có nhận miễn phí. Đây là kiểu trao đổi mua bán nhưng mà không phải lúc nào cũng thuận mua vừa bán bởi có khi chúng ta ép người ta nhận rồi mong chờ người ta mang ơn, trả ơn, biết ơn, tri ơn. Khi được tri ân, cái chúng ta cảm thấy hả hê, hả dạ, sướng lòng, rồi như được bơm máu gà nên lại tiếp tục tìm mọi cách để cho, để được tri ân, để được phước, để được quả báu tốt. Cho nên chúng ta đang kinh doanh là vậy đó. Chúng ta kinh doanh sự tử tế và chúng ta muốn được trả lại bằng sự tri ân.

Chúng ta cho theo kiểu này rất thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày mà có khi mình lại chả thấy đâu nhé!

Ví dụ, cha mẹ đối với con cái. Đó cũng là hình thức kinh doanh, bởi mình nuôi nó với sự mong chờ là nó sẽ nuôi lại mình khi già, nó sẽ chăm sóc, sẽ hiếu thuận mình. Cho nên việc nuôi con của mình cũng là một cách kinh doanh vậy. Bởi vì là kinh doanh nên mới tồn tại câu nói “nước mắt chảy xuôi.”

Ví dụ khác là cách mình cư xử với con vật. Mình ỉ mình là người nên mình chăm sóc nó theo kiểu ban ơn, dù mình coi nó như con mình. Rồi vì coi nó như con mình nên quay lại ví dụ trên đi nha. Khi chăm sóc con vật, mình cũng đang kinh doanh.

Còn nhiều ví dụ nhan nhản trong cuộc sống hằng ngày nữa. Mỗi người tự quan sát sẽ thấy, chúng ta là những bậc thầy về kinh doanh. Kinh doanh từng ngày từng giờ từng phút từng giây hihihihi. Cho nên ai cũng là doanh nhân thành đạt hehehe.

Mục đích tôi viết không phải để chê bai chỉ trích người cho theo cách này bởi mỗi người có cách phù hợp với mình. Cho nên nếu thấy cách cho này là phù hợp với mình thì cứ việc mà làm, cớ chi mà ngại. Bởi quan trọng nhất là PHÙ HỢP HAY KHÔNG PHÙ HỢP chứ không phải là đúng sai, hay dở, tốt xấu. Thuốc độc của người này là thuốc bổ của người kia và ngược lại.

Nhưng nếu chúng ta đã lựa chọn CHO theo cách này thì tôi chỉ cho cách hiệu quả nhất nè!

Quan trọng nhất của kinh doanh là gì? Đó là thuận mua vừa bán. Chỉ cần là thuận mua vừa bán thì cả người mua lẫn người bán đều cười hỉ hả vui vẻ. Ví dụ rõ nhất là giữa cha mẹ với con cái. Khi mình muốn kinh doanh với con cái thì phải xem nó có đồng ý với cọc mua bán này không đã. Thường thì mình ép nó phải nhận sự chăm sóc sự dạy dỗ của mình mà không cần quan tâm nó có muốn như vậy hay không. Chính vì không quan tâm nên có khi nó chả muốn vì con đường nó đi không phù hợp với mình. Vậy là mình ép, mình ép người ta mua cho đã rồi khi ngưởi ta không trả tiền đúng theo mình mong muốn, mình chửi mình rủa mình giận mình hờn, mình ca cẩm “nước mắt chảy xuôi.” Mọi người thử hình dung khi mình ra chợ mua phải hàng thúi hàng hư mà bị buộc phải trả tiền như hàng tươi hàng tốt thì cảm giác thế nào. Cảm giác là vầy nè: Chết mẹ, gặp trúng lưu manh rồi nên nhịn thôi cho nó lành. Nhịn nhưng lại thấy ấm ức vì mình bị ăn hiếp bị hiếp đáp, bị ép mà không dám làm gì. Nên tức sình bụng. Con mình cũng vậy, nó nhịn mình nhưng ân oán đã kết rồi đó. Kiếp này chưa trổ thì kiếp sau quả cũng sẽ tới.

Đã nói rồi, thuận mua vừa bán thì cả hai bên đều hỉ hả, chứ cứ ỉ già, ỉ làm cha làm mẹ, ỉ làm trưởng bối, ỉ con người ăn hiếp con vật thì tri ân đâu không thấy chỉ thấy sự oán hận ngập trời thôi nha!

Đảm bảo có người đọc tới đây sẽ chửi thầm trong bụng: Nói cái gì mà linh tinh, lòng tử tế, tình phụ/mẫu tử, tình thương lòai vật…..gì mà sao lại quy thành hành động kinh doanh như vậy được chớ.

Mình kinh doanh thì mình nhận là mình kinh doanh, vậy mới là thấy đúng biết đúng về mình chớ. Đừng có để cho những ngôn từ lòe loẹt, những khái niệm cao cả che đậy đi. Lúc tôi nhận ra hóa ra bao lâu nay mình toàn là bị lừa, tôi chửi thẳng lên trời: Vừa vừa phải phải thôi nha, lừa gạt người quá đáng. Từ nay về sau đừng hòng mà gạt được chụy nữa nha! Biết tôi chửi ai không vậy? Chửi các Bất thối Bồ tát đấy. Bởi những ngôn từ lòe loẹt những khái niệm cao cả này là do họ tạo ra chứ đâu. Họ rất giỏi đạo diễn cho chúng ta quay cuồng trong các vở diễn. Hừ, đừng hòng gạt chụy, đừng hòng gạt chụy, đừng hòng gạt chụy. Vấn đề quan trọng nên phải nói 3 lần hihihihi.

Kiểu CHO thứ hai là kiểu cho như sau. Đó là người cho biết ơn và tri ân người nhận vì họ đã giúp mình thực hiện hành động bố thí. Nếu không có người nhận thì việc bố thí không thể thực hiện. Khi hiểu điều này mình sẽ có sự tri ân sâu sắc đối với người nhận chứ không phải là sự mong chờ được trả ơn, được trân trọng.

Hành động bố thí không thể được thực hiện nếu không có người nhận. Vậy thì vì sao người ta phải bố thí?
Có thể là do NGHIỆP, nghiệp phải đi bố thí cúng dường phải đi làm từ thiện phải suốt ngày ăn cơm nhà vác tù hàng tổng như đã được nói đến trong bài Mọi nỗ lực của mình cuối cùng để được gì?
Có thể là do việc tu tập đến bước phải bố thí cúng dường thì phải thực hiện thôi.

Lý do tôi viết bài này là sau khi đọc bài:
Chủ quán 0 đồng ứa nước mắt nhìn cả khay thức ăn bị bỏ thừa
-Do quán chay 0 đồng hoàn toàn miễn phí, được chọn đồ thoải mái nên đã có một số người lấy quá nhiều rồi ăn không hết khiến anh Long vô cùng buồn lòng.
Kể từ khi quán cơm 0 đồng #Nhất_Tâm được nhiều người biết đến, anh Long không phải lên mạng xã hội kêu gọi mọi người nữa.
Tuy nhiên gần đây hiện trạng thực khách bỏ thừa cả khay đồ ăn khiến anh Long vô cùng phiền lòng.
Quán cơm chay 0 đồng hay còn gọi là Nhất Tâm do nhóm Nhất Tâm thành lập nằm gần bãi xe buýt tại khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Nơi đây được nhiều người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn lui tới để giảm bớt một phần gánh nặng cuộc sống.
Thời gian đầu quán chưa có khách, anh #Trần_Thanh_Long, trưởng nhóm phải lên mạng livestream kêu gọi.
Kể từ đó, quán ăn ngày càng đông, được mọi người biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, đông khách không đồng nghĩa với việc ai cũng có ý thích. Gần đây tại quán xảy ra một thực trạng khiến anh Long và những người nấu cơm vô cùng buồn lòng.
Do quán chay 0 đồng hoàn toàn miễn phí, được chọn đồ thoải mái nên đã có một số người lấy quá nhiều và bỏ thừa đồ ăn.
Thậm chí còn có khách chỉ ăn vài miếng rồi bỏ lại cả khay cơm.
Nhìn những khay đồ ăn ngon lành bị bỏ lại, anh Long rất buồn bởi đó là công sức của biết bao người, trong đó có cả những cụ bà 70, 80 tuổi.
Tiếc những không dám đổ, anh Long bế tắc không biết phải làm như thế nào:
- "Có những cụ già phải làm quần quật từ sáng sớm để chế biến ra những món ăn ngon lành, đảm bảo, làm sao tôi dám đổ vào thùng rác đây".
Quán ăn chay được mở ra với mục đích giúp đỡ những người khó khăn, vậy mà giờ đây chính những người ấy lại phung phí công sức, tình cảm của cả nhóm.
Anh Long cho biết đã từng hỏi những vị khách ăn vài miếng rồi bỏ cả khay lý do vì sao thì nhận được câu trả lời:
- "Cơm thừa nhiều quá, ăn không thể hết nổi".
Nhìn những khay cơm thừa, anh Long và thành viên trong nhóm chỉ biết ứa nước mắt.
Giờ đây anh không có mong ước gì hơn ngoài việc bà con hạn chế bỏ cơm thừa, lấy đúng lượng thức ăn mình có thể ăn được, không lấy quá nhiều rồi bỏ đi để những người sau còn có để ăn.
Được biết để duy trì quán cơm 0 đồng, anh Long phải mượn nợ rất nhiều nơi trong đó có cả mẹ mình.
Thế nhưng dù khó khăn thế nào, anh cũng cố gắng bảo vệ nhà ăn:
- "Tôi không giàu có gì đâu nên chẳng mong gì hơn là được bà con hiểu và thương. Chứ cứ làm vậy tội nghiệp chúng tôi lắm", anh Long tâm sự.
Trước khi được mọi người biết đến nhiều như hiện nay, quán cơm chay Nhất Tâm từng gặp phải không ít khó khăn. Do quán nằm ở vị trí khá khuất nên không được nhiều người biết đến.
Mỗi ngày nấu 250 phần ăn nhưng chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa.
Thời điểm đó, thành viên trong nhóm phải ra đứng tận ngoài đường mời mọi người vào ăn. Không còn cách nào khác, anh Long đành lên Facebook kêu gọi người dân.
Anh Long cho biết tất cả những thành viên trong nhà ăn Nhất Tâm đều ăn chay trường với quan niệm "Tâm thanh tịnh thì mới gieo được duyên lành".
Quán ăn cũng được duy trì dựa trên sự đóng góp, xây dựng của mọi người.
Người ủng hộ nước rửa chén, người ủng hộ dầu ăn, người góp công,...vậy là hình thành nên nhà ăn.
Được biết, nhà ăn 0 đồng Nhất Tâm hiện có 12 cơ sở ở #TPHCM, #Đà_Lạt, #BàRịa_VũngTàu  #Tiền_Giang
Quán được mở vào buổi trưa từ thứ hai đến thứ sáu.
Không chỉ là nơi giúp người dân no bụng, bớt chút gánh nặng cơm áo gạo tiền mà mọi thành viên trong nhà ăn còn tạo nên một tập thể gần gũi như gia đình, xóa nhòa khoảng cách bằng những lời trò chuyện thân tình, bữa ăn cũng vì thế mà ấm cúng hơn.

Hỏi chụy đi chụy trả lời vấn đề này giùm cho nè!
Nếu mục đích của mình là để lan tỏa hành động ăn chay ra cho cộng đồng thì đó là điều tốt, cảm thấy phù hợp với mình thì cứ bám theo mà làm, như những chiến sĩ kiên trinh kiên quyết bám lô cốt đến hơi thở cuối cùng hihihi.

Ài, nhưng mà đứng ở góc độ người nhận thì có vấn đề là:
-Có khi hành động cho của mình lại kích phát lòng tham của người khác. Ai cũng có lòng tham, khi không bị quản chế thì lòng tham của ai cũng bị kích phát. Thời Phật còn tại thế có giới luật là các vị tỳ kheo không được ở gần nơi có vàng bạc châu báu, khi bước vào một nơi có những vật này thì bước ra ngoài ngay lập tức. Chỉ vài giây chần chừ là lòng tham được kích phát liền. Thời Phật còn tại thế còn như thế chứ đừng nói gì đến thời nay.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu thấm thía: Thăng gạo ân, đấu gạo thù. Cho vừa phải thì là ân, cho nhiều hơn thì lòng tham kích phát, người ta đòi hỏi nhiều hơn, mình không đáp ứng được thì thành kẻ thù liền chứ gì.
Cho sao để không kích phát lòng tham của người nhận là một điều vô cùng khó, không phải ai cũng làm được. Chỉ có các bậc Thánh mới làm dược thôi. Nếu mình không phải Thánh thì mình cố gắng trong mức có thể. Khi bị người ta thù thì mình biết mình chơi thua rồi, thay vì tức giận rồi ỉu xìu như bánh bao chiều thì mình chơi lại thôi.

- Ngoài ra, đâu phải vì người ta nghèo mà mình có quyền được tước đoạt quyền ăn thịt của họ. Đâu phải ai cũng ăn chay được đâu mọi người. Ví dụ kiếp trước tôi là con bò nên kiếp này tôi rất thích ăn cỏ à nhầm ăn rau, ăn hoài không ngán. Nhưng có người kiếp trước là động vật săn mồi toàn ăn thịt, nên kiếp này không có thịt là họ sống không nổi. Cho nên dù kiểu gì thì trong bữa ăn phải có một ít thịt mới được. Có khi mình là bò ăn cỏ quen rồi, mình thấy cỏ thơm ngon ngọt như vậy mà chúng nó không ăn thì đúng là đồ ngốc nên mình làm mọi cách để dụ chúng nó ăn cỏ như mình. Một con cọp sắp chết vì đói mà mình cho nó bó cỏ giúp nó kéo dài hơi tàn thì nó mang ơn mình vô cùng nhưng khi nó hơi có lại sức mà mình lại cứ đút cỏ cho nó ăn thì nó nhào lên thịt mình luôn đó. Cho cọp ăn cỏ thì đúng là hành động của kẻ ngốc hihihi. Nhưng mà mình hay lấy mình làm chuẩn, hễ mình thấy nó ngon thì người khác cũng phải thấy ngon giống vậy, nếu không thì họ đúng là cái đồ nghiệp nặng, cái đồ không biết tu, cái đồ tham ăn, cái đồ thịt mỡ,…..vân vân đủ thứ.
Ai kiếp trước là động vật ăn cỏ thì kiếp này ăn chay dễ dàng vô cùng, còn ai lúc trước là động vật ăn thịt thì họ phải ăn thịt mới sống nổi chớ. Cho nên việc ăn cỏ hay ăn thịt đâu có nghĩa là tu hay tu dở đâu mọi người. Một số chùa Nam tông mà tôi từng ở họ có hai chế độ ăn nha, ăn chay và ăn thịt, ai muốn ăn gì thì ăn, hổng có kiểu ép cọp ăn cỏ đâu nha! Cho nên có khi mình làm từ thiện mình đi bố thí cái mình lấy mình làm chuẩn rồi mình quy người khác cũng phải y như mình mà chả quan tâm đến việc điều ấy có hợp với họ hay không. Bởi có nhiều khi tôi ngạc nhiên hết sức. Vì sao cứ quán cơm từ thiện là phải cơm chay mới được. Vậy có khác gì người nghèo bị tước đoạt mất quyền lựa chọn điều phù hợp với mình!!! 

1 nhận xét:

  1. Vô minh mừ! Nhị nguyên mừ! Nhân quả đang vận hành chưa có hồi kết...hahaha...

    Trả lờiXóa