Ví dụ, con mèo săn con chuột thì săn chuột là chân lý của con mèo. Còn
chân lý của con chuột là làm sao để chạy thoát khỏi con mèo. Đứng ở góc độ nào
thì có chân lý ở góc độ nấy. Khi nào chuyển góc độ khác thì chân lý sẽ thay
đổi. Đó là lý do mà chân lý trong Nhị Nguyên là chân lý tương đối.
Vì vậy trong Nhị Nguyên có rất nhiều chân lý. Chỉ khi nào thấy rõ chỗ
đứng của người ôm chân lý ấy thì mới có thể tôn trọng chân lý của họ. Bằng
không sẽ dẫn đến tranh cãi triền miên về việc cái gì là đúng, cái gì là sai,
cái gì là trái, cái gì là phải, cái gì là chánh, cái gì là tà,……
Do vậy mà cổ đức có câu: Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết mới
sống. Biết ở đây không có nghĩa là gió chiều nào thì theo chiều nấy mà biết ở
đây có nghĩa là đặc mình và chỗ đứng của người để tôn trọng chân lý của họ. Còn
cố ép người phải đứng vào chỗ của mình để tôn trọng chân lý của mình thì điều đó
sẽ dẫn đến chiến tranh và hận thù.
Tất cả đều đúng với chính nó phải không chị..
Trả lờiXóa