Khi không quán thân trên thân, nghĩa là vừa tập vừa thiền thì
cơ thể rất dễ bị chấn thương. Điều này vẫn xảy ra với người tập yoga lâu năm. Cho
nên thường khi tập cần phải có giáo viên hướng dẫn để cho mình biết những cử
động nào mình có thể làm, những cử động nào mình không được phép làm, hoặc khi
mình bị bệnh gì đó thì có những động tác mà nếu tập có thể làm bệnh thêm nặng.
Nhưng khi vừa tập yoga vừa quán thân trên thân thì không cần
giáo viên hướng dẫn, mình có thể tự quán sát cơ thể. Quán sát như thế nào:
Đó là quán sát độ dẻo của cơ thể, quán sát xem cơ thể mình có
thể cong được bao nhiêu độ, khi đến độ cong vừa sức chịu đựng của cơ thể thì
dừng lại, nếu muốn cong hơn thì cần phải có thời gian cho cơ thể thích ứng. Nếu
vừa tập vừa thiền mình quán sát được hết đó mọi người, không cần giáo viên
hướng dẫn.
Ngoài ra khi vừa tập vừa thiền, mình biết được động tác nào
nên tập động tác nào không nên tập đối với cơ thể mình, khi kéo căng cơ thì cơ
căng đến mức nào là vừa, để tránh bị tổn thương.
Ngoài ra khi vừa tập vừa thiền thì mình tự sáng tạo ra những
động tác yoga phù hợp với thể trạng của cơ thể mình luôn đó mọi người. Giáo
viên không thể biết cơ thể mình rõ hơn mình đâu. Cho nên tập trong sự tỉnh giác
cao độ thì mình tự biết được hết.
Túm lại tập yoga là cách quán thân trên thân tuyệt vời. Vì
chỉ cần mình mất chánh niệm thì cơ thể mình bị tổn thương. Và các động tác yoga
rất chậm chạp và từ tốn, cho nên cực kì thích hợp cho thiền quán thân trên
thân.
Khi vừa tập yoga vừa quán thân trên thân thì từ trong ra
ngoài có sự tĩnh lặng và trang nghiêm, sảng khoái và khỏe khoắn. Nghĩa là mỗi
sáng bắt đầu ngày mới bằng cách thiền quán thân trên thân với các động tác yoga
thì đầy đủ năng lượng cho cả ngày luôn, không cần phải nghỉ ngơi buổi trưa.
Một lời khuyên cực hữu ích với ai muốn thực hành yoga mà không có thầy bên cạnh. Chị chia sẻ nên em ngộ ra việc quán thân và giữ chánh niệm trong yoga là thế nào.
Trả lờiXóaTập yoga mà không lắng nghe cơ thể là rất nguy hiểm.