Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Cái mình thấy ở người chính là cái nằm trong vô thức.

 Cho nên đối cảnh là một cách quán sát vô thức.

 Ví dụ: cùng một bài viết hay một câu nói hay một bức ảnh,…., mỗi người lại có phản ứng khác nhau. Người thì khen, người thì chê, người thì chửi rủa, người thì tán thán, người thì mỉm cười, người thì nhăn nhó,………..Vì sao?

 Vì vô thức mỗi người khác nhau nên sự biểu hiện là khác nhau. Ví dụ câu nói/bài đăng là sự biểu hiện vô thức của người nói A nên nó là A’. Khi người B đọc thì nó thành B’ do người B không dùng vô thức của A để đọc mà dùng vô thức của chính mình để đọc, cho nên nó thành B’ Người C đọc thì thành C’. Người D đọc thì thành D’. Nếu B và D có vô thức tương tợ nhau thì họ trở thành “đồng bọn” của nhau. Tự cho cái vô thức của mình là chân lý và cùng nhau chỉ trích người không có cùng vô thức với mình.

 Tôi viết đến đây tôi thấy mắc cười quá ha ha ha ha ha. Chúng ta giống như những con rối trong bàn tay biểu diễn của vô thức.

 Làm sao để không trở thành con rối của vô thức nữa?

Khi đọc bài viết của A thì hòa vào A và dùng vô thức của A để quán sát bài viết ấy. Khi đọc bài viết của B thì hòa vào B và dùng vô thức của B để mà đọc bài viết ấy.

 Không phải ai cũng làm được điều này. Chính vì vậy mà có tranh luận và cãi vả.

1 nhận xét:

  1. Bài viết thật thật hay. Nhưng sao lại đăng vào 00:34 chị nhỉ!

    Trả lờiXóa