Người nào tu theo hạnh bồ tát ly dục thì hãy tự mà quán sát lại tâm mình.
Khi mình khởi tâm theo hạnh bồ tát ly dục thì sẽ được thiện tri thức giúp
đỡ. Họ giúp mình tháo gỡ những chướng ngại trong tâm mà nếu không có họ thì
mình không thể nhận diện ra mà luôn ảo tưởng rằng mình đã ly dục. Sự giúp đỡ
thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Không hiểu điều này sẽ tự gán cho đó
là chướng duyên hay chướng ngại. Người thật tu đạo giác ngộ giải thoát không có
chướng duyên hay chướng ngại chỉ có thuận duyên và thiện tri thức. Tất cả mọi
tình huống mọi sự việc xảy đến với mình đều là những bài học vô giá đẩy mình
nhanh tiến trên con đường giác ngộ giải thoát. Khi xem những cái này là chướng
ngại thì ắt là tâm mình có chướng ngại.
Ví dụ, khi phát nguyện tu theo hạnh bồ tát ly dục thì sẽ gặp vô số chuyện
tình ái từ trên trời rơi xuống. Phản ứng thông thường là chống cự, lui vào im
lặng. Im lặng chưa chắc đã Ly, mà Nói ra chưa chắc đã Vướng. Cho nên dù chọn Im
hay chọn Nói thì điều ấy cũng chẳng quan trọng. Im hay Nói chẳng qua chỉ là
phương tiện cho mình tự quán sát chính mình. Thái độ của mình đối với việc mới
là cái quyết định. Thái độ mở trói hay thái độ ràng buộc. Nói chưa chắc đã là
trói mà Im chưa chắc đã là mở. Nói hay im thì chỉ có mình mới tự biết.
Nên biết khi tu đạo giải thoát cái mà mình quyết định làm, đó là nói hay
im nó thuộc về bề nổi hay còn gọi là mặt ý thức. Cái bề sâu vô thức mới là đáng
sợ. Đọc được bề sâu vô thức thì mới có cơ may mà giác ngộ mới có cơ may mà giải
thoát. Ý thức nằm trên ngôn ngữ có lời (ngôn ngữ có lời không chỉ là Nói) và vô
thức nằm ở ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ không lời không có nghĩa là im lặng.)
Do vậy các bồ tát tu theo hạnh ly dục tự quán sát cái vô thức của mình để
mà chọn phương tiện nói hay im nhằm cởi trói cho chính mình. Im lặng chưa chắc
đã thoát đâu nhé!
Cám ơn và ngưỡng mộ người viết thật nhiều!!!
Trả lờiXóa