Đáp: Diệt không có nghĩa là triệt tiêu, không còn, mà diệt
nghĩa là không bị điều khiển nữa. Người không còn bị Tham Sân Si điều khiển nữa
thì người ấy được cho là đã diệt được Tham Sân Si.
Tham Sân Si là tất yếu và Tham Sân Si đi cùng thân ngũ uẩn.
Hễ còn thân ngũ uẩn là còn Tham Sân Si. Người mê thì bị Tham Sân Si điều khiển.
Người tỉnh thì không còn bị Tham Sân Si điều khiển nữa. Ấy là sự khác biệt cơ
bản giữa người tỉnh và người mê. Đó là lý do có câu nói tỉnh và mê như hai mặt
của một bàn tay, lúc mặt này lúc mặt kia. Trong cùng một ngày, chúng ta có rất
nhiều lúc tỉnh và cũng có rất nhiều lúc mê, có rất nhiều lúc ở trong Niết Bàn
và rất nhiều lúc ở trong địa ngục.
Túm lại Tham Sân Si là Tham Sân Si không liên quan đến mình
thì hà cớ gì mình lại tìm mọi cách để diệt.
Khi khởi ý DIỆT/TRIỆT TIÊU thì bản thân khởi ý ấy là một biểu
hiện của SÂN. Cho nên càng diệt thì càng dính chặt là vậy đó. Giống như muốn
rửa tay thì phải dùng nước sạch mà rửa, dùng nước dơ thì có rửa mãi tay cũng
chẳng sạch. Khởi ý diệt/triệt tiêu chính là nước dơ cho nên càng diệt thì càng
dính.
TỈNH: Không bị Tham Sân Si điều khiển.
MÊ: Bị Tham Sân Si điều khiển.
Cách Thức: NHẬN DIỆN đâu là Tham, đâu là Sân, đâu Si. Chỉ cần
nhận diện được chúng thì không bị chúng điều khiển nữa.
Now. 1h5'pm. Tui vừa say, vừa si, vừa tỉnh. Không biết vì cái gì. Thấy O đăng bài lúc 01:05 tui rất thích. Những luận giải của O thì tui Ok. Nhưng trẻ thì thích bánh kẹo, đồ chơi....; phụ nữ thì thích áo quần thời trang, mỹ phẩm...; các ông thì xe gộ máy móc, bóng đá, cà phê, công kỹ nghệ....Chẳng mấy ai thích hay đã từng cầm viên Kim cương..Chứ nói gì là sở hữu. Tui chưa đoạn trừ được tham sân si, nói gì đoạn diệt...Tui nhận diện được Chúng mà vẫn bị lôi đi tới bi giờ !!!! Cầu mong gặp TTT hay Linh Sơn pháp lữ, để khỏi chờ kiếp kiếp sau***
Trả lờiXóaĐề tài này là rất quan trọng. Bài viết trên đây cũng là sản phẩm của một bậc thầy đã đạt minh hạnh túc...Tuy nhiên tui muốn nêu thêm ý kiến về quá trình vô thường của tham sân si: thế nào là đoạn giảm, đoạn trừ, đoạn diệt và đoạn tận. Nó cũng biểu hiện tầng bậc của ngươi tu !!!
Trả lờiXóaNgay đoạn kết mà có đến 2,5 lần từ nhận diện!!! Thật là gói gọn. Thật là cám ơn!!!
Trả lờiXóaTham sân si!!! Tham! Sân! Si! Nhận diện...nhận diện...nhận diện...Mọi lúc, mọi nơi và mãi mãi.
Trả lờiXóaĐối với bồ tát bất thối thì tham sân si bao nhiêu thì giới định tuệ, bi trí dũng bấy nhiêu hè !
Trả lờiXóa