Câu hỏi và câu trả lời được đăng ở trang Sức Khỏe Đời Sống.
Dưới đây là phần copy lại:
Hỏi: Xin cho biết tại sao ăn chay lại chọn ngày đầu tháng hoặc giữa tháng? Về
khoa học thì ăn chay có lợi cho sức khỏe như thế nào?
(Trần Vĩnh Hùng - TP.HCM)
Trả lời: Ngày nay, việc ăn chay
trở nên phổ biến không chỉ dành cho phật tử mà còn lan ra những người ăn kiêng
khắp nơi trên thế giới, mục đích là giữ gìn sức khỏe.
Ngày được chọn ăn chay phổ
biến nhất là ngày đầu tháng (mùng một) và ngày trăng tròn (rằm) hàng tháng của
cả phật giáo Nam truyền lẫn Bắc truyền, tuy nhiên chư Tăng Đại thừa còn chọn
ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 để ăn chay tùy theo sự phát tâm của
mỗi người, khuyến khích càng nhiều ngày càng tốt. Tại sao lại chọn hai ngày phổ
biến là mùng một và rằm thì Phật giáo cho rằng vì đây là ngày dễ ghi nhớ để tụ
họp chư tăng nghe thuyết giảng. Ngoài ra còn giải thích do quy luật của vũ trụ.
Mục đích của ăn chay trong phật giáo nhằm khuyến khích con người không sát
sinh, sống thiện, tinh thần được
giải phóng.
Về mặt y học, nhiều chuyên gia cho rằng không
phải vô tình mà ngày mùng một và rằm được chọn làm ngày ăn chay. Người xưa cũng rất tinh tế, ăn chay
truyền thống là dùng rau quả, không dùng thịt động vật. Ai cũng biết chế độ ăn
chay giúp cho cơ thể cân bằng được axít/base, cơ thể hoạt động luôn có xu hướng
tạo ra axít, khi cơ thể bị nhiễm axít (toan) nặng thì các cơ quan hoạt động trì
trệ. Ăn nhiều thịt sẽ chuyển hóa ra nhiều axít, cơ thể sẽ bị toan hóa. Ngược
lại ăn chay sẽ tạo ra sự kiềm hóa nội mô. Các nhà khoa học cũng xác định nhiều
hệ thống bị trục trặc khi toan hóa, trong đó có hệ thần kinh, con người trở nên
nóng tính, bốc đồng, không kiềm chế dẫn đến hành vi hung bạo.
Theo vật lý học thì ngày mùng một và rằm là lúc
mặt trời, mặt trăng, trái đất thẳng hàng. Thời điểm này lực hút của mặt trăng
với trái đất mạnh nhất, biểu hiện qua thủy triều cao nhất. Cấu tạo cơ thể con
người với hơn 70% là nước, nên các tế bào cũng chịu một lực hút của mặt trăng
trong những ngày này nhiều hơn, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động
của hệ thống tuần hoàn bị thay đổi. Lực hút này làm cho hoạt động của cơ thể bị
rối loạn, nhất là hoạt động của hệ thần kinh.
Bs.CkII. Đặng Minh Trí
Theo thiển cận, là chỉ có 2 ngày trăng tròn và trăng méo. Những ngày này Chư thiên (hay Deva, tiếng anh Divines) họ hay đến.
Trả lờiXóaK những rằm và m1. Mà những ngày nửa mỗi nữa tháng (tức sau m1 7 bữa, hay sau trăng tròn 7 bữa thì nên ăn: do đó ngày M8 và ngày M23 là ăn á) các nước Nam truyền thường họ k ăn chay vào ngày này nhưng những ngày này quan trọng họ hay kiêng. Nếu ăn đc thì k có gì xấu, nếu k muốn nói bữa đó làm mới cơ thể.
Ấn, Bangladesh, Miến Cam Thái họ k có M16 đến M30 như lịch Tàu, họ chỉ có 15 ngày âm, hết ngày M15 họ quay lại M1 mới tức ngày đó mình gọi M16 âm.
Thỉnh thoảng ngày Rằm, nhưng họ chưa phải rằm mà đợi 1 bữa sau. Thấy lạ, tôi check GG thì hôm đó đúng Fullmoon waxing 100%. Còn VN mình ngày rằm trăng chưa đạt đỉnh chu kỳ chỉ 99.8%. Như hôm Trung thu.