"Một
hôm, một đệ tử ngoại đạo đến yết kiến đức Phật. Phật hỏi:
- Thầy ngươi dạy gì?
- Bạch Thế Tôn, thầy con dạy biết.
- Thầy ngươi biết như thế nào?
- Dạ, biết liên tục ngày đêm.
Rồi người đệ tử ngoại đạo lại hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn, Ngài dạy gì?
- Như Lai dạy biết.
- Ngài biết như thế nào?- Như Lai khi nào cần biết thì biết, khi nào không cần biết thì thôi.
- Thầy ngươi dạy gì?
- Bạch Thế Tôn, thầy con dạy biết.
- Thầy ngươi biết như thế nào?
- Dạ, biết liên tục ngày đêm.
Rồi người đệ tử ngoại đạo lại hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn, Ngài dạy gì?
- Như Lai dạy biết.
- Ngài biết như thế nào?- Như Lai khi nào cần biết thì biết, khi nào không cần biết thì thôi.
Cái
biết của vị Đạo Sư ngoại đạo ấy dù miên mật đến đâu vẫn là cái biết của bản
ngã, thời gian và ý niệm, nên tuy không gián đoạn nhưng nhìn kỹ chỉ là cố gắng
nối dài thời gian trong nỗi sợ hãi, bất an. Còn tánh biết thể hiện nơi đức Phật
là tùy duyên thuận pháp mà ứng hiện, thoạt có thoạt không, dường như không có
nhưng khi cần động dụng thì liền có, đó mới thật sự là miên mật mà không cần
lưu giữ niệm niệm kế tục bất đoạn làm gì. Cái biết hữu ngã có sinh diệt nên mới
muốn được thường hằng, còn tánh biết vô ngã không sinh không diệt nên cũng
không thường không đoạn."
Xem nguồn bài viết ở đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét