"Câu
hỏi:
Kính thầy! Kính xin thầy giải thích cho con hiểu thực nghĩa của cụm từ: NHƯ LÝ TÁC Ý.
Thực ra có người hỏi con, con giải thích nhưng họ bảo có người giải thích khác nên con kính nhờ Thầy giúp con để bạn con tham khảo và hành trì cho "ĐÚNG". Con xin cảm ơn Thầy.
Kính thầy! Kính xin thầy giải thích cho con hiểu thực nghĩa của cụm từ: NHƯ LÝ TÁC Ý.
Thực ra có người hỏi con, con giải thích nhưng họ bảo có người giải thích khác nên con kính nhờ Thầy giúp con để bạn con tham khảo và hành trì cho "ĐÚNG". Con xin cảm ơn Thầy.
Trả
lời:
Đừng cố tìm một định nghĩa trên ngôn từ về tác ý là gì mà phải thấy ra hành trạng của nó như thế nào. Như lý (yoniso) là đúng với thực tánh của đối tượng, tức đúng với đối tượng như nó đang là; phi như lý (ayoniso) là không đúng với thực tánh của đối tượng, vì cho nó là, buộc nó phải là hoặc mong nó sẽ là một cách chủ quan không trung thực. Tác ý (manasikàra) là hướng khởi tâm. Hướng tâm khởi lên trên đối tượng như nó đang là tức như lý tác ý, hướng tâm chủ quan trên đối tượng theo quan niệm của mình tức phi như lý tác ý. Ví dụ khi sân con thấy sân sinh diệt như nó đang là tức con khởi tâm thấy đối tượng đúng với thực tánh của nó, đó là tâm khởi với như lý tác ý. Khi tâm khởi với hướng đúng như vậy thì con thấy sân tự sinh tự diệt. Nhưng nếu con có thái độ chủ quan chống đối lại sân như nghĩ "sân là sai, cấm không được sân, hoặc mong sân sẽ chấm dứt ngay..." tức con không thấy được thực tánh của sân như nó đang là, đó chính là phi như lý tác ý. Khi khởi tâm với hướng chủ quan sai lệch - hữu vi, hữu ngã - thì sân bị dồn nén sẽ bùng lên mạnh hơn về sau. Vậy vấn đề không phải là có diệt được sân theo ý mình hay không, mà là có thấy ra thái độ đối với thực tánh sinh diệt của sân như thế nào, hữu vi hữu ngã hay vô vi vô ngã. Như lý hay không như lý là nơi thái độ đối với đối tượng chứ không phải nơi đối tượng ấy."
Đừng cố tìm một định nghĩa trên ngôn từ về tác ý là gì mà phải thấy ra hành trạng của nó như thế nào. Như lý (yoniso) là đúng với thực tánh của đối tượng, tức đúng với đối tượng như nó đang là; phi như lý (ayoniso) là không đúng với thực tánh của đối tượng, vì cho nó là, buộc nó phải là hoặc mong nó sẽ là một cách chủ quan không trung thực. Tác ý (manasikàra) là hướng khởi tâm. Hướng tâm khởi lên trên đối tượng như nó đang là tức như lý tác ý, hướng tâm chủ quan trên đối tượng theo quan niệm của mình tức phi như lý tác ý. Ví dụ khi sân con thấy sân sinh diệt như nó đang là tức con khởi tâm thấy đối tượng đúng với thực tánh của nó, đó là tâm khởi với như lý tác ý. Khi tâm khởi với hướng đúng như vậy thì con thấy sân tự sinh tự diệt. Nhưng nếu con có thái độ chủ quan chống đối lại sân như nghĩ "sân là sai, cấm không được sân, hoặc mong sân sẽ chấm dứt ngay..." tức con không thấy được thực tánh của sân như nó đang là, đó chính là phi như lý tác ý. Khi khởi tâm với hướng chủ quan sai lệch - hữu vi, hữu ngã - thì sân bị dồn nén sẽ bùng lên mạnh hơn về sau. Vậy vấn đề không phải là có diệt được sân theo ý mình hay không, mà là có thấy ra thái độ đối với thực tánh sinh diệt của sân như thế nào, hữu vi hữu ngã hay vô vi vô ngã. Như lý hay không như lý là nơi thái độ đối với đối tượng chứ không phải nơi đối tượng ấy."
Hỏi
- Đáp Thiền - Thầy Viên Minh.
Xem nguồn ở đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét