Không ai có thể
hình dung ra được
Phật chỉ dạy giản
đơn như chẳng có gì để dạy.
>>
Một người muốn tu gặp Phật, Phật
nhìn quán xét căn cơ rồi hỏi vài ba câu
- Các Ông có biết, có thân này là có đủ thứ khổ
không ?
Thông thường ai cũng rõ biết như vậy Phật hỏi tiếp
- Vậy các ông có biết vì sao mà có khổ phiến như vậy
không ?
Điều này không ai biết, Phật giảng nói tiếp:
- Các Ông có thân nên có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân
( Sắc uẩn )
Chạm với cảnh vật ở bên ngòai (Sắc, thinh, hương, vị,
xúc)
Từ đó phát sanh ra ưa thích, tự cảm thọ như thế (
Thọ uẩn )
Sanh ra suy tưởng đến mọi việc xưa nay ( Tưởng uẩn
)
Sau khi chọn lọc rồi đưa ra một ý phải làm ( Hành uẩn
)
Tất cả mọi thứ được nhận biết lưu giữ lại trong
thân tâm như thế ( Thức uẩn )
Chỉ vì mê đắm những cái như vậy nên liên tục phát ý
chạy đuổi theo tâm, theo cảnh, theo vật, sanh ra mê muội nên phải luân hồi sanh
tử mà chịu khổ đau phiền não. ( là do sắc, thọ, tưởng, hành, thức còn gọi là
ngũ uẩn )
Phật giảng nói tiếp ;
Nay ta chỉ cho phưong thức tọa thiền diệt các căn
duyên khiến phải luân hồi sanh tử là tự giải thóat.
Nào phải chuyện gì cao xa mà không làm được, ta làm
được, các Alahán ở đây làm được thì các ông cũng làm được thôi.
( diệt sắc, thọ, tuởng, hành, thức hay còn gọi Ngũ
uẩn giai không )
Mỗi người tự chọn một gốc cây để tọa thiền rốt ráo
đạt vị quả .. tất cả lặng lẽ hành trì như vậy, không ồn ào luận bàn hay tranh
luận gì cà
Người sáng biết quyết tâm thì nhanh chóng đạt quả
Alahán như Phật Người u tối thì cũng theo tăng đòan mà tiến tu cho tới đắc quả
Alahán.
Bạn đã biết Phật Thích Ca khai mở chỉ dạy đạo pháp
trong một hòan cảnh, một thời điểm hết sức khó khăn cho Ngài.
Vì sao vậy ?
Vì khi thành đạo Ngài biết rõ cách Ngài đạt thành
là do tự lực tu tập mà thành tựu, Ngài không phải là người từ trên trời xuống
đây.
Ngài tự xác định điều đó rất nhiều lần, nên Ngài từ
chối trả lời các câu hỏi ở trên trời không thấy biết, không giảng nói gì về các
điều đó.
Các đạo giáo khác thì khác hẳn, luôn ca tụng người
họ tôn thờ là từ trên trời sai xuống, hay từ trên trời xuống đây để chỉ dạy cho
dân chúng.
Mặc dù không ai biết gì về đấng tối cao họ tôn thờ
cả, nhưng vẫn tin rằng người trên trới xuống mới là cao cả đáng dâng cúng phụng
thờ.
Khi tu theo các đạo giáo thờ cúng Thần linh như vậy,
thì rất dễ dàng tu tập, chỉ mang lễ vật đến nơi thờ cúng dâng lên lễ lạy là đủ
cho ơn trên ghi công, ghi tên họ trên trời rồi, chết là được về trời, ai thành
tâm lễ lạy, dâng cúng nhiều lễ vật quí báu thì được nhiều ân sủng, chết rồi về
trời thì được phẩm vị cao hơn người khác.
Phật Thích Ca chỉ dạy thì ngược hẳn lại, không lễ lạy
dâng cúng cho một ai cả, tu là tự mình tự lực cải sửa tâm tánh, bỏ tham, sân,
si, thu thúc thân căn cốt cho thân an, tâm an, cho phiền não rơi rụng, sống
đúng nghĩa một con người Chân thật, hiền hòa, nhân hậu và từ ái với cả muôn
lòai.
Khi có căn bản, thân tâm an tịnh rồi, muốn giải
thóat khỏi luân hồi sanh tử, là muốn cắt đứt hẳn khổ đau phiền lụy của kiếp sống
con người, có quyết tâm như vậy thì mới được chỉ dạy cho phương cách thực hành
tu rốt ráo đạt 4 quả vị Thánh, sau rốt là đắc quả Alahán, y như Phật đã chứng đắc
vậy, là chung cuộc.
Các đạo giáo khác thì có chùa chiền, kinh sách, văn
thơ, ca kệ, tụng đọc, có hình tựợng thần linh để thờ cúng lễ lạy, nhang đèn, lễ
bái dâng cúng thì trống chiên ầm ĩ cho thêm phần uy nghi.
Tăng đòan Phật thì khác hẳn, sáng lặng lẽ đi khất
thực xin ăn, trưa về rừng cây yên lặng nghỉ ngơi và tọa thiền, ai cũng thu thúc
thân căn, đi cũng đi từng bước một chậm nhẹ, không khua động cả cỏ cây.
Nhiều lúc tăng đòan lên đến cả ngàn người nhưng
luôn giữ sự yên lặng không khua động y như chỗ chẳng có người.
Cái đặc biệt này xưa nay chưa từng có trong một
giáo phái nào, độ thanh tịnh, từ việc ăn mặc đến ăn uống ngủ nghỉ đều đạm bạc,
sống thì ở ngòai trời rừng cây, mùa mưa gió thì tạm bợ trú chân những tịnh thất
hay tạm ngụ nơi chòi tranh, trại ngựa, chuồng trâu, nơi nào có thể tránh cho
qua cơn mưa gió là được.
Một kiếp sống khất sĩ không nhà, rời đây mai đó khắp
mọi nơi, giúp cho dân chúng không gặp khó khăn trong việc lo cúng dường vật thực
cho tăng đòan.
Ngày hôm sau là tăng đòan rời đi nơi khác, không ngủ
ở nơi nào hay ở gốc cây nào hai lần cả.
Một sinh họat như vậy trôi qua mọi nơi như gió thỏang
yên ả không người.
Cho đến ngày nay nhiều người cũng không thể nào
hình dung ra được cái sinh họat tu tập của Phật Thích Ca ngày xưa đã hình thành
như vậy.
Một việc lạ thường kỳ diệu nhất trong lịch sử nhân
lọai.
Không có một đòan thể nào một hai ngàn người mà trật
tự, yên ả lặng lờ như vậy được trong lịch sử lòai người.
Vua quan các xứ lân cận nghe đồn đại chuyện lạ kỳ
nên đi đến tận nơi, thấy khung cảnh uy nghi như vậy, có người tín tâm xin theo
tu học không quay về xứ của họ nữa.
Ngày nay người ta cứ tưởng Phật Thích Ca mỗi ngày
ngồi giữa tăng đòan hùng hồn như sư tử rống, giảng thuyết để cho mọi người đều
nghe, thật chẳng có điều đó.
Thỉnh thỏang đệ tử cột trụ của Phật đến thưa thỉnh
vài ba điều chưa rõ biết, Phật nói vài ba lời êm nhẹ, cho một bài kệ là quá lắm
rồi, vậy là họ tự truyền dạy cho nhau lời Phật nói đó, giúp cho không mất một
khỏang không gian, thời gian nào làm náo động tâm những người khác đang nghỉ
ngơi hay đang thiền định.
Pháp Phật dạy chỉ là pháp thực hành thiền rốt ráo,
chẳng cần nói một câu pháp lý nào cả.
Ai cũng nghĩ Phật dạy chắc trăm thứ pháp học vĩ đại,
thượng thừa, cái nào cũng vi diệu cũng vĩ đại lắm, nào ngờ việc Phật dạy lại giản
đơn như chẳng có gì để dạy cả, chỉ một pháp thực hành duy nhất vậy là đạt đạo
quả.
Vào được một vị quả đã là một thánh chúng rồi, bao
nhiêu vị thánh xung quanh Phật, tự dàn trải giúp cho đàn em đến sau lướt qua nhập
vào dòng thánh chúng thật êm nhẹ, yên ả, Phât chẳng phải nhọc lòng các việc nhỏ
như vậy.
Pháp thực hành thì trước sau như một, không có con
đường thứ hai nào khác nên chẳng có gì khó khăn hay nhầm lẫn mà phải nhờ đến Phật
giảng nói.
Ngày nay có muôn kinh vạn quyền, bao nhiêu thứ hạ
thừa, trung thừa, thượng thừa, bộ kinh sách nào sư tăng cũng ròng rã thuyết dạy
ngày 4 giờ cũng phải mất vài ba năm.
Phật Thích Ca cũng không cho đệ tử ghi chép lời giảng
nói - Thì có đâu chuyện Phật đặc tên cho Kinh này kinh nọ
Chuyện giảng nói Kinh như vậy hòan tòan không có ở
thời Phật Thích Ca.
Lần đầu tiên Phật chỉ dạy cho các đệ tử lớn của
Ngài cũng như Ngũ tổ chỉ dạy cho Lục tổ một hai canh giờ là chung cuộc, cứ y
như vậy mà tu tập, giản đơn thực hành như vậy thì có gì mà giảng mà thuyết như
ngày nay vậy.
Sau này vì chẳng có pháp hành, nên phải tạo ra pháp
lý hay gọi là giáo lý, dùng trí nghĩ suy rồi lý luận, suy ra tâm, suy ra tâm thức,
suy ra duy tâm, biện chứng .. làm sao cho hợp với lý giải thóat là được.
Thấy tâm giải thóat chưa được thì tiếp tục đưa ra
thuyết này đến thuyết nọ, dụng trí nghĩ suy, kiến giải mà lập ra giáo lý, cho vầy
là phải là không phải mà tranh cải, xỉa xói nhau.
Chẳng có cái nào thật cả thì làm sao có cái đúng để
không tranh cải.
Muôn kinh vạn quyển nảy sinh là như vậy.
Phật nói tứ diệu đế chỉ vài ba câu, thì nay gom góp
ra vài ba mươi cách giảng nói.
Phât chỉ dạy nhập tâm đạt quả vị chỉ trong một hai
canh giờ, thì nay thành một kho tàng vô tận kinh điển, mà kinh nào cũng ghi là
Phật thuyết.
Thật hiểu rồi thì thực hành thôi.
Phật dạy thực hành chứ không dạy nói.
Phật không chỉ dạy luận giải hay dạy làm ca kệ tán
thán công đức ai cả, chẳng lợi ích gì.
>>
Hong Thien Phap
Xem nguồn bài viết ở đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét