Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Những gì chúng ta có thể nhìn thấy đều là hiện tướng, không phải là cái thật.

Vì chúng ta không thể thấy cái thật nên phải dùng hiện tướng để mà đánh giá/phân loại/phân biệt, rồi từ đó ghim lại sự đánh giá ấy, nên hình thành bản ngã.
Thế nào là hiện tướng?
Ví dụ, thông qua báo chí tin tức, và cái mà chúng ta cho rằng mình thật sự thấy thì đối với chúng ta Hồi giáo gắn liền với man rợ và khủng bố, giết chóc và chiến tranh. Và chúng ta ghim luôn những điều ấy vào tâm thức. Khi gặp hay nghe nói về Hồi giáo thì từ tâm thức hiện lên sự man rợ, khủng bố, giết chóc, chiến tranh. Đó là cái tâm thức của chúng ta chứ chẳng liên can gì đến Hồi giáo cả. Vậy túm lại, Hồi giáo có man rợ, có khủng bố, có giết chóc, có chiến tranh không? Câu trả lời là CÓ. Hoàn toàn CÓ. Và câu hỏi là: Vậy chúng ta có man rợ, có khủng bố, có giết chóc, có chiến tranh không? Câu trả lời cũng là CÓ. Hoàn toàn CÓ. Vậy đâu là sự khác biệt? Sự khác biệt là có người thể hiện những cái nhân man rợ, khủng bố, giết chóc, chiến tranh ra cho chúng ta thấy, còn chúng ta thì chưa đủ duyên để thể hiện những cái nhân ấy nên chúng ta ém nó lại.
Một ví dụ khác là thông qua truyền thông, sách báo, và định kiến và cái mà chúng ta cho rằng mình thật sự thấy thì đối với chúng ta Phật giáo gắn liền với từ bi và bác ái, tha thứ và khoan dung. Đó là cái tâm thức của chúng ta chứ chẳng liên can gì đến Phật giáo cả. Vậy túm lại, Phật giáo có từ bi và bác ái, tha thứ và khoan dung không? Câu trả lời là CÓ. Hoàn toàn CÓ. Và câu hỏi là: Vậy Hồi giáo có từ bi và bác ái, tha thứ và khoan dung không? Câu trả lời cũng là CÓ. Hoàn toàn CÓ. Vậy đâu là sự khác biệt? Sự khác biệt là có người thể hiện những cái nhân từ bi và bác ái, tha thứ và khoan dung ra cho chúng ta thấy, còn chúng ta thì chưa đủ duyên để thấy những cái nhân ấy nơi những người Hồi giáo.
Đó là lý do mà khi chúng ta tiếp xúc với những người tự xưng là Phật tử, chúng ta hay bị thất vọng, vì sự hèn hạ, bỉ ổi, tiểu nhân, thủ đoạn,….Túm lại những tính cách được xem là bẩn thỉu được thể hiện ra. Và khi chúng ta tiếp xúc với những người Hồi giáo thật sự chúng ta dễ bị ngạc nhiên bởi sự trung thực, từ bi, bác ái, khoan dung, độ lượng,….Túm lại những tính cách được xem là cao quý được thể hiện ra.
Lý do cho sự thất vọng hay ngạc nhiên là định kiến hay còn gọi là cái ghim của chúng ta, chứ chẳng liên can gì đến tín đồ Phật giáo hay Hồi giáo cả. Tất cả các hạt giống tốt/xấu, thiện/ác thì ai cũng được trang bị đầy đủ, không thiếu thứ gì cả. Cho nên cái chúng ta nhìn thấy chính là sự phản ánh tâm thức của chính chúng ta. Chúng ta muốn thấy gì thì chúng ta sẽ thấy nấy. Cái được gọi là chúng ta muốn thấy gì chính là cái định kiến hay còn gọi là cái ghim của chúng ta. Cái ghim của ai thì tự lo quay về mà giải quyết, không liên can gì đến ngoại cảnh cả. Ngoại cảnh chính là tấm gương để cho những cái ghim ấy có cơ hội lộ diện ra mà thôi.
Ảnh: Internet

2 nhận xét:

  1. Người đọc có thể tham khảo, để học hỏi,để phê bình,để phản biện, để phản bác...Phản bác thì không thể hoan nghênh...Mà tui thì !!! hoan nghênh.

    Trả lờiXóa
  2. " Cái ghim của ai thì tự lo quay về mà giải quyết, không liên quan gì đến ngoại cảnh cả ". Câu này thiệt là quan trọng và hữu ích. Nếu ai cũng như tui, ghim câu này để thực hành, thì thế giới này tốt biết mấy. Cám ơn nguòi viết.

    Trả lờiXóa