Trên một diễn đàn ăn chay có người
đưa ra câu hỏi sau:
“Hôm trước giao hàng cho chị khách,
ông xã chị ấy cầm hộp lạc rang tỏi ớt này lên và phán:
- Ăn chay mà lại có tỏi?
Mình bảo anh ý là:
- Người ăn chay là người ăn các loại
cây cỏ để tránh sát sinh, tỏi là thực vật và còn là loại thảo dược chữa bệnh
rất tốt. Tỏi nặng mùi nên người đi chùa không muốn dùng vì sợ hôi. Thêm nữa,
người đi tu không dùng tỏi để hạn chế ham muốn sex. Người ăn chay mà không đi
chùa hoặc không đi tu thì tại sao phải kiêng tỏi?
Không biết suy nghĩ của em thế có
chuẩn không? Nhờ các chuyên gia ăn chay chỉ giáo với!!!”
Mọi người trả lời như sau:
·
Tỏi là kháng sinh tự nhiên tốt cho
sức khỏe
· Hành, hẹ, tỏi, kiệu, rau dấp cá thì đối với người tu hành nên tránh vì sẽ làm gia tăng sự dâm dục.
· Tỏi giúp tăng cường sức đề kháng và là kháng sinh tự nhiên. Người khoẻ thì cái gì chả ham!
Mình nghĩ ăn chay không vì tôn giáo thì ăn tỏi ko sao. Chồng mình theo đạo Phật, có nói rằng có 1 tích cho rằng tỏi là cây mọc lên từ đĩa thịt chó, nên người theo đạo Phật khi ăn chay mà kỹ thì nta ko ăn tỏi.
· Mình cũng ăn chay vì sức khỏe nên vẫn ăn tỏi ớt..
· Mình ăn chay chỉ vì thích ăn chay, nên cứ ăn các gia vị như tỏi, hành vô tư, và chúng thật sự rất ngon
· Hành tỏi hẹ gây nhiều ham muốn và tạo mùi cơ thể khó thanh tịnh nên người xuất gia không ăn.
· Hành, hẹ, tỏi, kiệu, rau dấp cá thì đối với người tu hành nên tránh vì sẽ làm gia tăng sự dâm dục.
· Tỏi giúp tăng cường sức đề kháng và là kháng sinh tự nhiên. Người khoẻ thì cái gì chả ham!
Mình nghĩ ăn chay không vì tôn giáo thì ăn tỏi ko sao. Chồng mình theo đạo Phật, có nói rằng có 1 tích cho rằng tỏi là cây mọc lên từ đĩa thịt chó, nên người theo đạo Phật khi ăn chay mà kỹ thì nta ko ăn tỏi.
· Mình cũng ăn chay vì sức khỏe nên vẫn ăn tỏi ớt..
· Mình ăn chay chỉ vì thích ăn chay, nên cứ ăn các gia vị như tỏi, hành vô tư, và chúng thật sự rất ngon
· Hành tỏi hẹ gây nhiều ham muốn và tạo mùi cơ thể khó thanh tịnh nên người xuất gia không ăn.
Có bạn còn cho đường link vào một bài
viết, trong đó có nói: "Điều này, người tu theo Mật giáo,
chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại nầy, sự trì chú
sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác.
Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách
tuyệt đối."
Lời bình của tôi về vấn đề này là
vầy:
Xứ Ấn độ ăn củ hành như ăn trái
cây, nấu cái gì họ cũng cho củ hành vào, cấm ăn củ hành thì có khi họ chẳng
biết nấu nướng ra làm sao luôn đó. Củ hành Ấn độ có vị ngọt ngọt nên họ hay ăn
sống giống như mình ăn sống cà chua chín đỏ hay ăn sống dưa leo vậy đó.
Nhưng mà cái giai đoạn tôi ở trong
khóa thiền ở trung tâm thiền Goenka, tự nhiên cơ thể nóng đổ lửa, mắt đổ ghèn
nặng, thậm chí chảy máu cam, ho như bị lao phổi. Tôi phải tự làm mát cơ thể
lại. Uống nước chanh không đường mỗi ngày. Tôi chỉ ăn được cơm trắng với rau củ
luộc. Ngoài ra không ăn uống thêm bất cứ món gì khác. Vậy là mắt không bị ghèn
và không bị ho nữa. Mà cứ hôm nào thèm thức ăn, tôi ăn chỉ một miếng thức ăn
nấu nướng có gia vị là mắt lại đổ ghèn và lại tiếp tục ho bể phổi. Thậm chí sau
khi ra khỏi khóa thiền, nguyên cả thời gian sau đó tôi cũng không thể đụng đến
gia vị được. Hễ đụng đến là cơ thể tôi bị nóng trở lại liền hà.
Hình như những người khác không có ai
bị giống tôi, tôi là người duy nhất bị nóng dữ dội như vậy thì phải. Tự nhiên
trong suốt khóa thiền và ngay cả thời gian sau đó, tôi buộc phải ăn thức ăn chế
biến đơn giản như ăn sống (trái cây) hoặc luộc chín (rau củ), không có một chút
gia vị gì cả, ăn cùng cơm trắng.
Cái này giống như cơ thể xổ ra những
uế trược nên không thể tiếp nhận trở lại được. Nếu cố ép thì sẽ xổ ra bằng
những đường khác như mắt đổ ghèn, ho dữ dội, đổ máu cam, người nóng phừng
phừng,…..
Túm lại, sau khi học xong khóa thiền
Goenka, cơ thể tôi thành ra tinh khiết luôn rồi.
Vài tháng sau khi ngưng thiền thì ăn
uống trở lại bình thường. Cơ thể không bị nóng sau khi ăn gia vị nữa. Vậy là
trở lại thành người phàm hehehehe.
Sau sự kiện ấy thì tôi hiểu luôn, vì
sao người tu không nên ăn gia vị. Cái này tự hiểu thông qua trải nghiệm thực tế
chứ hổng phải do kiêng cử hay bị buộc phải theo giới luật gì cả.
Tôi cũng thấy vậy. Ban đầu không ăn, sau ăn bthuong giờ thì có giai đoạn. Nhưng nếu k ăn đc cũng không sao. Khi nào thực chứng mình mới biết. Nếu lo sợ hư hỏng giới k trong sạch và có cơ hội bỏ thì đừng ăn.
Trả lờiXóa