Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Những gì chúng ta nói về người khác thật ra là đang tự nói chính mình.

Đây là việc rất khó chấp nhận vì ai cũng có xu hướng khen mình chê người, mình đúng người sai. Nhưng người thực sự tu đạo thì cần đối diện với nó. Vì ai cũng có xu hướng tự khen mình chê người nên phải dùng người để làm phương tiện để lộ diện những cái nhân tiêu cực ấy ra. Và thường mọi người không dám nghĩ tiêu cực về mình nên đẩy qua cho người. Cho nên mình nói người thế nào thì thật ra mình chính là thế nấy.

Người xưa đã nhận biết điều này nên họ có câu nói: Muốn biết một người thế nào thì hãy để họ nhận xét kẻ thù của họ.

Vì sao lại vậy?
Vì khi nhận xét kẻ thù, người mình thù óan nhất, bất đồng ý kiến nhất thì khi ấy các nhân tiêu cực nhất sẽ lộ diện ra hết.
Một người có nhiều nhân tích cực và các nhân tích cực hằng áp đảo nhân tiêu cực thì khi nói về kẻ thù hoặc người bất đồng ý kiến thì nhân tích cực vẫn luôn áp đảo.
Ngược lại một người có nhiều nhân tiêu cực và các nhân tiêu cực hằng áp đảo nhân tích cực thì khi nói về kẻ thù hay người bất đồng ý kiến thì họ thể hiện ra toàn là nhân tiêu cực.

Vì vậy, để biết chính mình là người có nhiều nhân tích cực hay nhân tiêu cực thì hãy tự quán sát chính mình khi thấy/nói/nghĩ về người khác, đặc biệt là người mình bất đồng ý kiến.


Lưu ý: việc người khác thể hiện những nhân tiêu cực khi nói về mình thì đó là nhân quả nghiệp báo của họ, không liên can gì đến mình cả. Cái duy nhất liên can đến mình là thái độ và phản ứng của mình với những lời nói ấy, đó là nhân quả nghiệp báo của chính mình.

Đó là lý do có sự so sánh một người có nhiều nhân tiêu cực y những xe chở rác vậy đó. Họ đi đến đâu thì nơi ấy bốc mùi, vì họ chỉ toàn là chứa rác, và họ xả rác ra xung quanh. Đối với những xe chở rác thì người xung quanh không cần lãng tránh họ vì có lãng tránh cũng chẳng được. Chỉ cần không mang rác do họ xả ra về nhà mình, rồi xả trở lại với những người xung quanh mình mà thôi. Đó là một câu chuyện kể về triết lý cuộc sống. Những người càng già dặn kinh nghiệm sống, càng trải nghiệm nhiều, càng va chạm nhiều thì càng dễ không mang rác thải về nhà.

2 nhận xét:

  1. Em thấy bài viết của chị thật hay. Nhất là phần lưu ý về THÁI ĐỘ và PHẢN ỨNG của mình.

    Trả lờiXóa
  2. Pháp âm, pháp vị, pháp hành này thấm đẫm đạo vị và đầy tình pháp lữ của người đi trước! Có ai đang tu hành mà đã từng phán xét nặng nề về người khác, và ngược lại, được người khác đối xử rất rất phi lý chửa! Toàn là những bài học trên bước đường Tây Du huyền thoại....

    Trả lờiXóa