Bài trước: Hỏi: Người chưa biết Phật Pháp, đời sống của họ có Bát Chánh Đạo không?
Vì Bát Chánh Đạo không nằm ở ngôn từ cho nên chỉ ai thật sự hành Bát Chánh Đạo mới biết được đó là gì.
Vì Bát Chánh Đạo không nằm ở ngôn từ cho nên chỉ ai thật sự hành Bát Chánh Đạo mới biết được đó là gì.
Thế nào là hành Bát
Chánh Đạo? Đó là thấy ra Bát Chánh Đạo trong từng suy nghĩ, lời nói và hành
động của chính mình.
Điều này là quá sức cho
những ai căn cơ chưa tới, cho nên trước hết chỉ cần học và hành từ “Chánh”
thôi.
Thế nào là Chánh?
Chánh nghĩa là giác ngộ
giải thoát. Thế nào là hành Chánh trong cuộc sống đời thường? Nghĩa là tất cả
những gì mình nói, làm, nghĩ đều dẫn mình đến giác ngộ giải thoát thì ấy chính
là Chánh.
Hằng thấy biết như vậy
thì tự động mọi suy nghĩ, thái độ, hành vi và lời nói của mình đều được thay
đổi và sửa đổi dần dần theo hướng ấy.
Rồi đến lúc nào đó tự
mình thấy ra Bát Chánh Đạo trong thân khẩu ý của chính mình. Khi nào đến bước
này thì mới có thể mở miệng mà thuyết giảng về Bát Chánh Đạo. Chưa đến mà nói
thì gọi là CƯỚC CĂN KHÔNG ĐIỂM ĐỊA, nghĩa là nói điều vượt sức, gọi là bị hổng
chân, nói cách khác là ảo tưởng/điên đảo tưởng. Dù mình có trích dẫn y chang
Tam Tạng kinh điển đi chăng nữa thì những gì mình nói cũng đều là điên đảo
tưởng mà thôi.
Đó là lý do các trường
thiền thường có những quy chế rất nghiêm ngặt nhằm giúp cho thiền sinh lúc nào
cũng cước căn điểm địa là vậy.
Lưu ý: Cước căn điểm địa nghĩa
là chân lúc nào cũng ở trên mặt đất.
Thế nào là chân lúc nào
cũng ở trên mặt đất?
· Đó là luôn biết mình
nói gì, luôn biết mình nghĩ gì, luôn biết mình làm gì. Hằng biết như vậy thì
gọi là cước căn điểm địa.
· Đó là đứng ở chỗ nào
chỉ nói ở chỗ nấy, không nói quá chỗ đứng của mình. Nói quá chỗ đứng thì bị
hổng chân. Hổng chân thì cước căn không điểm địa đó vậy. Còn gọi là ảo
tưởng/điên đảo tưởng.
Bài viết hay và sâu sắc lắm. Muốn xen vào mấy câu bổ sung mà tìm không ra. Tuy nhiên 4 câu cuối cùng là, có biết mình đứng chỗ nào đâu mà chỉ nói ở chỗ nấy. Đúng là phải cần cầu TTT chỉ bảo lắm lắm!
Trả lờiXóaCó hổng chân thì học được kinh kinh hoàng, bổ sung cho kinh điển và kinh nghiệm! O QD chắc học nhiều kinh vua lắm hè. Hihi
Trả lờiXóa