họ đều có tật bệnh riêng biệt. Cho nên, hễ pháp môn nào dùng để đối trị với các tật bệnh của họ làm cho họ hết bệnh thì đó là hạng nhất.
( HT. Tuyên Hoá -Đại thừa)
>>>> Muốn qua sông thì phải bỏ bè này rồi nhảy qua bè khác là thế đó. Ôm mãi một cái bè thì có mà chết chìm. Mỗi người có nhiều bệnh, và trong mỗi giai đoạn cần có 1 loại thuốc đặc trị khác nhau. Trị xong rồi thì phải bỏ để mà lấy thuốc đặc trị khác mà trị bệnh khác. Ôm mãi một liều thuốc thì chỉ hết được bệnh đó và chúng ta sẽ........ chết vì bệnh khác.
Do đó, không nên bám chấp vào một pháp môn và vào một vị thầy. Cách tu đúng đắn nhất là không có một pháp môn nào cả - nghĩa là cái gì cũng có thể trở thành pháp môn của mình trong 1 lúc nào đó. Và cách tu đúng đắn nhất là không có một vị thầy nào cả - bởi vì ai/ cái gì cũng có thể trở thành thầy mình. Khi bám chắc vào một pháp môn và một vị thầy thì chúng ta sẽ bị mắc kẹt với pháp môn và vị thầy ấy.
Ngay cả Phật còn chưa bao giờ tự nhận là thầy của ai cả. Phật chỉ khai thị, chúng ta phải tự đi. Trong khi đi đường, thấy cái gì hợp thì dùng làm phương tiện, qua đoạn đó rồi, phương tiện không hợp nữa thì bỏ rồi dùng phương tiện khác. Nếu không bỏ thì chúng ta bị mắc kẹt ở đoạn đường ấy mãi. Ví dụ: khi qua sông thì phải dùng đò; hết sông rồi đến đường bộ thì bỏ đò mà dùng phương tiện khác như xe cộ hay ngựa kéo,....Được thầy khai thị xong lớp 1 rồi thì phải được khai thị tiếp để lên lớp 2, lớp 3...... Vị thầy khai thị không có nghĩa là một người thầy cụ thể đâu nha mọi người. Có thể chỉ là một câu nói hay bài viết của ai đó trên FB, một câu nói bâng quơ của một người bán hàng ngoài chợ, một tư thế vồ chuột của con mèo, tiếng mưa rơi, hay thế ngồi im của một con chó,..... Bất cứ thứ gì có thể giúp chúng ta ngộ ra điều gì đó đều có thể trở thành thầy của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét