Nhận
thức đúng về Tứ Diệu Đế không phải là hiểu biết trên ngôn từ kinh giáo mà trên
sự thật về từng nỗi khổ, niềm vui bạn đang trải nghiệm hàng ngày,
Thái
độ chính là nhân tạo ra đau khổ :
Chính
thái độ phản ứng của bạn tạo ra những nỗi khổ niềm vui ấy, chứ không phải do ai
hay nguyên nhân nào khác cả, bên ngoài chỉ là duyên, chính thái độ của cái Ta
ảo tưởng mới là nhân tạo ra đau khổ. Chính cái Ta bản năng, tình cảm và lý trí
luôn phát ra những vọng động, tính toán, lý luận, tranh thủ, chọn lựa giữa
được-mất, hơn-thua, thành-bại, vui-khổ để rồi không bao giờ được thỏa mãn - như
ý muốn của mình. Đó chính là tánh chất thật của đời sống.
Khổ
đau và hạnh phúc đều chỉ là ảo tưởng ảo giác :
Thấy
ra tánh chất đau khổ và nguồn gốc của nó bắt nguồn từ đâu mà tâm dần trở về
lặng lẽ trong sáng. Và khi tâm rỗng lặng trong sáng thì mới phát hiện ra rằng
cái gọi là khổ đau và hạnh phúc đều chỉ là ảo tưởng ảo giác mà thôi, còn sự
thật thì muôn đời vẫn là sự thật. Sự thật dù phủ phàng tới đâu thì nó vẫn giúp
bạn thoát ra khỏi ảo tưởng. Nói cách khác là chẳng thà thấy ra sự thật khổ đau
còn hơn tự mình ru ngủ trong ảo tưởng hạnh phúc.
Những
nỗi khổ đau chính là bài học Giác ngộ :
Để
học ra bài học quý giá về chính mình và bản chất cuộc sống con cần phải cám ơn
những nỗi khổ đau, và những người gây cho con đau khổ, vì nếu không có những
nghịch duyên này con không bao giờ tỉnh giấc giữa cơn mộng dài tăm tối.
Giới
Định Tuệ & Bát Chánh Đạo __(())__!!!
Trong
Đạo Phật những yếu tố giới, định, tuệ hòa hợp với nhau thành một chứ không phải
là những thành phần tách rời riêng biệt, tám yếu tố trong Bát Chánh Đạo cũng
vậy. Giống như hydro và oxy hòa hợp thành nước vậy, nếu tách rời hai thành phần
ấy ra thì chúng không thành nước được nữa.
-
Khi thận trọng, chú tâm, quan sát tức trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại
thì ngay đó có giới định tuệ mà có giới định tuệ thì có chánh kiến, có chánh
kiến thì có chánh tư duy, có chánh tư duy thì có chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh
mạng, mà đã có 5 chánh trên thì chắc chắn tâm ổn định nên tất nhiên là có chánh
tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Nói cách khác trong Bát Chánh Đạo mỗi yếu
tố luôn bao hàm những yếu tố kia.
Yếu
tố Tỉnh Giác trong Bát Chánh Đạo __(())__!!!
Trong
thiền minh sát Vipassanā có 3 yếu tố dẫn đầu trong Bát Chánh Đạo đó là chánh
tinh tấn, chánh niệm và chánh kiến, Chánh kiến ở đây được thực hiện qua Tỉnh
Giác. Khi 3 yếu tố này hòa hợp với nhau thì 5 yếu tố kia cũng cùng hiện hữu.
Chánh
Định Trong Thiền Minh Sát __(())__!!!
Chính
khi con thận trọng chú tâm quan sát một động thái nơi thực tại thân-thọ-tâm-pháp
thì thận trọng là giới, chú tâm là định và quan sát là tuệ. Thiếu một trong ba
yếu tố thì 2 yếu tố kia cũng không thành. Định trong trường hợp này được gọi là
sát-na định (khanika samādhi), tùy thời định, hay tịch tịnh định , tùy theo mỗi
lúc và tính chất của nó. Định này mới là chánh định trong thiền minh sát. Dīgha
Nikāya 3/278 mô tả: “Định này là tịch tịnh, vi diệu, đạt tĩnh lặng, chứng nhất
tánh, không điều kiện, không đối kháng, không trở ngại”
PHÁP
NGỮ - ( Thiền Sư Viên Minh )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét