Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Thế nào là ngoại đạo, thế nào là nội đạo?

Những kẻ thường đọc kinh Nikaya hay nhầm lẫn danh từ ngoại đạo thường được nhắc đến trong kinh này. Đó là Đức Phật gọi người tôn giáo khác là ngoại đạo nên mình ôm luôn điều ấy và ghim vào tâm thức rằng cứ ai không là Phật tử thì đó là ngoại đạo. Đó là sự nhầm lẫn do không hiểu Phật.

Phật dùng từ ngoại đạo để chỉ những kẻ thường xuyên quay ra chứ không phải là kẻ thuộc tôn giáo khác. Nhưng thời Phật tại thế thì có vô số tôn giáo khác nhau và thời đó thậm chí còn không có cả Phật giáo (Phật giáo chỉ hình thành sau này), thời đó chỉ có ngoại đạo và nội đạo.

Tất cả kẻ nào hằng quay vô, tự nhìn ngó tâm thức chính mình thì đó là nội đạo, chứ nội đạo không có nghĩa là Phật tử.
Tất cả kẻ nào hằng quay ra, không tự thấy biết tâm thức chính mình thì gọi là ngoại đạo, chứ ngoại đạo không có nghĩa là người thuộc tôn giáo khác.

Do đó dù tự xưng là Phật tử đi chăng nữa mà thường quay ra, thường xuyên không thấy được tâm mình thì kẻ ấy là ngoại đạo.

Ngoại đạo và nội đạo không có nghĩa gì là xấu cả mà chỉ là những cấp học mà thôi. Người hằng quay ra thì giống như học trò học tiểu học. Còn người hằng quay vô thì giống như học trò học những cấp cao hơn. Cho nên ngoại đạo là chỉ cho kẻ ở cấp học thấp chứ không có ý phỉ báng hay khinh chê gì cà.

Và một điều có vẻ như nghịch lý thời nay rằng: Những kẻ tự xưng là Phật tử lại là kẻ ngoại đạo, nghĩa là người học tiểu học.

Cho nên muốn tìm minh sư thì hãy đi tìm ở các tôn giáo khác. Vì sao lại vậy?
Vì thời nay Phật toàn giác Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế nhưng Bất thối Bồ tát lại ở khắp, không có tôn giáo nào mà không có mặt họ, không có cõi trời nào hay cảnh giới nào mà lại thiếu vắng họ. Kể cả trong nhà nước Hồi giáo cực đoan IS, họ cũng hiện diện. Bất thối Bồ tát tái sanh theo tâm nguyện, và đang trên đường hoàn thiện 6 Ba La mật. Họ trà trộn khắp nơi theo đúng tâm nguyện và nguyện vọng.

Vì họ có mặt ở khắp nơi nên kẻ nào bám chặt vào tôn giáo thì chẳng thể thấy biết họ huống chi là tiếp cận họ mà học hỏi. Họ chính là minh sư và minh sư thì mình gọi là ngoại đạo, còn mình tôn thờ ma sư làm thầy. Minh sư là kẻ hằng quay vô, còn ma sư là kẻ hằng quay ra.


Túm lại dù theo tôn giáo nào cũng không quan trọng. Quan trọng là nếu bám chặt vào tôn giáo, quyết tử vì tôn giáo thì tự mình tước bỏ đi cơ hội tiếp cận minh sư (là các Bất thối Bồ tát) đó vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét