Cái biết của Phật Toàn giác thì chỉ mình Phật mới biết, không ai có thể biết được đâu dù vị đó là A La Hán hay là Bồ Tát, Đại Bồ Tát hay gì gì đi chăng nữa.
Có câu chuyện đại khái như sau: Có người hỏi Ngài Xá Lợi Phất về Cái Biết của Phật Thích Ca. Ngài Xá Lợi Phất nói: Cái Biết của Thế Tôn thì chỉ có Thế Tôn mới biết được, tôi là ai mà có thể biết được Cái Biết của Thế Tôn cơ chứ.
Ghi chú: Ngài Xá Lợi Phất được xem là Đệ Nhất Trí Tuệ, vậy mà còn hổng biết được Cái Biết của Phật nữa huống chi là mình. Cho nên Cái Biết của Phật thì chỉ có Phật mới có thể biết.
Phật Toàn giác có thể nhìn ra và biết tất cả căn cơ của tất cả mọi chúng sanh luôn. Không ai làm được điều này, chỉ có Phật Toàn giác mới có thể. Vì sao? Vì để biết được một chúng sanh thì vị Phật này phải trải qua hoàn cảnh sống của chúng sanh ấy rồi. Chúng ta không thể biết điều gì nếu chúng ta chưa từng trải nghiệm điều ấy. Và Phật Toàn giác đã trải nghiệm tất cả cho nên đó là lý do Người biết tất cả. Và để có thể trải nghiệm tất cả buộc Ngài phải lăn lên lăn xuống cõi Ta Bà trong vô số vô số vô số kiếp, một thời gian dài vô cùng vô tận, không thể cân đo đong đếm bằng bất cứ thứ gì. Đó chính là lý do vì sao khi một vị Phật Toàn giác ra đời thì toàn thể vũ trụ đều chấn động là như vậy đó.
Và vị Phật Toàn giác cuối cùng của Đại Đại Đại Kiếp này là Phật Di Lạc. Nếu đón hụt vị Phật tương lai này thì chúng ta phải chờ rất rất rất rất lâu mới có 1 vị Phật Toàn giác ra đời vào Đại Đại Đại Kiếp khác. Bởi vậy ráng đón Phật Di Lạc đi nha mọi người!
Vì sao một vị Phật Toàn giác có thể biết tuốt tuồn tuột tất cả mọi thứ, trong khi một vị A La Hán hay một Bồ tát thì lại không thể?
Nôm na là thế này cho dễ hiểu nha mọi người: Để đi vào thành chúng ta có 12 cổng thành. Tùy theo nghiệp duyên và căn cơ mà mỗi người đi theo con đường khác nhau để vào một cổng thành khác nhau. Nghĩa là có 12 cổng mà mỗi cổng lại có nhiều đường để vào. Nếu căn cơ tôi hợp với cổng số 1, thì tôi đi sao đó miễn sao đến cổng số 1 là được rồi. Vị nào vào được cổng thì xem như là bậc thánh Nhập Dòng hay còn gọi là Bậc Nhập Lưu (Đây là quả thứ nhất trong bốn quả thánh, quả thánh thứ bốn là A La Hán). Khi đã vào được cổng thành rồi thì không còn sợ đi lạc đường nữa, cứ việc đi thì ắt sẽ đến. Bậc thánh Nhập Dòng là vậy đó. Khi đã Nhập Dòng thì họ chỉ còn tái sanh tối đa 7 kiếp nữa là trở thành bậc Vô Sanh (nghĩa là không còn tái sanh lại cõi Ta Bà này nữa).
Cổng Thành cũng chính là Ngã ba đường. Nghĩa là sao? Nghĩa là khi đến đây rồi thì buộc phải chọn đi tiếp để thành A La Hán hay quay trở ra để thành Bồ tát. Nghĩa là sao?
Nghĩa là: Ai có tâm nguyện làm A La Hán thì họ sẽ qua cổng và đi tiếp để đến thành. Vậy là xong việc cần phải làm. Nghĩa là họ trở thành bậc Vô sanh.
Còn ai nguyện làm Phật Toàn giác thì không đi tiếp nữa. Họ đến cổng số 1 rồi thì họ lại quay ra, bắt đầu đi lại từ đầu ở một con đường khác để vào cổng thành thứ 2. Khi đến cổng thứ 2 rồi, lại không vào thành, lại quay ra, lại đi lại từ đầu để vào cổng thành thứ 3,……. Cứ bắt đầu đi bắt đầu lại 12 lần như vậy, khi họ trải nghiệm trọn 12 cổng thành thì họ vào thành luôn và thành Phật Toàn Giác.
Con đường làm A La Hán thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần đi qua 1 cổng thành là đủ, còn con đường làm Phật Toàn giác thì nhiêu khê quá đỗi, phải qua tất cả 12 cổng thành.
Điểm chung của A La Hán, Bồ Tát và Phật Toàn Giác là: Cả 3 đều phải trải nghiệm ít nhất 1 cổng thành.
Điểm khác của A La Hán và Bồ tát là: A La Hán đến 1 cổng thì vào luôn, Bồ tát đến cổng rồi nhưng không vào, lại quay ra để bắt đầu lại ở cổng khác.
Điểm khác của Bồ tát và Phật Toàn giác là: Bồ tát vẫn đang trải nghiệm từng cổng khác nhau, còn Phật Toàn giác đã hoàn thành xong, đã trải nghiệm xong 12 cổng rồi.
Do vậy, một người khi đắc quả A La Hán thì chỉ có thể giúp được những ai đi vào cùng cổng thành với mình. Nếu vị ấy vào cổng số 1 thì chỉ giúp được người cùng vào cổng số 1, không thể giúp được người vào cổng số 2. Không cùng căn cơ không giúp được.
Bồ tát thì chỉ giúp được người nào đi con đường vào những cổng mà mình đã đi qua, ví dụ Bồ tát đã qua được cổng 1,3,7,10 thì chỉ giúp được người đi đường vào cổng 1,3,7,10. Những cổng còn lại chưa trải qua nên chưa giúp được.
Còn một vị Phật Toàn giác thì đã trải qua hết nên có thể biết được căn cơ của tất cả là vậy đó.
Để vào được một cổng thôi là biết bao nhiêu khê và khổ ải, vào được rồi mừng muốn chết. Vậy mà họ không đi tiếp, lại đi trở ra, bắt đầu lại từ đầu, và cứ thế mà làm đi làm lại 12 lần. Nói thế cũng đủ thấy sự nhiêu khê, gian truân và vất vả của các Bồ tát trước khi thành Phật Toàn giác là như thế nào rồi. Bởi vậy có người nói: Phật Thích ca đã thành Phật vào một đời Phật quá khứ nào đó nhưng vì thương chúng sanh nên Ngài quay trở lại để cứu giúp. Cái này cũng có thể đúng lắm đó mọi người. Nghĩa là vào thời Phật quá khứ nào đó (quên tên rồi), có thể Ngài đã vào một cổng thành rồi, nếu đi tiếp thì thành A La Hán, nhưng Ngài lại không chịu đi tiếp., lại đi ra để lăn lộn lên xuống cõi Ta Bà và trải nghiệm cho đủ 12 cổng thành.
Do vậy, để làm một Bồ tát thực thụ, nghĩa là ít ra có thể giúp đỡ 1 số người thì bắt buộc phải Nhập Dòng, nghĩa là phải đến được ít nhất một cổng, rồi khi ấy mới phát nguyện muốn làm Bồ tát hay không. Còn chưa vào được cổng nào hết mà phát nguyện Bồ tát thì chỉ là nói cho vui miệng mà thôi, bởi vì chưa thực sự giúp được ai cả đâu.
Do vậy, để làm một Bồ tát thực thụ, nghĩa là ít ra có thể giúp đỡ 1 số người thì bắt buộc phải Nhập Dòng, nghĩa là phải đến được ít nhất một cổng, rồi khi ấy mới phát nguyện muốn làm Bồ tát hay không. Còn chưa vào được cổng nào hết mà phát nguyện Bồ tát thì chỉ là nói cho vui miệng mà thôi, bởi vì chưa thực sự giúp được ai cả đâu.
Chị Dung viết bài này là để trình pháp với đức ngài Di Lặc hay trình làng đây ạ!!! Hóa thân của ngài Di Lặc đã xuất hiện bất khả tư nghì. Chân lý ấy! Lực lượng ấy! Bình đẳng tánh ấy! Luôn luôn hiện hữu... (Luôn luôn ngóng chờ! )
Trả lờiXóaĐọc bài viết này tôi tưởng từ "đến cổng" chính là đến quả nhất lai trong tứ thánh quả A la hán! Vị nào đi đường A la hán thì hướng đến quả bất lai, đoạn trừ hai kiết sử tham, sân và đi tiếp ... Vị nào theo đường bồ tát thì chỉ đoạn giảm mà thui và thích đi "loanh quanh" và thích trải nghiệm.... (vd Tuệ Trung Thượng sĩ, các đời tiền thân Đức Đạt Lai Đạt Ma, tiên sinh Ohsawa, thầy Mạnh Thát, ....Tế Điên Hòa Thượng, Bố Đại Hòa Thượng,Bồ Tát Hộ Minh,... )
Trả lờiXóaMặc dù tri ân lắm thầy Nhất Hạnh và thầy Thanh Từ, nhưng có vẻ chị Dung hạp duyên thầy Viên Minh !?!?!?
Trả lờiXóa