Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Sao lại nói PHIỀN NÃO tức Bồ Đề (Bodhi)?

"...Tất cả phiền não(kilesa) như THAM (lobha), SÂN (dosa), Dao động, thụ động, buông lung PHÓNG DẬT (pamāda), NGÃ MẠN (māna ) ,v.v...Có câu nói KHÓ HIỂU nhưng rất chí lý là " Phiền não tức Bồ Đề ". Bồ Đề chính là TÁNH GIÁC rỗng lặng trong sáng sẵn có nơi mỗi người. Vậy sao lại nói PHIỀN NÃO tức Bồ Đề (Bodhi)?
Đơn giản là vì phiền não KHỞI SANH (samudaya) để xem TÍNH GIÁC (bodhi) có THẤY RA được hay không. Có thể nói phiền não là PHƯƠNG TIỆN để đánh thức sự sáng suốt (samādhi) và nhạy bén (paññā) vốn có của tính giác.
Tính giác PHÁT HIỆN được nhiều phiền não chừng nào thì TRÍ TUỆ càng thông SÁNG chừng đó. Nếu bất cứ phiền não nào KHỞI lên cũng đều được TÍNH GIÁC phát hiện thì đó chính là GIÁC NGỘ hoàn toàn.
Và có thể nói nếu không có PHIỀN NÃO thì không thể BIẾT được hoạt dụng của Bồ đề THỰC CHẤT ra sao. Cho nên không sợ phiền não khởi mà chỉ sợ không GIÁC được đúng THỜI - VỊ - TÍNH của nó.
Người TU THƯỜNG gặp phải SAI LẦM khi TỰ TẠO ra cái mình CHO LÀ ĐÚNG, thật ra cái mình cho là đúng phần lớn CHỈ LÀ ẢO TƯỞNG. Người TU cần phát hiện " CÁI SAI , CÁI ẢO TƯỞNG "để đừng bị " NÓ SAI SỬ ĐÁNH LỪA " , còn cái đúng chính là pháp THỰC TÁNH CHÂN ĐẾ(Paramattha sacca) tự nhiên không ai TẠO được. Khi không còn " ẢO TƯỞNG " thì tất cả pháp tự tánh đều trở về nguyên vị của nó.

Chính :
TINH TẤN (viriya)

CHÁNH NIỆM (sammāsati)

TỈNH GIÁC (sampajānā) ...mới giúp mình KỊP THỜI PHÁT HIỆN được phiền não mà không bị BỎ SÓT.

Vậy gặp THUẬN DUYÊN thì cứ thuận mà không tham đắm là được.
Gặp NGHỊCH DUYÊN không loại trừ mà nên NHẪN CHỊU (khantī) thì tốt hơn.


Nhiều người NGHĨ RẰNG để mau giải thoát cần phải KHỔ HẠNH chứ không nên ở trong điều kiện THUẬN LỢI , vì sợ đắm chìm. Tuy nhiên BẢN CHẤT cuộc sống luôn có hai mặt THUẬN và NGHỊCH, BỎ mặt này LẤY mặt kia là THÁI ĐỘ LỆCH LẠC.

Cái gì ĐẾN thì đến, cái gì đi thì đi là tốt nhất.
Gặp THUẬN cảnh thì không bị ĐẮM CHÌM.
Gặp NGHỊCH cảnh không sinh ĐỐI KHÁNG.


BẢN CHẤT THẬT của cuộc đời là như vậy, nó luôn CÓ HAI MẶT, không thể CHỌN mặt này BỎ mặt kia.
Nếu cứ loay hoay ĐI TÌM cái mình CHO LÀ... HẠNH PHÚC thì chỉ GẶP toàn là khổ đau. Nhưng chính nhờ những KHỔ ĐAU (Dukkha) ấy mới giúp mình THẤY RA BẢN CHẤT hai mặt của CUỘC SỐNG và hoàn toàn chấp nhận SỰ THẬT ấy mà GIÁC NGỘ Giải Thoát..."

Sưu tầm trên net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét