Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Sāvatthī, tại chùa Jetavana (Kỳ
Viên). Bấy giờ gia chủ Anāthapi ika
(Cấp-cô-độc) đến viếng thăm Đức Phật. Đức Phật thuyết pháp cho gia chủ Anāthapiika nghe về mười hạng người hưởng dục (Kāmabhogī), tức là người tại gia cư sĩ.
Mười hạng cư sĩ ấy là:
1- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp thủ đoạn; khi
tìm được tài sản như vậy, người ấy không tự làm cho mình an vui no đủ,
không chia sẻ và không tạo phước.
2- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp thủ đoạn; khi
tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, nhưng
không chia sẻ và không tạo phước.
3- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp thủ đoạn;
nhưng khi tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ,
biết chia sẻ và tạo phước.
4- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa hợp pháp và phi
pháp, vừa thủ đoạn và không thủ đoạn; khi tìm được tài sản như vậy, người
ấy không tự làm cho mình an vui no đủ, không chia sẻ và không tạo phước.
5- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa hợp pháp và phi
pháp, vừa thủ đoạn và không thủ đoạn; khi tìm được tài sản như vậy, người
ấy tự làm cho mình an vui no đủ, nhưng không chia sẻ, không tạo phước.
6- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa hợp pháp và phi
pháp, vừa thủ đoạn và không thủ đoạn; khi tìm được tài sản như vậy, người
ấy không tự làm cho mình an vui no đủ, biết chia sẻ và tạo phước.
7- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ
đoạn; khi tìm được tài sản như vậy, người ấy không tự làm cho mình an vui
no đủ, không chia sẻ, không tạo phước.
8- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ
đoạn; khi tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ,
nhưng không chia sẻ, không tạo phước.
9- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ
đoạn; khi tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ,
biết chia sẻ, tạo việc phước; nhưng người ấy thọ dụng tài sản tham đắm, đam
mê, nhiễm trước, không thấy sự nguy hiểm, không có trí tuệ xuất ly.
10- Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ
đoạn; khi tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ,
biết chia sẻ, tạo việc phước; và người ấy thọ dụng tài sản không tham đắm,
không đam mê, không nhiễm trước, thấy được sự nguy hiểm, có trí tuệ
xuất ly. --
(S.IV.331; A.V.17)
Mười hạng cư sĩ này được chia ra có bốn bậc:
- Bậc thấp, gồm ba hạng cư sĩ tìm tài sản phi pháp và thủ
đoạn. Trong ba hạng này, có điểm đáng khen, có điểm đáng chê. Người biết làm
cho mình an vui no đủ, là điểm đáng khen; không tự làm cho mình an vui
no đủ, là điểm đáng chê. Người biết chia sẻ, biết tạo phước, là điểm
đáng khen, không biết chia sẻ, không biết tạo phước, là điểm đáng chê.
- Bậc trung, gồm ba hạng cư sĩ tìm tài sản vừa hợp pháp và
phi pháp, vừa thủ đoạn và không thủ đoạn. Trong ba hạng này, có điểm đáng
khen, có điểm đáng chê.
- Bậc cao, gồm ba hạng cư sĩ tìm tài sản hợp pháp và không
thủ đoạn. Trong ba hạng này, có điểm đáng khen, có điểm đáng chê.
- Bậc tối thắng, là hạng cư sĩ có đủ các ưu điểm đáng khen,
tức là "Tìm tài sản hợp pháp và không thủ đoạn"; "Tự làm cho mình
an vui no đủ"; "Biết chia sẻ và tạo phước"; "Thọ dụng không tham đắm,
không đam mê, không nhiễm trước, thấy được nguy hiểm, có trí tuệ xuất ly".
Đây là hạng cư sĩ ưu thắng trong mười hạng cư sĩ.
Trích "Cư sĩ Pháp Giới - Phật Giáo Nguyên Thủy" chương 2, trang 33
Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn
PL. 2550 - TL. 2006
Nguồn
http://thuvienhoasen.org
Chuyển sang ebook 21-7-2009
Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com
Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
PL. 2550 - TL. 2006
Nguồn
http://thuvienhoasen.org
Chuyển sang ebook 21-7-2009
Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com
Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét