Ta
vẫn thường trách người này, người kia đi tu mà sao "đời" quá,
tham-sân-si dữ quá, và ta dễ dàng quy kết "tu vậy là... tu hú chứ tu gì".
Với
cái kết luận ấy ta dễ dàng đánh mất tín tâm vào Phật pháp, dễ dàng trở thành
"quan tòa" và "xử đẹp" người ấy bằng sự xa lánh, chê bai,
thậm chí không ngừng cáo buộc, đẩy họ dần xa mái chùa, gieo rắc tiếng xấu cho
họ, làm những người sơ cơ học Phật thối thất tâm Bồ-đề mới khởi.
Đồng
thời, với cách đánh giá đó ta cũng đang tưới tẩm những hạt giống sân-si và ngã
mạn trong ta, khi đó, ta tự cho mình quyền nhận xét, chê bai người khác mà bỏ
qua việc sửa chữa tự thân, khiêm hạ, cung kính... (vốn là nét đẹp của người học
Phật, giúp mình tăng trưởng lòng từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vô lượng).
Thay
vì chê bai, vạch lá tìm sâu, ta nhận diện rằng, may mà người ấy biết đi chùa,
biết tụng kinh, niệm Phật nên mới đỡ như vậy. Ít ra, trong những giờ lên chánh
điện, thực tập, công phu theo thời khóa thì khoảng thời gian ấy cũng đã giúp
người ấy bớt những tạo nghiệp xấu ác rồi. Và, việc người ấy ăn chay cũng là
hạnh lành giúp giảm thiểu việc sát hại sanh mạng loài khác. Rồi ta tán thán "lành
thay", như Phật đã tán dương, khen môn đệ mỗi khi hỏi những điều có lợi
cho chúng sanh, phát nguyện làm những việc thiện lành...
Ta
làm được vậy thì ta cũng đang cùng người ấy tu, hạnh tu của ta là hạnh
"tùy hỷ công đức".
Theo
lời Phật dạy, phàm là chúng sanh còn trong luân hồi sanh tử thì còn
tham-sân-si, còn tạo tác những xấu ác. Điều quan trọng là họ còn biết tu sửa,
có thể họ chưa sửa ngay được nhưng với ý niệm muốn sửa của họ cũng đáng khen,
đáng khích lệ, đáng tuyên dương lắm rồi.
Xét
cho đến cùng thì nơi bản thân ta, có lắm điều ta muốn làm tốt hơn, sửa liền
nhưng ta cũng chưa làm được và chấp nhận nó, thì cớ sao ta lại yêu cầu người
khác phải làm những việc mà họ chưa làm ngay, những việc đòi hỏi thời gian đôi
khi không phải chỉ một mà phải cần nhiều đời, nhiều kiếp mới làm được?
internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét