Ngoại
đạo tu hành - nói ngoại đạo ở đây không phải là phê bình người khác, không phải
là một lời nói xấu. Trong Phật Pháp nói ngoại đạo là chỉ cho ngoài tâm tìm đạo.
Trong cửa Phật cũng không ít người đang ngoài tâm tìm đạo. Đó gọi là gì? Đó là
"môn lí ngoại", ngoại đạo trong cửa Phật, nhiều lắm!
Phật
pháp là tâm pháp. Cho nên Phật Pháp gọi là "nội học", hướng nội tìm
cầu, không phải tìm kiếm bên ngoài. Tìm ở bên ngoài tìm không được. Bên ngoài
toàn là giả, tất cả những thứ có tướng trạng đều là hư vọng. Ngay cả Đức Phật
cũng nói, ngươi đi tìm Phật bên ngoài tâm đó là giả. Ngoài tâm không có Phật.
Vậy
Phật ở đâu? Phật ở trong tâm. Quí vị nên tìm cầu ở trong tâm, đó mới là thật.
Người tu theo pháp môn Tịnh Độ nên nhớ kỹ. Tâm tôi chính là Phật A Di Đà. Phật A
Di Đà tức là tâm tôi. Chân tâm của quí vị chính là Phật A Di Đà. Ở đây có một
việc không thể không biết. Đó chính là chúng ta không biết về "chân
tâm". Nay chúng ta bàn về tâm đều là "vọng tâm". Tâm ta là gì? Chúng
ta có thể suy nghĩ, đó là tâm chúng ta. Thứ giúp ta có thể suy nghĩ là thức thứ
sáu. Ta có thể chấp trước, ta muốn chiếm hữu, đó chính là thức thứ bảy. Ta có
thể ghi nhớ, ấn tượng của ta rất sâu sắc, đó chính là thức A lại da.
Tâm
mà phàm phu dùng đó là "tâm thức", đó chính là "tam tâm nhị
ý". Ba tâm hai ý là giả, không phải là thật. Chúng ta có một "chân
tâm", "chân tâm" đó là Phật. Chân tâm ở đâu vậy? Không dùng
"vọng tâm" thì "chân tâm" liền xuất hiện. Dùng vọng tâm,
thì "chân tâm" không thấy nữa. Chân tâm bị chướng ngại, vọng tâm làm
chướng ngại chân tâm rồi. Cho nên trong việc tu học của nhà Phật, giảng đến nguyên
tắc cao nhất là "lìa tâm ý thức, thì chân tâm hiện tiền". Tâm là gì
vậy?
Những
gì chúng ta nói hôm nay rơi vào ấn tượng, ghi nhớ, tâm ghi nhớ dấu ấn này là A
lại da.
Ý là gì? Ý là mạt na, là thức thứ bảy chấp trước, ngã chấp. Thức là phân biệt, là thức thứ sáu. Lìa tâm ý thức là gì? Tức là không phân biệt, không chấp trước, không ghi nhớ ấn tượng. Vậy thì thứ ta đang dùng đó là "chân tâm". Người biết dùng "chân tâm", tôi chúc mừng quí vị. Quí vị thật sự đã lìa tâm ý thức, vậy thì cần chúc mừng quí vị rồi. Vì sao vậy? Quí vị là pháp thân Bồ Tát.
Ý là gì? Ý là mạt na, là thức thứ bảy chấp trước, ngã chấp. Thức là phân biệt, là thức thứ sáu. Lìa tâm ý thức là gì? Tức là không phân biệt, không chấp trước, không ghi nhớ ấn tượng. Vậy thì thứ ta đang dùng đó là "chân tâm". Người biết dùng "chân tâm", tôi chúc mừng quí vị. Quí vị thật sự đã lìa tâm ý thức, vậy thì cần chúc mừng quí vị rồi. Vì sao vậy? Quí vị là pháp thân Bồ Tát.
Trong
giáo lý đại thừa nói minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni, ngồi dưới gốc Bồ đề đại triệt đại ngộ, chính là cảnh giới này vậy.
Không dùng tâm ý thức nữa.
Lục Tổ Huệ Năng nghe "Kinh Kim Cang" trong phương trượng của Ngũ Tổ, nghe đến câu " ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", Ngài liền buông bỏ tâm ý thức, không cần đến nó nữa, đã minh tâm kiến tánh.
Lục Tổ Huệ Năng nghe "Kinh Kim Cang" trong phương trượng của Ngũ Tổ, nghe đến câu " ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", Ngài liền buông bỏ tâm ý thức, không cần đến nó nữa, đã minh tâm kiến tánh.
Nói
cách khác, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta khởi tâm động niệm vẫn còn chấp
trước, ý thức bạn dùng vẫn còn là phân biệt. Thức quí vị đang dùng là thức thứ
sáu, quí vị đang dùng là thức. Quí vị vẫn còn ghi dấu ấn, điều này tôi thích,
điều kia tôi ghét. Chủng tử nghiệp của A lại da sanh khởi. chúng ta toàn làm
những việc này. A lại da là tâm luân hồi. Dùng a lại da chính là quí vị đã làm
một việc luân hồi rồi. Làm sao có thể ra khỏi luân hồi sáu nẻo được. Ai đủ bản
lĩnh buông tâm ý xuống? thì có thể nói, trong sáu nẻo luân hồi không tìm thấy họ
nữa. Thật là gì vậy? Người tu hành chân chính mới có thể làm được...
------
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng .
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét