Phật giáo đích thực không
phải là tôn giáo để cầu nguyện mà tự mình phải thể hiện đời sống tự giác, giác
tha. Cầu nguyện có thể có nhưng với mục đích giúp con người thắng được lòng ích
kỷ,Chân, Mỹ, Thiện không đến với những người cầu xin chư đại Bồ-tát ban bố cho
mà đến với những người tự mình sống trong Giới, Ðịnh, Tuệ, tự biến hành động,
lời nói và ý nghĩ của mình thành chân, mỹ, thiện hạnh phúc hay tự do đều tùy
thuộc ở con người, đừng hy sinh nó và cũng đừng đánh mất mình trong cạm bẫy của
một ngày mai hứa hẹn. Nhân cách, trí tuệ và tự do phải có bất cứ lúc nào, không
tùy thuộc vào tương lai hay quá khứ.
Con hãy tập nhìn ngắm
và lắng nghe tất cả với tâm trầm lặng, hồn nhiên, cảm thông và trong sáng rồi
cuộc đời sẽ ban cho con biết bao là tự do và hạnh phúc, chính những ràng buộc
cũng là tự do và hạnh phúc.
Giác ngộ, giải thoát và hữu ích là ba mục tiêu của người Phật tử. Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát, lấy trong lành để làm lợi ích cho mình và người.- chúng ta có thể ung dung được là vì thực ra tự tánh của chúng ta vốn là chơn, vốn là ung dung giải thoát. Tự tánh của ta và vạn pháp vốn rất trong sáng, vắng lặng, hồn nhiên và dung thông tất cả. Nếu ai biết trở về với nguồn sống ấy nơi mình thì có thể hóa giải tất cả ràng buộc, tất cả khổ đau, tất cả nghịch cảnh và trả ta về với tự do tận mạch nguồn.
Giác ngộ, giải thoát và hữu ích là ba mục tiêu của người Phật tử. Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát, lấy trong lành để làm lợi ích cho mình và người.- chúng ta có thể ung dung được là vì thực ra tự tánh của chúng ta vốn là chơn, vốn là ung dung giải thoát. Tự tánh của ta và vạn pháp vốn rất trong sáng, vắng lặng, hồn nhiên và dung thông tất cả. Nếu ai biết trở về với nguồn sống ấy nơi mình thì có thể hóa giải tất cả ràng buộc, tất cả khổ đau, tất cả nghịch cảnh và trả ta về với tự do tận mạch nguồn.
Khi thấy rõ con
đường thoát khổ, thì con đường ấy cũng chính là con đường chân hạnh phúc, con đường
thể hiện tròn vẹn thể, tướng, dụng của đạo;thể của đạo là chân; tướng của đạo
là mỹ; dụng của đạo là thiện. Sống sáng suốt thể hiện được thể toàn chân của đạo,
sống định tĩnh thể hiện được tính toàn mỹ của đạo, sống trong lành thể hiện
được dụng toàn thiện của đạo.
Sáng suốt, định tĩnh, trong lành (tức: Giới, Ðịnh, Tuệ) chính là con đang sống đạo, đang thể nghiệm con đường thoát khổ.- đừng quan tâm đến chuyện thị phi, hãy để hết năng lực lắng nghe sự sống nơi chính mình, nó đang muốn thì thầm với các con điều gì đó, nó muốn tiết lộ một kho tàng bất tận đang chìm sâu dưới đáy hỗn mang của tâm thức, của thương – ghét – mừng – giận – vui – buồn, của tính toan mơ ước, của hoài vọng mưu cầu, của dằn vặt thao thức, của cắn rứt ăn năn v.v… Ngay trong chính khổ đau ai biết lắng nghe cho đến tận cùng thì ở đó, hạnh phúc, tình yêu, và vẻ đẹp vẫn cứ đơm hoa kết trái.
Sáng suốt, định tĩnh, trong lành (tức: Giới, Ðịnh, Tuệ) chính là con đang sống đạo, đang thể nghiệm con đường thoát khổ.- đừng quan tâm đến chuyện thị phi, hãy để hết năng lực lắng nghe sự sống nơi chính mình, nó đang muốn thì thầm với các con điều gì đó, nó muốn tiết lộ một kho tàng bất tận đang chìm sâu dưới đáy hỗn mang của tâm thức, của thương – ghét – mừng – giận – vui – buồn, của tính toan mơ ước, của hoài vọng mưu cầu, của dằn vặt thao thức, của cắn rứt ăn năn v.v… Ngay trong chính khổ đau ai biết lắng nghe cho đến tận cùng thì ở đó, hạnh phúc, tình yêu, và vẻ đẹp vẫn cứ đơm hoa kết trái.
Hãy biết lắng nghe, hạnh
phúc ở nơi chính các con, không phải ở tương lai mà cũng không phải ở thiên
đàng, không ai ban cho và cũng chẳng cần tìm kiếm. Nó đang tràn ngập mọi nơi,
các con có thấy không?
Hạnh phúc thật sự không ở nơi cái với tay tìm kiếm, mà ở nơi chỗ không kiếm tìm. Hạnh phúc, tình yêu và vẻ đẹp tràn ngập nơi mỗi bước đi, trong từng hơi thở, trong ánh nắng ban mai, trong cơn mưa mùa hạ… sao lại phải kiếm tìm trong tài, sắc, lợi, danh?- Ðừng nói đến an phận hay phản kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là, đó mới chính là: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
Hạnh phúc thật sự không ở nơi cái với tay tìm kiếm, mà ở nơi chỗ không kiếm tìm. Hạnh phúc, tình yêu và vẻ đẹp tràn ngập nơi mỗi bước đi, trong từng hơi thở, trong ánh nắng ban mai, trong cơn mưa mùa hạ… sao lại phải kiếm tìm trong tài, sắc, lợi, danh?- Ðừng nói đến an phận hay phản kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là, đó mới chính là: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
Trong một tâm hồn khai
mở thênh thang thì mỗi pháp tế hay thô đều hiện ra minh bạch nhưng đến đi vô
ngại, như thấy rõ những đợt sống nhấp nhô, thăng trầm, sinh diệt nhưng biển cả
vẫn mênh mông, sâu thẳm...; như những đám mây bay qua bầu trời nhưng hư không
luôn thản nhiên đón nhận mà vẫn rỗng không và bao la vô tận; như tấm gương soi
rõ mọi vật nhưng chỉ thấy có có không không nên không chọn lựa lấy bỏ vật gì;
như những pháp được mất, hơn thua, vinh hư, tiêu trưởng diễn ra giữa cuộc đời
nhưng tâm hồn giác ngộ vẫn tịch tịnh an nhiên…
Cái ta không bao giờ có thể thật sự tinh tấn chánh niệm tỉnh giác được cả. Vì tinh tấn ở đây có nghĩa là không buông lung phóng dật theo ảo tưởng của cái ta. Nên ngay khi tinh tấn tức buông ảo tưởng cái ta ra thì tâm liền trở về với thực tại, đó là chánh niệm; đồng thời tánh biết không bị che lấp bởi ảo tưởng nào nữa nên ngay đó tỉnh giác liền soi chiếu minh bạch rõ ràng.
Cái ta không bao giờ có thể thật sự tinh tấn chánh niệm tỉnh giác được cả. Vì tinh tấn ở đây có nghĩa là không buông lung phóng dật theo ảo tưởng của cái ta. Nên ngay khi tinh tấn tức buông ảo tưởng cái ta ra thì tâm liền trở về với thực tại, đó là chánh niệm; đồng thời tánh biết không bị che lấp bởi ảo tưởng nào nữa nên ngay đó tỉnh giác liền soi chiếu minh bạch rõ ràng.
Hãy sống vô ngã vị tha,
đừng muốn đạt được gì cho riêng mình, chỉ sống vì lợi lạc của nhiều người. Từ
trong hành động tích cực đó con thận trọng chú tâm quan sát lại chính mình để
phát hiện ra đâu là pháp tánh tự nhiên, tịch tịnh Niết-bàn, đâu là cái ta ảo
tưởng lăng xăng tạo tác ra luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Động thái khám
phá này chính là thiền, là soi chiếu, là minh, là giác được gọi là không, vô
tướng, vô tác, vô nguyện trong hành trình giác ngộ.
Con hãy nhớ rằng cuộc đời dù đau khổ phiền lụy đến đâu vẫn vô cùng quý giá vì đó là trường hoc duy nhất mà con có thể tìm thấy sự giác ngộ giải thoát. Và cuộc sống muôn đời vẫn đẹp chỉ có cái ta ảo tưởng mới biến cuộc đời thành bể khổ mà thôi.
Lượt trích từ những lời dạy của Thầy Viên Minh qua những lá thư Thầy trò www.trungtamhotong.org
Con hãy nhớ rằng cuộc đời dù đau khổ phiền lụy đến đâu vẫn vô cùng quý giá vì đó là trường hoc duy nhất mà con có thể tìm thấy sự giác ngộ giải thoát. Và cuộc sống muôn đời vẫn đẹp chỉ có cái ta ảo tưởng mới biến cuộc đời thành bể khổ mà thôi.
Lượt trích từ những lời dạy của Thầy Viên Minh qua những lá thư Thầy trò www.trungtamhotong.org
Xem nguồn bài viết ở đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét