Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

ĐỊA NGỤC

Nói rồi Trẫm chính là địa ngục, cho nên Trẫm rành địa ngục lắm. Giờ kể chuyện địa ngục cho nghe nè!

1 nhận xét:

  1. Địa Ngục thứ nhất - Địa Ngục Bi Thương.

    Sự bi thương giống như biển vậy và mình ngụp lặn trong đó miết. Do ngâm mình trong nước biển ấy cho nên sự bi thương bám vào người mình, mới đầu bám vào da, sau đó thấm vào thịt, rồi vào máu vào tuỷ, túm lại ngâm mình trong biển bi thương riết toàn thân mình không chỗ nào mà không toát ra vẻ bi thương.

    Địa ngục bi thương nhìn rất nhẹ nhàng, chỉ là ngâm mình trong nước biển thôi mà, có gì đâu mà ghê gớm. Nhưng ngâm lâu trong nước thì mới thấm, sự bi thương cứ như dòi bọ bám rút vào xương vào thịt mình vậy đó. Mới đầu không cảm nhận được, khi bị nó chui rúc vào người rồi thì mới tìm cách thoát, xoay tới xoay lui như ruồi mất đầu tìm cách lên bờ ra khỏi biển. Nhưng khi sự bi thương thấm vào người mình rồi thì mình chính là nó, thoát kiểu gì, trốn kiểu gì đây chòi.

    Dần dần sự bi thương thấm vào lục phủ nội tạng khiến cho toàn thể nội tạng của mình đều đau, sự đau mà chỉ mình mình biết người khác không thể nào cảm nhận được. Đau đến chết đi sống lại, nhưng mình lại không chết cứ chìm đắm trong sự bi thương, tưởng chết nhưng lại không chết, cứ thế mà lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Bình thường mình chỉ ngâm mình trong nước biển, nhìn có vẻ thảnh thơi, không ai kể cả mình biết rằng biển bi thương ấy đang từ từ thấm sâu vào mình, đến khi biến cố xảy ra nghĩa là một cơn sóng biển đến đập lên người mình thì sự đau ấy mới phát huy tác dụng của nó, đau từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong, đau trong từng tế bào từng giọt máu, đau đến muốn tự tử mà chết; nhưng cho dù có tự tử thì sự đau vẫn không từ bỏ mình, mình lại sống lại và lại tiếp tục đau, có thế lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Địa ngục bi thương nhìn rất nhẹ nhàng nhưng ai vào rồi thì mới thấm, cơn đau thì vô hình với người khác, chỉ ai đích thân trải qua cơn đau ấy thì mới biết thật ra sự đau đớn không vô hình nó chính là thực thể, nó như con dao găm đâm thẳng vào tim, chẳng những đâm mà còn khoét qua khoét lại cho sự đau đớn ấy càng thêm khắc sâu, xong rồi mình gục ngã, tưởng gục ngã là xong tưởng thoát rồi nhưng mình lại sống lại và lại tiếp tục bị sự bi thương hoá thành thực thể là con dao đâm tiếp vào người.

    Càng bị đâm thì càng tìm cách vùng vẫy tìm cách thoát khỏi nhưng làm sao mà thoát được khi sự bi thương ấy thấm vào lục phủ ngũ tạng của mình rồi. Địa ngục bi thương đáng sợ là vậy đó. Và cách duy nhất thoát khỏi nó là làm cho nước biển toàn bộ bốc hơi. Nghĩa là không phải mình tìm cách vùng vẫy thoát khỏi nó mà mình vỗ về hòa hợp sống chung với nó. Bi thương được nuôi bằng sự sân hận, khi mình vỗ về nó thì sự sân hận không có cơ hội phát sanh, giống như đống lửa chỉ cháy thôi mà không có cho thêm củi vào ấy, khi nào cháy hết thì đống lửa tự lụi tàn. Cũng vậy khi mình vỗ về sự bi thương thay vì tìm cách thoát khỏi hay tìm cách xa lánh thì sự sân hận không có cơ hội phát sanh không tiếp thêm nước vào biển bi thương được nữa, từ từ biển cạn dần cạn dần rồi bốc hơi ráo trọi.

    Túm lại, địa ngục thứ nhất – địa ngục bi thương – và cách thoát khỏi địa ngục này là không thêm dầu vào lửa, không tiếp thêm sự sân hận vào cho nước biển. Khi bi thương trỗi dậy, thay vì quay ra tìm người/cảnh gây ra sự bi thương ấy thì hãy quay vô vỗ về sự bi thương ngay trong chính mình, nó mới chính là đối tượng cần được an ủi vỗ về nhất, người/cảnh bên ngoài chỉ là duyên cho sự bi thương ấy có cơ hội bùng lên mà thôi.

    Trả lờiXóa