Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Chân Lý chỉ là MỘT

Theo đuổi Chân Lý thì dẫn đến đoàn kết.
Theo đuổi Tôn giáo thì dẫn đến chia rẽ.

Chân Lý tương tự như Gạo. Từ Gạo mà người ta chế biến ra những món như cơm, phở, hủ tiếu, bún cho đa dạng, cho hợp với khẩu vị từng vùng.

Người thấu tỏ được Gạo rồi thì sẽ không ngại ngần, không phân tách, không chia chẻ cơm, phở, hủ tiếu, bún. Tùy lúc tùy nơi mà người ta chọn món ăn cho phù hợp khẩu vị. Và dù ăn gì thì chất đi vào bụng cũng chỉ là Gạo mà thôi.

Người chưa thấu tỏ Gạo thì nếu thích cơm sẽ sống chết bảo rằng cơm là ngon nhất, người thích hủ tiếu sẽ thề bảo vệ hủ tiếu đến cùng, người thích phở sẽ bỉu môi cho rằng chỉ có thèn ngu mới không chịu ăn phở, còn người thích bún thì đạp đổ tất cả cho rằng bún là đệ nhất món.

Còn người biết rõ Gạo thì ai đưa cái gì ăn cái nấy, món nào cũng là đệ nhất, bởi vì có món ăn nào mà không được tạo từ Gạo.

Đó là chưa kể cơm phở hủ tiếu bún còn có nhiều tông khác nhau cho cùng một món nha. Ví dụ bún thì có bún riêu, bún thang, bún mộc, bún bò, bún chả, bún nước lèo,…. Người đầu óc càng chia chẻ thì càng ôm chặt lấy loại bún hợp khẩu vị mình và cho rằng người thích các loại bún khác là vô minh là nghiệp nặng,…..Đầu óc chia chẻ dữ dội hơn thì còn bún được nấu theo vùng miền nữa đó. Ví dụ: Bún riêu do miền Tây Nam bộ nấu khác với bún riêu do người Sài Gòn nấu và khác với bún riêu người miền Trung nấu nha.

Túm cái ý là từ nguyên liệu Gạo mà chúng ta nấu ra vô số món và chia chẻ để bảo vệ cái khẩu vị của mình. Đến khi nào chúng ta trở về với Gạo rồi thì chúng ta hết chia chẻ bởi vì có cái gì mà không được tạo thành từ Gạo đâu nè!


Túm của túm cái ý trên là: Lý do chúng ta chia chẻ là do chúng ta ………….. tham ăn. Vì tham ăn, muốn bảo vệ cái khẩu vị của mình nên chia chẻ. Khi nào hết tham ăn thì hết chia chẻ. Hihihihihi.

1 nhận xét:

  1. Trời đất học Đạo. Đạo học tự nhiên. O đăng bài khuy quá nhỉ!!!

    Trả lờiXóa