Theo phong tục dân gian, cứ đi đâu qua những nơi như đền miễu, nghĩa địa, cây
cổ thụ to hay đường âm u hoang vắng hoặc ban đêm tối mịt thì ông bà hay dạy con
cháu là để ngón cái vào trong lòng bàn tay và nắm chặt hai tay lại và niệm câu
chú: Án ma ni bát mị hồng để cho không bị ma nhập.
Phong tục này có thể giải thích như sau: bị ma nhập là do tinh thần hoảng loạn, bị sự sợ hãi làm chủ lấy mình và điều khiển cử chỉ hành vi lời nói của mình. Do đó khi mình niệm chú là khi mình định thần lại, chú tâm vào câu chú nên không bị sự sợ hãi điều khiển nữa. Một người có thể định tâm, không dễ bị sự sợ hãi thao túng thì gọi là người nặng bóng vía; còn người dễ phóng tâm thì gọi là nhẹ bóng vía.
Để không dễ bị ma nhập thì chỉ cần định tâm, không chạy theo sự hoảng loạn. Niệm Phật, trì chú, bấm ngón tay là những cách định tâm. Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp quán sát sự sợ hãi của mình. Khi sợ biết mình sợ, khi hoảng loạn biết mình hoảng loạn, khi run biết mình run. Thường biết mình như vậy thì chẳng bị nhập đâu.
Ngoài ra mình bị nhập là do sự tưởng tượng của mình quá phong phú nữa. Có khi chỉ thấy 1 mình tưởng thành 10, nghe tiếng này mình tưởng tượng thành tiếng kia. Rồi bị hoảng vì trí tưởng tượng của mình. Do đó, thấy gì thì biết cái nấy, nghe gì biết nấy, thì trí tưởng tượng không xen vào được. Trí tưởng tượng không có chỗ thì lấy gì mà sợ hãi. Ví dụ: thấy cái cây thì biết đó là cái cây, đừng tưởng tượng đó là người đang bay bay; thậm chí nếu có thấy người đang bay bay thì biết đó là người đang bay bay, đừng tưởng tượng đó là ma hay quỷ hay thánh thần gì cả, thấy người đó nhe nanh thì biết rằng người đó nhe nanh, đừng tưởng tượng thêm gì cả. Thấy chỉ là thấy. Nghe chỉ là nghe. Vậy là xong. Tuy nhiên như vậy thì không dễ. Do đó, nếu sợ thì cứ việc sợ nhưng phải quán sát sự sợ hãi của mình, đừng để nó điều khiển mình.
Có một nhà sư muốn quán sự sợ hãi cho nên đi vào trong một nghĩa địa. Thời may có người vừa chết và được hỏa thiêu. Đống lửa hỏa thiêu xác chết vẫn đang tí tách cháy. Nghĩa địa vắng bặt không một ai, cả ánh trăng cũng không. Nhà sư này chọn một chỗ gần đống lửa thiêu xác và ngồi quay lưng lại bắt đầu thiền. Một hồi nghe có tiếng chân đi về phía mình từ phía đống lửa, bước chân thật chậm rãi và nặng thình thịch, thời gian chậm chạp trôi qua và cuối cùng thì tiếng chân cũng dừng lại bên cạnh nhà sư; tiếng hơi thở phì phò vào lỗ tai, thời gian lại trôi qua thật chậm chạp. Rồi tiếng chân lại đi ra. Rồi lại gần. Sự sợ hãi lên tột độ, nhà sư nhắm nghiền mắt lại, cố ngồi vững để không bị gục xuống vì quá sợ. Rồi trời bắt đầu chuyển mưa. Mưa trở nên tầm tã. Nhà sư vẫn ngồi lặng một chỗ. Rồi thời gian chậm chạp cũng từ từ trôi qua. Trời dần hửng sáng. Nhà sư bắt đầu từ từ mở mắt và từ từ di chuyển cái thân đang cứng đờ của mình đứng dậy. Lúc ấy quá mắc đái nên nhà sư đái thì thấy đái ra cả máu. Chắc do sợ quá nên có đoạn ruột nào đó bị bể hay đứt chăng?
Nhà sư đã dùng cách này để quán sự sợ hãi đấy và sau trở thành 1 thiền sư vĩ đại nổi tiếng khắp thế giới.
Phong tục này có thể giải thích như sau: bị ma nhập là do tinh thần hoảng loạn, bị sự sợ hãi làm chủ lấy mình và điều khiển cử chỉ hành vi lời nói của mình. Do đó khi mình niệm chú là khi mình định thần lại, chú tâm vào câu chú nên không bị sự sợ hãi điều khiển nữa. Một người có thể định tâm, không dễ bị sự sợ hãi thao túng thì gọi là người nặng bóng vía; còn người dễ phóng tâm thì gọi là nhẹ bóng vía.
Để không dễ bị ma nhập thì chỉ cần định tâm, không chạy theo sự hoảng loạn. Niệm Phật, trì chú, bấm ngón tay là những cách định tâm. Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp quán sát sự sợ hãi của mình. Khi sợ biết mình sợ, khi hoảng loạn biết mình hoảng loạn, khi run biết mình run. Thường biết mình như vậy thì chẳng bị nhập đâu.
Ngoài ra mình bị nhập là do sự tưởng tượng của mình quá phong phú nữa. Có khi chỉ thấy 1 mình tưởng thành 10, nghe tiếng này mình tưởng tượng thành tiếng kia. Rồi bị hoảng vì trí tưởng tượng của mình. Do đó, thấy gì thì biết cái nấy, nghe gì biết nấy, thì trí tưởng tượng không xen vào được. Trí tưởng tượng không có chỗ thì lấy gì mà sợ hãi. Ví dụ: thấy cái cây thì biết đó là cái cây, đừng tưởng tượng đó là người đang bay bay; thậm chí nếu có thấy người đang bay bay thì biết đó là người đang bay bay, đừng tưởng tượng đó là ma hay quỷ hay thánh thần gì cả, thấy người đó nhe nanh thì biết rằng người đó nhe nanh, đừng tưởng tượng thêm gì cả. Thấy chỉ là thấy. Nghe chỉ là nghe. Vậy là xong. Tuy nhiên như vậy thì không dễ. Do đó, nếu sợ thì cứ việc sợ nhưng phải quán sát sự sợ hãi của mình, đừng để nó điều khiển mình.
Có một nhà sư muốn quán sự sợ hãi cho nên đi vào trong một nghĩa địa. Thời may có người vừa chết và được hỏa thiêu. Đống lửa hỏa thiêu xác chết vẫn đang tí tách cháy. Nghĩa địa vắng bặt không một ai, cả ánh trăng cũng không. Nhà sư này chọn một chỗ gần đống lửa thiêu xác và ngồi quay lưng lại bắt đầu thiền. Một hồi nghe có tiếng chân đi về phía mình từ phía đống lửa, bước chân thật chậm rãi và nặng thình thịch, thời gian chậm chạp trôi qua và cuối cùng thì tiếng chân cũng dừng lại bên cạnh nhà sư; tiếng hơi thở phì phò vào lỗ tai, thời gian lại trôi qua thật chậm chạp. Rồi tiếng chân lại đi ra. Rồi lại gần. Sự sợ hãi lên tột độ, nhà sư nhắm nghiền mắt lại, cố ngồi vững để không bị gục xuống vì quá sợ. Rồi trời bắt đầu chuyển mưa. Mưa trở nên tầm tã. Nhà sư vẫn ngồi lặng một chỗ. Rồi thời gian chậm chạp cũng từ từ trôi qua. Trời dần hửng sáng. Nhà sư bắt đầu từ từ mở mắt và từ từ di chuyển cái thân đang cứng đờ của mình đứng dậy. Lúc ấy quá mắc đái nên nhà sư đái thì thấy đái ra cả máu. Chắc do sợ quá nên có đoạn ruột nào đó bị bể hay đứt chăng?
Nhà sư đã dùng cách này để quán sự sợ hãi đấy và sau trở thành 1 thiền sư vĩ đại nổi tiếng khắp thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét