Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

Khổ trong Tam Pháp Ấn

Khổ trong Tam Pháp Ấn mang tính khách quan còn Khổ trong Bát Khổ mang tính chủ quan. Ở đây khi nói đến từ Khổ là chỉ Khổ trong Tam Pháp Ấn nha bà con!

(Uy, hôm nay đúng rằm tháng 7 luôn nha kkk)

25 nhận xét:

  1. Khổ này thật ra chính là Vô Thường và Vô Thường chính là Vô Ngã.

    Quy trình của sự chứng ngộ là Vô Ngã - Vô Thường - Khổ.

    Quy trình của sự tu tập là Khổ - Vô Thường - Vô Ngã.

    Vì sao?

    Nói vầy cho dễ hiểu: Vô Ngã là nguyên lý lớn nhất, bao trùm tất cả. Vô Thường là nguyên lý lớn thứ hai, nhỏ hơn Vô Ngã, nói cách khác là tập hợp con của Vô Ngã. Khổ là nguyên lý nhỏ nhất, là tập hợp con của Vô Thường.

    Chứng ngộ là đi từ cái lớn đến cái nhỏ, từ tổng hợp đến cụ thể. Nghĩa là đi từ nguyên lý đến thực hành.

    Còn khi tu tập thì đi từ cái nhỏ đến cái cái lớn từ cụ thể đến tổng hợp. Nghĩa là từ thực hành rồi mới nhận ra nguyên lý.

    Cho nên muốn giác ngộ nguyên lý chỉ có con đường duy nhất là phải hành pháp, phải thực hành, không có con đường nào khác. Từ thực hành rồi mới giác ngộ được nguyên lý. Sau khi giác ngộ được nguyên lý thì lại tiếp tục hành để biến cái bao trùm thành cái thực tiễn có thể áp dụng vào cuộc sống thực. Nghĩa là có thể dùng sự chứng ngộ của mình vào cuộc sống đang diễn ra.

    Ý là người giác ngộ Chân Lý giống như người mới rành lý thuyết vậy đó. Cái này là kiểu của mấy ông Độc giác Phật nè! Mấy ổng chỉ giác ngộ Chân Lý nhưng làm sao để đem Chân Lý ấy vào cuộc sống có ích cho mình và người thì lại không biết. Bởi vậy, Phật toàn giác mới ra đời, chẳng những rành lý thuyết mà còn rành thực hành, cho nên ổng mới có thể đi thuyết giảng khắp nơi, tuỳ căn cơ mà nói, tuỳ căn cơ mà độ là vậy.

    Túm lại, giác ngộ đã khó mà sau khi giác ngộ rồi thì làm sao để hành để giúp ích cho mình cho người thì càng khó gấp bội.

    Đó là lý do bây kêu chuỵ nói về Khổ trong Tam Pháp Ấn thì chuỵ chưa có nói được là vậy. Phải trải qua quá trình sống cái đã. Giống như mình làm bánh vậy đó. Không có công thức, có cũng chả áp dụng được, mỗi người phải tự mày mò ra công thức của riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh và căn cơ của mình. Đây gọi là quá trình hành sau khi giác ngộ nguyên lý.

    Khi làm bánh không có công thức thì mình phải tự đo lường bao nhiêu nước bao nhiêu bột bao nhiêu đường bao nhiêu trứng bao nhiêu sữa để cho ra cái bánh phù hợp với thời cuộc. Nước nhiều thì bột loãng. Đường nhiều thì quá ngọt. Sữa nhiều thì quá béo. Trứng nhiều thì quá ngậy. Phải thử đi thử lại nhiều lần ấy.

    Cho nên chuỵ để cái bài này ở đây. Thử đến đâu thì viết đến đó, giống như ghi lại nhật ký thí nghiệm vậy đó bà con. Khi nào phòng thí nghiệm nổ thì không biết kkkkkk.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuỵ đang trong quá trình tự sướng cho nên có khi chuỵ viết lung tung. Bây không hiểu thì ráng chịu miễn sao chuỵ hiểu là được rồi haha.

      Xóa
  2. Hoá ra Khổ chính là Vô Thường và Vô Thường chính là Vô Ngã. Đây gọi là 3 trong 1. Tuy 3 nhưng thật ra chỉ là 1. Từ 1 tách ra làm 3. Ông Phật ông tách ra chi làm khổ người vậy tời quơi. Gom lại một cục như mấy cha nội Bắc tông có phải khoẻ không? Tánh Không. Chỉ có nhiêu đó thôi mà cũng hành người ta lên bờ xuống ruộng òi. Tánh Không chính là Tam Pháp Ấn Vô Ngã- Vô Thường- Khổ.

    Mấy người cũng vừa vừa phải phải thôi chứ, hành người ta gì mà hành thấy sợ, hành té lên té xuống, lên ruộng xuống bờ biết bao lâu không. Cuối cùng Tam Pháp Ấn chỉ là 1. Tánh Không chính là Tam Pháp Ấn. Giận được chưa? Bị hành quá mừ!

    Bởi, xa tận chân trời ở ngay trước mắt là vậy. Cái được gọi là đạo là vô ngôn không có nghĩa là nó quá cao siêu vượt quá tầm ngôn ngữ đâu nha bà con, mà là nó quá bình thường, bình thường đến mức không có gì để nói về nó cả. Bởi vì nó quá bình thường cho nên mở miệng ra nói người ta sẽ nói mình bị khùng. Hình dung đi. Bạn không phải là trẻ con, bạn là người trưởng thành và bạn chỉ vào một người phụ nữ và nói: Cô ấy là phụ nữ. Làm thử xem mọi người có nói bạn khùng không thì biết kkkkk. Bởi, Đạo Vô Ngôn là vậy, bình thường quá, ai mà chả biết, cho nên nói ra người ta sẽ nói mình khùng hehe.

    Trả lờiXóa
  3. Sau khi nhận ra nguyên lý thì mỗi người bắt đầu chế tạo ra công thức phù hợp với căn cơ, cuộc sống và thời đại của mình. Đó là lý do có nhiều pháp môn ra đời. Nguyên lý thì đồng nhất nhưng pháp môn thì đa dạng, không ai giống ai. Bởi 84 ngàn pháp môn tồn tại là vậy. Mỗi người là độc nhất vô nhị không có trùng lắp, nếu có thì chỉ là sự tương tự chứ không thể nào giống y chang 100%. Đó là lý do có câu "ốc đảo tự thân" "tự mình thắp đuốc lên mà đi." Bởi vì mình là độc nhất vô nhị. Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Ai tự nhận mình giác ngộ rồi mà không sáng lập ra pháp môn riêng của chính mình, ôm y sì pháp môn của thầy của Tổ thì đây là giác hơi chứ giác ngộ con mịa gì. Mình có duyên với ông thầy đó, vị sư tổ đó nên mình cần dùng pháp môn của họ làm phương tiện cho mình vượt sông. Qua sông rồi thì nếu muốn truyền đạo, mình phải có pháp môn riêng của chính mình, có thể tương tự pháp môn của ông thầy nhưng không thể nào giống y chang. Bởi vì cả mình lẫn ông thầy đều là duy ngã độc tôn thì giống sao được mà giống.

    Làm sao để sáng lập pháp môn? Khi đến bước đó thì tự nhiên biết thôi còn mình do tham lam, do sân hận, do ngu si mà tạo ra pháp môn riêng theo kiểu chiếm núi làm vua của thổ phỉ thì lại hoàn toàn khác nha. Người giác ngộ sáng tạo pháp môn và phàm phu sáng tạo pháp môn không hề giống nhau.

    Vậy khi mình chọn pháp môn thì làm sao biết vị thầy nào đắc đạo để mình theo họ?

    Bậy à. Thấy pháp môn nào hợp thì mình theo. Pháp môn chọn mình chứ mình không thể chọn pháp môn. Khi mình đủ căn cơ thì tự nhiên mình sẽ theo được pháp môn của vị thầy đắc đạo. Khi chưa đủ thì mình phải đi theo pháp môn do phàm phu sáng lập thôi. Mình phải lên bờ xuống ruộng quăng lên té xuống nhiều lần, bị hành ghê gớm thì mình mới theo được vị thầy đắc đạo chứ. Cái này là do mình nha. Có khi mình ngu muội chê cười pháp môn của người đắc đạo thì mình phải chịu quả báo là đời đời kiếp kiếp không thể theo bậc đắc đạo tu hành được, toàn là đi theo tà sư tà đạo cho đến khi trả hết cái quả báo này thì thôi. Nhân quả do mình tạo chứ ở đâu ra, cho bỏ tật ăn bậy nói bạ, quỡn quá chỏ mõ chê cười pháp môn/tông phái/tôn giáo của người khác chi cho cực vậy tời quơi haha.

    84 ngàn pháp môn lận. Thoải mái chọn lựa nha quý vị. Với trình ham ăn của chuỵ thì chuỵ sẽ chọn cái gì có liên quan đến ăn rồi. Thiền ăn được không ta haha??????

    Trả lờiXóa
  4. Mình hòa vào đại ngã miết miên mật thì thành vô ngã không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết luôn. Bạn thử xem sao. Nếu bạn thành công thì đây là pháp hành của chính bạn.

      Xóa
  5. Ông sư huynh tui ổng nói về 3 loại chết, tui đọc thấy chưa đủ đâu nha.

    Khi chết rồi thì thân tứ đại (tức là Sắc trong Ngũ Uẩn ấy) trở về với cát bụi nghĩa là đất thì trở về đất, gió thì trở về gió, nước thì trở về nước, lửa thì trở về lửa. Nghĩa là từ cái tiểu ngã trở về cái đại ngã đó. Đất nước gió lửa trong cơ thể mình chỉ là tiểu ngã mà thôi, sau khi mình ngủm thì tụi nó phải quy trở về đại ngã của từng đứa. Hiểu chưa bà con?

    Khi mình ngủm thì độ ấm của cơ thể dần dần mất đi nghĩa là độ ấm từ thân thể tiểu ngã của mình quay về độ ấm đại ngã trong vũ trụ. Tương tự với các thành phần khác. Cho nên tứ đại không thuộc về mình, không thuộc về một cá nhân nào cả, mà thuộc về tập thể, thuộc về đại ngã. Khi mình cần thì mình mượn tạm chúng từ cái đại ngã mà thôi. Khi hết cần thì mình trả chúng trở lại với đại ngã của chúng.

    Đó là Sắc. Còn Danh gồm Thọ Tưởng Hành Thức (4 uẩn còn lại) cũng thế. Chúng cũng không thuộc về mình, chúng thuộc về đại ngã của chính chúng. Mình chỉ là mượn tạm Danh mà thôi. Khi mình hết cần thì những uẩn này mạnh đứa nào đứa nấy quay về đại ngã của chính chúng. Trường hợp này là chỉ mấy vị nhập Niết Bàn ấy.

    Cả Danh Và Sắc không gì thuộc về mình cả, chúng có nơi chốn riêng của chúng, đó là đại ngã của chúng. Mình chỉ tạm mượn, mượn xong rồi trả, mượn hoài giống quỵt nợ vậy tời quơi kkkk.

    Khi cái chết đến thì từng thành phần trong Sắc quay về đại ngã của chúng. Nhưng Danh thì không chịu quay về đại ngã, vẫn bám theo mình ở lần tái sanh tiếp theo. Bậc Thánh Alahan thì sau khi chết cả Danh và Sắc đều quay về đại ngã của chúng, cho nên họ phải nhập Niết Bàn thôi, đâu có sự lựa chọn nào khác. Còn phàm phu hoặc Bồ tát thì sau khi họ chết chỉ có Sắc quay về đại ngã.

    (Viết đến đây thì đăng thôi. Laptop bị khìn, muốn tắt lúc nào là tắt)

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta không bao giờ chết. Chúng ta là những người bất tử. Không chỉ chúng ta mà vạn vật đều bất tử.

    Ví dụ khi nói đến cái chết lâm sàng, mọi người hình dung là thân ngưng hoạt động là ngủm rồi. Cái gọi là ngưng hoạt động là do chúng ta ảo tưởng thôi chứ thân thể chúng ta chưa bao giờ ngưng hoạt động. Mà khi chúng ta nghĩ rằng mình đang hoạt động cũng chỉ là ảo tưởng thôi, bởi vì thân thể khi đầy đủ mọi nhân duyên thì nó có vẻ hoạt động, nghĩa là các nhân duyên tụ lại thì nó hoạt động, các nhân duyên gió đi đường gió, mây đi đường mây thì nó có vẻ ngưng hoạt động. Do chúng ta ảo tưởng nên chúng ta nghĩ nó ngưng hoạt động chứ chúng nó vẫn hoạt động ở hình thái khác, đó là hình thái đại ngã. Nếu nó ngưng hoạt động thì nó đâu thể nào quay về với đại ngã của nó được chứ.

    Ngoài thân thể còn các yếu tố khác như thương, ghét, yêu, giận, hờn, đố kỵ, ích kỷ, khiêm tốn, hiền lành, thiện lương,...... Tất cả khi biểu hiện trong tâm mình thì đó chỉ là cái tiểu ngã, mình mượn tạm chúng nó để hình thành tính cách của mình trong giai đoạn nào đó thôi. Khi mình không cần nữa thì mình trả chúng về với đại ngã của chúng, rồi mình mượn cái khác. Cho nên lúc mình thiện lương thì mình đang mượn từ cái đại ngã thiện lương chứ mình có thật sự thiện lương đâu trời. Thiện lương thuộc về đại ngã thiện lương, không thuộc về mình. Khi mình dùng thiện lương chán òi, cái mình đem trả, rồi mình mượn cái khác, ví dụ độc ác. Độc ác thuộc về đại ngã độc ác chứ có thuộc về mình đâu trời. Chơi với độc ác chán rồi thì trả nó về với đại ngã của nó, mình mượn cái khác mình chơi tiếp. Vậy có phải vui hông? Lúc nào cũng toàn là chơi không hà.

    Từ Danh cho tới Sắc mình toàn là vay mượn từ đại ngã. Mượn rồi trả, mượn rồi trả, trả xong rồi lại mượn tiếp, lúc mượn cái này, lúc mượn cái khác, vậy cho nó đa dạng. Lúc mình mượn thì nhân gian gọi là "sanh," lúc mình trả thì nhân gian gọi là "tử." Cho nên sanh hay tử thật ra là quá trình mượn trả mà thôi.

    Nói đến đây mà mọi người vẫn chưa hiểu thì cứ đi tới ngân hàng vay nợ, rồi trả nợ, rồi vay nợ, rồi trả nợ, làm riết thử xem hiểu không haha. Mình mượn nợ ngân hàng thì lúc trả nợ phải cộng thêm tiền lãi nữa chứ. Còn mình mượn nợ từ đại ngã thì lúc trả nợ, tiền lãi mình phải trả là cái gì vậy quý dzị?
    .
    .
    .

    Đó là sở tri chướng, đó là thành kiến, đó là tập khí, đó là vô minh, càng mượn thì lãi càng dày. Sống càng lâu, sống càng già thì càng ngu, càng cố chấp là vậy.

    Bậc Thánh A La Hán sau khi mượn rồi trả thì họ cũng xoá sạch tiền lãi cho nên họ mới thong dong mà đi nhập Niết Bàn được chứ. Cho nên Niết Bàn là gì? Niết Bàn là nơi tín dụng sạch sẽ, mượn nhiêu trả hết nhiêu, cả vốn lẫn lãi. Còn Tam giới là nơi lãi chồng thêm lãi. Bất thối Bồ tát biết số tiền lãi họ cần phải trả, còn phàm phu thì không biết.

    Ai quỡn thì ngồi tính thử xem tiền lãi mình vay từ đại ngã đến thời điểm này là bi nhiêu rồi hahaha. Chỉ giới hạn kiếp sống này thôi, không cần tính đến những kiếp quá khứ.

    Trả lờiXóa
  7. Có đại ngã nào chứa đựng tất cả các đại ngã yếu tố không c?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là nhị nguyên. Núi cao luôn có núi cao hơn. Không có lớn nhất, chỉ có lớn hơn, không có nhỏ nhất, chỉ có nhỏ hơn.

      Xóa
  8. Cái gì cũng do vay mượn từ đại ngã mà ra. Đại ngã lại mang tính công bằng, tất cả mọi thứ dù tốt hay xấu, dù thiện hay ác, dù tích cực hay tiêu cực thì cũng đều có giá trị ngang nhau. Đại ngã đâu có quỡn mà phân ra thiện lương là cao cả hơn độc ác đâu trời. Tính thiện lương hay tính độc ác, đứng ở phương diện đại ngã thì đều ngang bằng nhau, đều có giá trị tồn tại riêng của từng đứa, không đứa nào vĩ đại hơn đứa nào và không đứa nào cao trội hơn đứa nào. Cái mà phân ra đâu là vĩ đại hơn, đâu là cao trội là cái tiền lãi mà mấy đứa tích luỹ hoài không chịu trả ấy, chứ đại ngã là công bình.


    Tốt và xấu đều công bằng ngang nhau, mắc gì người tốt thì được quyền hô lên ta là người tốt, còn người xấu thì phải giấu như mèo giấu cứt vậy. Chính vì tốt khoe xấu che mà sanh ra thói đạo đức giả. Thấy người xấu, người ta sợ gần chết, cho nên nếu lỡ mình xấu, cái mình tìm cách che đậy đi, lấp liếm đi, hoặc ảo tưởng rằng mình không xấu.

    Người tốt hay người xấu đều công bình trong đại ngã, cho nên nếu lỡ mình là người xấu (giống chuỵ nè) thì mình cũng có thể hãnh diện ra đứng giữa đường mà gào lên: hú hú hú, ta là người xấu nè (hahaha)

    Khi mình xấu, mình biết mình xấu, mình chấp nhận mình xấu.
    Khi mình giận dữ, mình biết mình giận dữ, mình chấp nhận mình giận dữ.
    Khi mình tham lam, mình biết mình tham lam, mình chấp nhận mình tham lam.
    Khi mình ganh ghét đố kỵ, mình biết mình ganh ghét đố kỵ, mình chấp nhận mình ganh ghét đố kỵ.
    Khi mình xảo trá, mình biết mình xảo trá, mình chấp nhận mình xảo trá.
    ......

    Tóm lại, mình dũng cảm đối diện với những thói xấu của mình và mình chấp nhận nó bởi vì nó thuộc về đại ngã của nó chứ có thuộc về mình đâu mà mình lăn tăn chi cho mệt vậy.

    Khi mình dũng cảm đối diện và chấp nhận những thói xấu của mình thì mình không bị nhị nguyên đẩy về cực ngược lại, đó là làm người tốt, tốt thấy mịa luôn, suốt ngày lăng xăng làm người tốt cũng mệt lắm chứ bộ. Cho nên lỡ làm người xấu rồi thì chấp nhận thôi, xong giai đoạn đó rồi thôi, trả nó lại cho đại ngã của nó, cộng thêm trả lãi, còn mình tào lao lăng xăng là tiền lãi cũng tích luỹ thấy mịa luôn đó.

    Trả lờiXóa
  9. Cho nên, việc hành pháp không phải là suốt ngày lăng xăng ăn chay niệm Phật ngồi thiền rồi chạy tới chạy lui làm từ thiện mà là biết rõ mình thuộc cái thể loại nào rồi chấp nhận nó. Chỉ vậy thôi thì lúc mình trả nợ đại ngã thì mình trả luôn cả vốn lẫn lãi, hổng có lãi chồng lãi nữa. Người ta tu là tu vậy đó. Tu làm sao để lúc trả nợ thì trả được cả vốn lẫn lãi thì hổng có bị nhị nguyên đẩy từ tốt đến xấu, từ xấu đến tốt như đẩy quả banh.

    Mọi người phải làm bước này trước rồi mới ăn chay niệm Phật ngồi thiền làm từ thiện........ Bởi vì chỉ có sau khi hiểu rõ mình là cái thể loại nào thì khi mình làm mấy cái hành động này mình mới tránh bị rơi vào ảo tưởng và ảo giác. Hiểu hông? Hổng hiểu thì cứ làm đi rồi sẽ hiểu.

    Chuỵ ví dụ nha. Sau khi mình hiểu rõ mình thuộc cái mặt hàng nào rồi. Mình có thể thoải mái không hề áp lực mà chạy ra giữa đường gào to thiệt to: Ta là người xấu nè. Sau đó mình đi làm từ thiện thì mình phát hiện ra rằng hoá ra mình làm từ thiện là do mình tham lam, mình đưa cho người ta thì ít mà mình mong cầu từ hành động đó thì nhiều, hoặc mình làm từ thiện hoá ra là do mình chảnh, mình chảnh quá hổng có chỗ thể hiện cho nên mình đi làm từ thiện để có thể phát huy sự chảnh chó của mình, hoặc mình làm từ thiện là do mình tào lao tuỳ hứng, quỡn quá không có gì làm cho nên xạo xạo chạy đi làm từ thiện để chứng tỏ ta là người bận rộn kkkkk.

    Sau khi mình biết mình là cái mặt hàng nào thì mỗi khi mình đi chùa mình ăn chay mình niệm Phật mình tụng kinh mình bố thí mình cúng dường,.... thì mình đều thấy rõ mình làm những hành động này với cái tâm gì và với thái độ nào.

    Nhận rõ mấy cái này vui lắm nha mọi người, cực kỳ háo hức luôn đó, không có bị cái thói đạo đức giả mờ mờ ảo ảo che đậy nữa cho nên vui chứ sao không vui. Để làm cái này thì đầu tiên mọi người cần điều chỉnh lại nhận thức của mình rằng những tính cách tiêu cực không có gì là xấu cả, chúng có đại ngã của riêng chúng và chúng hoàn toàn ngang hàng với những tính cách tích cực. Phải thấy rõ như vậy thì mình mới dám đối diện với chúng được chứ, nếu không chỉ giỏi làm đà điểu rút đầu trên cát hoặc bịt tai trộm chuông, tự lừa mình dối người, đời đời chìm đắm trong thói đạo đức giả do mình ảo tưởng ra mà thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Rất hay chị ơi

    Trả lờiXóa
  11. Có đứa giới thiệu cho chuỵ cái nhóm FB gì mà Giáo Hội Vũ Trụ Phật Pháp nha bà con. Nhóm mới có mấy trăm người, có rất nhiều bạn cũ của chuỵ, toàn là những anh tài chửi bới với chuỵ trước đây, 7-8 năm trước trong mấy cái nhóm Hội Phật Pháp Đốn Ngộ, Hội Phật Pháp Thực Hành, Thiền Tông Zen,..... Mấy nhóm cũ đâu mất tiêu rồi, chắc bị FB xoá rồi, giờ họ có nhóm mới này nè, nhóm mới có mấy trăm người thôi, nhưng họ làm cũng hay, thỉnh thoảng mời vài ba người livestream đối đáp về Phật Pháp.

    Chuỵ vừa mới xem livestream đối pháp giữa bà Hồng Mận với ông Sư Hoà Trương. Tội nghiệp ông sư không hiểu bà Mận nói cái gì luôn haha. Những người đã biết rành cái bản mặt của nhị nguyên rồi thì họ vô đối thủ, không có đối thủ đâu, bây đừng có tầm xàm đem người khác vô đối đáp bởi vì làm như vậy rất tội nghiệp người ta haha.

    Người đã thấu tỏ tâm thức nhị nguyên của chính mình rồi thì khi bây đối đáp với họ bây chỉ có mà tức ói máu, bởi bây nói cái gì ra cũng lọt vào nhị nguyên, cái người ta chỉ cho bây, đây là rơi vào nhị nguyên rồi, câu nào mình nói ra cũng bị rơi vào nhị nguyên như vậy mà không tức ói máu mới lạ hihi. Vấn đề là mình lại không thấy mình rơi vào nhị nguyên mà thấy mình nói có lý mới ghê chứ!

    Ví dụ ông Sư Hoà Trương ổng nói câu gì mà Phật tánh không có mắt tai mũi lưỡi, cái bà Mận bả nói vậy là nhị nguyên bởi vì Phật tánh không có mắt tai mũi lưỡi mà phàm tánh thì có, đây là phân thành có không rồi. Ổng nhất định cãi lại, cái bà Mận bả đổi cách nói: Mình nói Phật tánh không có giới hạn thì khi mình nói Phật tánh không có mắt tai mũi lưỡi thì đây chính là giới hạn chứ còn gì nữa.

    Xem mà mắc cười chết đi được. Đảm bảo livestream xong ông sư cũng không hiểu bà Mận nói cái gì luôn kkkkk. Méc cừ qué hahaha

    Trong livestream này bà Mận nói rất rõ ràng dễ hiểu giải thích đâu ra đó về nhị nguyên, ai cảm được thì cảm, không cảm được thì thôi.

    Người thấu rõ tâm thức nhị nguyên thì trước khi họ nói gì họ đều quán chiếu chính điều họ nói trước, biết về đối thể trong suy nghĩ của mình trước, khi mình biết cái ý mình nghĩ/nói đến và cái đối thể đang ẩn núp của nó, hai cái đều hiện lên và hoà thành không, đối thể hoà thành không rồi thì khi mở miệng nói gì mới không rơi vào nhị nguyên. Cùng 1 câu nói y chang nhưng người không nhìn ra đối thể và người đã nhìn ra đối thể mở miệng ra nói là không hề giống nhau.

    Bởi, nhiều người chỉ trích Mận là sao toàn là phê phán chỉ trích người khác khiến cho người ta nóng máu dữ vậy tời quơi. Mục đích của Mận chỉ có 1 thôi, đó là chỉ cho người ta cách nhìn ra đối thể trước rồi mới mở miệng nói hay gõ chữ. Khi mình làm như vậy thì những gì mình nói mới không tạo ra nhân quả mới, gọi là đến không hình, đi không bóng ấy, nói cách khác thì làm như vậy để chấm dứt luân hồi chỉ còn lại sanh tử ở các Bất thối Bồ tát.

    Khi các đối thể đều nhô ra và cùng triệt tiêu nhau để trở về không thì theo ngôn ngữ của ông sư huynh tui thì đó là: Tâm không làm muôn việc. Công đức trả về không.

    Nghe ông sư Hoà Trương nói về Phật tánh, tui nghĩ mọi người có bị nhầm lẫn Phật tánh với đại ngã không vậy tời quơi. Cái được gọi là giác ngộ giải thoát chính là nhận diện được tiểu ngã và đại ngã, khi mình nhìn ra được hai cái này thì mình vượt qua được nhị nguyên, chỉ có vậy thôi. Đó là lý do Bà La Môn đề cao đại ngã đến mức kinh khủng và nhiều người nghe đến hai từ đại ngã là gán ghép luôn đây là ngoại đạo chứ không phải Phật Pháp. Bây khìn quá bây ơi. Bà La Môn cứu cánh là hoà nhập vào đại ngã để trở thành thần, còn giác ngộ giải thoát là nhận rõ cái bản mặt của đại ngã để không bị nó điều khiển, từ đó có thể vượt qua được nhị nguyên. Và cái Phật tánh mọi người hay mô tả nó y chang cái đại ngã hà.

    Để khi nào siêng, chuỵ nói về cái này kỹ hơn coi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái mà chuỵ nói không tạo ra nhân quả mới nghĩa là không hình thành dòng nghiệp mới ấy, chứ thân sống trong nhị nguyên mà bảo là thoát khỏi nhân quả thì thật là ảo ma nơ canh dễ sợ. Nhân quả là nền tảng của nhị nguyên, hễ có nhân thì phải có quả, vậy mới là nhị nguyên được chứ. Còn bản thân mình mang sắc tướng tồn tại trong nhị nguyên mà gào lên ta không có nhân quả thì đó là tầm xàm.

      Cho nên khi chuỵ nói không tạo ra nhân quả mới, đến không hình, đi không bóng có nghĩa là không hình thành dòng nghiệp mới và dòng nghiệp này là bà mối dẫn mình đi tái sanh luân hồi miết ấy.

      Không bị dòng nghiệp ảnh hưởng nhưng thân sắc tướng vẫn phải trả quả, nhờ vậy mới tồn tại trong nhị nguyên được chứ. Giống như bà Mận kìa! Bả chửi người ta, người ta chửi lại bả. Đây là sự trả quả về mặt sắc tướng. Nhưng những người chửi bả chẳng những trả quả về mặt sắc tướng là bị chửi mắng mà còn phải trả quả về dòng nghiệp nữa.

      Ví dụ khác là thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhiều thèn ngu bảo thiền sư thiền sao mà cuối đời bị tăng xông rồi liệt giường liệt chiếu phải ngồi xe lăn vậy trời. Đây là quả báo về mặt sắc tướng mà ổng phải trả, có cm gì đâu mà kỳ lạ. Chứ mọi người cứ nghĩ là Bồ tát phải ngồi toà sen lóng la lóng lánh, xinh đẹp tuyệt trần, suốt ngày đi mây về gió như trong Tây Du ký hay gì. Ảo tưởng quá mà. Bồ tát sống trong nhị nguyên thì họ chỉ không bị dòng nghiệp lôi kéo như phàm phù nhưng quả báo về mặt sắc tướng thì họ vẫn phải trả như người bình thường không có gì khác biệt cả, nếu không thì họ nhập Niết bàn mịa nó rồi, nghĩa là bị đá ra khỏi nhị nguyên buộc phải nhập Niết Bàn giống mấy bậc thánh A La Hán ấy. Cho nên Thích Nhất Hạnh trả quả báo tăng xông là do ổng thuyết về hoà bình làm mấy cha tham chiến thời ấy bị lên tăng xông hay sao ấy haha. Chuỵ không cùng thời với họ cho nên chuỵ đoán bậy đoán bạ thôi chứ làm sao biết được tời quơi. Thuyết pháp sao mà làm cho người ta lên tăng xông luôn vậy ông già ẻo lả hahahaha.

      Nhưng mà trả quả cũng tốt nha, không có gì phải sợ, có khi nhờ trả quả miết mà người ta ngộ đạo luôn. Sống là một trường tranh đấu là vậy đó. Làm bậy rồi trả quả, rồi lại làm bậy tiếp. Cứ trả quả miết thì mới ngộ đạo được chứ. Còn cái gì cũng không dám làm, không dám nói thì giống như rơi vào vô ký vậy đó, y như cục đá. Khi hiểu rõ điều này thì lúc nào trả quả, mình không có gào khóc than trời trách đất mà vui vẻ nhận lãnh quả báo và quán chiếu vì sao mình phải lãnh quả này. Làm tới làm lui nhiều lần riết ngộ đạo hồi nào không hay luôn đó. Không tin mọi người làm thử đi rồi biết.

      Biết sao bà Mận bả nói người không tin nhị nguyên, bác bỏ nhị nguyên sẽ bị quả báo là cụt tay cụt chân không. Bởi vì hai tay hai chân là tượng trưng cho sự cân bằng của nhị nguyên. Không tin nhị nguyên thì bị cụt riết đến lúc nào đó ngộ ra rằng ồ hoá ra cái gì cũng phải có NHỊ thì mới cân bằng, nhờ vậy mà không bác bỏ nhị nguyên nữa. Biết đâu kiếp này chuỵ được khai thị cho pháp nhị nguyên là nhờ chuỵ trong vô số kiếp phải trải qua cảnh sống cụt tay cụt chân. Cho nên bị cụt cũng có cái tốt của nó vậy. Chuỵ nói vậy thôi chứ không có xúi dại mấy đứa đi cưa tay cưa chân cho cụt để ngộ ra pháp nhị nguyên đâu nha. Nếu có thì là do tụi bây lỡ dại thôi chứ không liên quan gì đến chuỵ, cho nên đừng có đổ thừa cho chuỵ nha hahaha

      Xóa
  12. Khổng tử có câu nổi tiếng "Nhân chi sơ tính bản thiện"

    Tuân tử có câu còn nổi tiếng hơn "Nhân chi sơ tính bản ác." Con người sanh ra là đã ác rồi, mình thấy tính thiện là do mình tưởng tượng.

    Chuỵ thích câu của Tuân tử bởi vì nó thực tế và gần với chuỵ hơn. Chuỵ gần với thế giới hắc ám hơn, nói cách khác chuỵ là người xấu ấy. Cho nên câu của Tuân tử mới hợp với chuỵ kkk.

    Cái ác chính là sự huỷ diệt, nói cách khác là sự chết ấy. Còn cái thiện là sự sống. Trên thế giới này, sự huỷ diệt mạnh mẽ hơn bất cứ thứ gì. Bởi, trong 3 vị thần đứng đầu của Bà La Môn Giáo là thần Brahma (Đấng Sáng tạo), thần Vishnu ( Đấng Sinh tồn) và thần Shiva (Đấng Huỷ diệt) thì thần Shiva là mạnh nhất. Trong Thành Trụ Hoại Không thì thần Brahma là Thành, thần Vishnu là Trụ còn thần Shiva là Hoại và Không. Một mình ổng cân luôn hai cái thì bảo sao ổng không mạnh nhất. Thần Brahma với thần Vishnu phải hợp tác với nhau thì mới hy vọng đánh ngang tay với thần Shiva, chứ 1 chọi 1 thì thua là cái chắc.

    Chính vì sự huỷ diệt (cái ác) quá hùng mạnh cho nên khi quán chiếu mình dùng cái này để quán chiếu thì dễ hơn là dùng cái ngược lại. Cho nên mọi người dùng câu "nhân chi sơ tính bản ác" để nhận diện ra tất cả sự tàn ác bên trong chính mình thì sẽ nhận diện ra tất cả sự tàn ác trong thiên hạ. Để chi? Để khi mình thấy sự tàn ác trên thế gian thì mình sẽ không nhảy loi choi dựng dựng lên chửi bới chỉ trích lên án nữa. Bởi vì sự tàn ác trên thế gian chính là hình ảnh phản chiếu sự tàn ác bên trong chính mình mà thôi. Mình thấy mình ác, mình nhận diện được sự ác của mình thì mình mới không bị đẩy đi làm người tốt hahaha. Làm người tốt cực lắm, không có sướng đâu cho nên đừng có ham nha bà con. Giống như một mình chống mafia ấy.

    Khi mình phản kháng lại cái ác thì mình hoà vào cái đại ngã thiện lương cho nên mình sẽ phải làm người tốt thôi. Nhưng khổ nỗi cái tốt (sự sống ấy) nó khó hơn nhiều so với cái ác (sự huỷ diệt) cho nên làm người xấu dễ hơn làm người tốt là vậy hihi. Nhưng chính vì nó khó cho nên phần thưởng của nó cao, đó là lý do nhiều người đổ xô đi làm người tốt là vậy. Trong bài "Câu đố" chuỵ cũng có đề cập đến vấn đề này rồi.

    Túm lại, nhân chi sơ tính bản ác, quán chiếu và nhận diện cái ác bên trong chính mình thì mình sẽ hiểu được cái ác của thế gian.

    Ví dụ, khi quán chiếu cái ác thì mọi người sẽ nhìn thấy tất cả mối quan hệ giữa người với người dù là người trong gia đình như cha mẹ con cái chồng vợ anh chị em ông bà chú bác cô dì cho đến bạn bè đồng nghiệp cấp trên cấp dưới thậm chí sư đồ nghĩa là sư phụ đệ tử ấy,.... đều xoay quanh hai chữ "lợi ích." Cho nên trong tất cả các mối quan hệ nếu không phải lợi dụng nhau thì chính là lừa gạt lẫn nhau. Hiểu rõ điều này thì khi mình tốt với ai đó thì chắc chắn họ có gì đó cho mình lợi dụng, hoặc lừa gạt, khi mình muốn ghét ai đó thì chắc chắn mình không lợi dụng được họ hay không lừa gạt được họ mà thôi.

    Khi biết rõ tất cả mối quan hệ giữa người với người đều là lợi dụng hoặc lừa gạt lẫn nhau thì mình sẽ chấp nhận được sự phản bội, sự dối trá, sự bất trung, bất nhân và bất nghĩa. Khi biết rõ bản chất của cái được gọi là mối quan hệ xã hội, sau đó chấp nhận được những thứ tiêu cực xuất phát từ những mối quan hệ ấy thì mình dần dần mới bớt đi sự ảo tưởng về các mối quan hệ và từ từ mối quan hệ trở thành sự tương giao thuần tuý, không mang bản chất lợi dụng hay lừa gạt nữa, như cây ổi và cây xoài mọc cạnh nhau trong 1 khu vườn vậy. Người ta chỉ có thể buông bỏ sau khi hiểu rõ bản chất là vậy. Cho nên mọi người hãy bắt đầu từ "nhân chi sơ tính bản ác" đi nha hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuỵ nhớ trong nhóm FB Giáo Hội Vũ Trụ Phật Pháp, có đứa suốt ngày kêu gào bà Mận hỏi bả đối thể của cái rốn với lỗ đen vũ trụ là cái gì.

      Cái rốn là chuỵ định nói về nó lâu rồi nhưng thứ nhất là lười thứ hai là đãng trí quên tuốt. Sẳn có dịp nên nói luôn nha.

      Mọi người có đọc truyện Tiên hiệp không, truyện về mấy người tu tiên ấy. Để tu tiên người ta phải vận khí trong đan điền, đan điền là chỗ cái rốn ấy, đan điền phải chứa đủ linh khí thì người ta mới thăng cấp được. Linh khí nghĩa là tinh tuý của sự sống và đan điền là nơi chứa cái tinh tuý ấy. Đan điền cũng chính là lỗ rốn là nơi bắt nguồn sự sống của đứa trẻ qua việc nối kết với cơ thể mẹ. Cho nên lỗ rốn tượng trưng cho sự sống.

      Hố đen vũ trụ tượng trưng cho sự chết, sự huỷ diệt bởi vì khi hố đen xuất hiện thì tất cả những vật xung quanh đều bị huỷ diệt, đều bị hút vào hố đen, một lực hút của sự huỷ diệt mà không gì kháng cự lại được. Khi vật thể biến mất khỏi vị trí vốn có thì đây gọi là huỷ diệt. Còn việc vật thể ấy vào hố đen rồi sẽ xuất hiện ở nơi khác hay hình thái khác gì đó thì đây giống như là tái sanh vậy đó.

      Khi hố đen xuất hiện thì vạn vật xung quanh đều bị huỷ diệt phải tái sanh thành hình thái khác. Cho nên hố đen tượng trưng cho sự huỷ diệt.

      Lỗ rốn tượng trưng cho sự sống, nơi chứa tinh tuý sự sống, còn hố đen tượng trưng cho sự huỷ diệt. Thì hai đứa này chính là đối thể của nhau chứ còn cái gì nữa mà hỏi tời quơi!!! Cái đứa hỏi câu này nó cũng ngớ ngẩn hết sức, toàn là dùng lý trí để suy luận cho nên đem hai đối thể nhau ra đánh đố người ta. Đây gọi là ngốc không ai ngốc bằng là vậy hahaha.

      Bây bớt dùng lý trí thì bây sẽ thông tuệ hơn chứ có gì đâu mà khó kkk

      Lỗ rốn nhỏ xíu, còn hố đen vũ trụ bự chà bá thì sao là đối thể của nhau được vậy chuy?

      Cái gọi là lớn hay nhỏ là do lý trí của mình nó bảo cho mình như vậy thôi, chứ lớn hay nhỏ trong vũ trụ nó không có ý nghĩa gì cả. Nếu xem vũ trụ là người khổng lồ thì có khi cái hố đen nó chỉ là một hạt cát so với cái lỗ rốn của người khổng lồ ấy chứ. Với lại, cái hố đen ở vũ trụ của mình nó huỷ diệt vạn vật xung quanh nó nhưng nó lại chính là cái lỗ rốn ở vũ trụ khác bởi vì vạn vật bị nó huỷ diệt ở vũ trụ này lại tái sanh thành hình thái mới ở vũ trụ kia cho nên hố đen ở đây là sự chết thì ở chỗ kia nó lại là sự sống ấy chứ.

      Cứ xem hố đen như đan điền của người khổng lồ đi, nó phải hút đủ linh khí thì nó mới thăng cấp. Năng lượng không tự nhiên sanh ra cũng không tự nhiên mất đi là vậy, nó chỉ chuyển hoá từ vũ trụ này sang vũ trụ kia mà thôi. Điều này thì mấy thèn khoa học gia ngốc bức nó đã chứng minh ra rồi. Hố đen chính là tâm của một vũ trụ mới đang được hình thành.

      Xóa
  13. Khi nào có thời gian viết về Phật Tánh với Đại ngã nha chị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phật tánh là gì? Mọi người đầu tiên viết ra cái định nghĩa về Phật tánh cái đã, vậy thì tui mới dựa vào đó mà viết được chứ.

      Nếu không biết định nghĩa thế nào thì mọi người vào bài "Tìm quản trị viên cho các trang FB" ở chỗ bình luận nói về 3 hồn 7 vía, tui viết về cái thiên hồn đó. Mọi người thử xem nó có giống cái từ "Phật tánh" của mọi người hay không.

      Xóa
  14. Có người giải thích Tam Minh là vầy nè mọi người!

    Tham có nhiều loại tham. Biết rõ mình tham, không có nghi ngờ là mình có tham hay không thì đây chính là Nhất Minh.

    Sân có nhiều loại sân. Biết rõ mình sân, không có nghi ngờ là mình có sân hay không thì đây chính là Nhị Minh.

    Si có nhiều loại si. Biết rõ mình si, không có nghi ngờ là mình có si hay không thì đây chính là Tam Minh.

    Khi bản thân đã Tam Minh thì chính là Phật vậy.

    >>> Đọc thấy méc cừ không mọi người. Quá là méc cừ luôn ấy chứ. Nhưng mà lại có lý nha. Ông Phật Thích Ca ổng tồn tại trong nhị nguyên mà mọi người lại bảo rằng ổng đã diệt trừ tham sân si rồi thì nghe nó ảo ma nơ canh dễ sợ luôn. Nếu ổng hết tham sân si rồi thì ổng bị nhị nguyên đạp ra khỏi nhị nguyên luôn, lấy đâu ra 49 năm thuyết pháp vậy tời quơi.

    Khi ổng còn thân sắc tướng thì tham sân si vẫn còn đó chứ mất đi đâu mà mất. Nhưng mà tham có nhiều kiểu tham và không có kiểu tham nào mà ổng không biết, sân có nhiều kiểu sân và không có kiểu sân nào có thể lấp liếm được ổng, si có nhiều kiểu si và không có kiểu si nào qua mắt được ổng. Cho nên ổng đắc Tam Minh là vậy.

    Thân trong nhị nguyên thì bị nhị nguyên chi phối, trong đó các kiểu tham sân si là các đại ngã khác nhau, ổng rành mấy cái đại ngã này qué mờ. Nếu mọi người cũng rành mấy cái đại ngã này như ổng thì mọi người cũng có Tam Minh thôi.

    Trả lờiXóa
  15. Vô Ngã thường được hiểu là "Vô" = "Không"; "Ngã" = "Bản Ngã." Cho nên Vô Ngã nghĩa là "Không có Bản ngã."

    Không đúng. Đã là người thì phải có Bản ngã. Không có bản ngã thì làm sao mà sống.

    Vô Ngã nghĩa là Bản ngã có cái lỗ, vì có cái lỗ nên nó không cố định, không bất biến. Nó thay đổi theo hoàn cảnh. Hoàn cảnh này thì xài cái ngã này, hoàn cảnh kia thì xài cái ngã kia. Chính vì vạn vật đều vô ngã cho nên mọi người nhìn/nghe/đọc gì cũng chỉ có giá trị ngay thời điểm đó thôi. Qua thời điểm đó thì bản ngã nó thay đổi ồi. Người vô ngã là người thay đổi như tắc kè, nói vầy nghe hơi ghê, vậy đi cho nó đẹp, người vô ngã là người giống như nước vậy đó, địa hình gì cũng chảy qua được, gặp cong thì mình cong, gặp thẳng thì mình thẳng, gặp tròn thì mình tròn, gặp dài thì mình dài, gặp vòng vèo thì mình vòng vèo. Nước đâu có bản ngã, bản ngã của nước là tuỳ theo địa hình. Cho nên người ta mới hay hô khẩu hiệu là phục vụ chúng sanh với tinh thần vô ngã vị tha. Chúng sanh giống như địa hình, còn người vô ngã thì giống như nước, mài có địa hình kiểu gì, tao cũng chảy qua được hà hà hà. Chúng sanh già trẻ lớn bé cao sang hạ liệt giàu nghèo khổ cực bần cùng gì người vô ngã đều phục vụ được ráo trọi, bởi vì người vô ngã là nước mà, địa hình gì cũng không làm khó được họ, dù gặp núi kiên cố cỡ nào thì nước chảy riết đá cũng phải mòn, núi cũng phải thủng thôi. Ghê thật! Nước nhìn bề ngoài đâu có sức mạnh gì đâu, nhìn yếu đuối vậy mà bền bỉ kinh dị, chảy riết đá cũng phải mòn, thép cũng phải rỉ. Người vô ngã giống vậy đó.

    Cho nên vô ngã nghĩa là muốn xài cái ngã nào là xài, giống y như diễn viên xuất chúng, diễn vai nào cũng được. Nhưng diễn viên không bằng người vô ngã ở chỗ, diễn xong họ không thoát ra được vai diễn mà có thể bị vai diễn ám ảnh, còn người vô ngã thì không như vậy, diễn xong thì thôi, bận sống với cái ngã hiện tại, làm gì có thời gian mà sầu bi khổ ải, nghĩa là họ có chánh niệm, không có phóng tâm ra ngoài ấy.

    Cho nên mọi người muốn sống vô ngã không? Tui chỉ cho nè! Dễ lắm! Cứ xem mình là diễn viên đang đóng phim, gặp phim gì cũng đóng được, đóng xong thì thôi, chuyên tâm vào bộ phim mình đóng, không có bị ám ảnh về bộ phim trước đó. Ví dụ, ở công ty mình đóng vai là nhân viên thì mình đóng tròn vai nhân viên, khi ra đường mình đóng vai công dân thì mình đóng tròn vai đó, về nhà mình đóng vai cha/mẹ/ông/bà/con/cháu thì mình làm tròn vai đó. Mỗi hoàn cảnh mình chỉ diễn đúng một vai thôi, còn người bị tâm thần phân liệt mới phải diễn 2-3 vai trong một hoàn cảnh. Ví dụ đi chơi với người yêu thì mình diễn đúng vai người yêu thôi, mà vai người yêu diễn sao thì đi học, học xem vai người yêu diễn thế nào, rồi mình thực hành với người yêu của mình, chứ đi chơi với người yêu mà mình cứ làm như mình là ông/bà nội hay sếp của người yêu thì bị vả cho rụng răng cũng là đáng đời kkkk.

    Diễn vai vô ngã thật ra mọi người đang làm hằng ngày ngay trong đời sống của mình nhưng tại mình không biết dùng thuật ngữ để mô tả thôi. Mình đã và đang sống hằng ngày một cách vô ngã rồi, tự nhiên hăng máu đi tìm hiểu về tôn giáo rồi bị cái thuật ngữ "vô ngã" quần cho lên bờ xuống ruộng, đây có phải là khùng không?

    Mọi người đã và đang sống cuộc sống của mình một cách vô ngã rồi đó, cứ thế mà sống tiếp, chỉ cần chánh niệm trong từng vai diễn, mỗi lần diễn một vai thôi, đừng có bị tâm thần phân liệt, vậy là xong rồi ó. Nghe lời mấy thèn ngu phân tích tào lao chi cho bị loạn trí vậy tời quơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những nhân viên bán hàng giỏi là người vô ngã ấy bà con. Khách hàng kiểu nào họ cũng chìu được và cũng bán được hàng thôi hà. Muốn biết thế nào là vô ngã thì đừng vùi đầu vào sách vở để tìm mà hãy thân cận quan sát và học hỏi từ các nhân viên bán hàng/bán hàng kinh doanh xuất sắc ấy. Khi bán hàng, họ dùng vô ngã một cách vô cùng thiện nghệ ấy, học từ họ hay hơn là học từ sách vở chùa chiền tôn giáo.

      Bởi vì vạn vật đều có lỗ cho nên vạn vật đều vô ngã, kể cả tình cảm cảm xúc trạng thái cũng đều có lỗ cũng đều vô ngã. Cho nên trên đời này ngu nhất là tin vào câu nói: "Anh yêu em mãi mãi." Đứa nào nói với mình câu này, quăng vào mặt nó một bạt tai cho nó tỉnh đi nha bà con. Xạo hả mại, chuỵ Quỷ Vương nói vạn vật đều có lỗ, vạn vật đều thay đổi kể cả tình yêu thì làm gì có chuyện yêu mãi mãi, mài muốn lừa đảo bà hay gì hahaha. Thèn đó mà khôn thì nó phải nói thế này: Anh thề là ngay tại thời điểm này anh yêu em nhất trên đời. Thèn nào nói câu này nghĩa là nó rất tỉnh, nó hiểu bản thân nó đang nói cái gì, còn thèn lừa đảo thì quất luôn câu: "anh yêu em mãi mãi." Chỉ cần nghe hai người yêu nhau tâm sự là biết có lừa đảo hay không liền chứ gì.

      Theo quy luật vạn vật vô ngã và vô thường thì tình yêu phải có sự thay đổi, dịch chuyển, không bao giờ đứng yên, qua mỗi một giai đoạn sống thì người yêu lý tưởng của mỗi người có sự thay đổi rồi, nếu nó chưa thay đổi là do họ chưa gặp trúng đối tượng và vẫn còn đang ảo tưởng. Hai vợ chồng yêu nhau từ đầu đến cuối là do hình tượng họ thay đổi theo đúng mẫu người yêu lý tưởng của chồng/vợ mình.

      Túm lại, viết mỏi tay quá, cho nên mọi người cứ tư duy về vô ngã ngay trong cuộc sống của mình thì từ từ mình cũng sẽ ra nhận chân lý và ngộ đạo thôi. Đơn giản lắm!

      Xóa
  16. Cái mà gọi là Khổ (khách quan) trong Tam Pháp Ấn thật ra nó là sự lột xác đó bà con. Chuỵ ngộ ra cái Khổ này qua việc nhìn lớp vỏ cây xoài bong tróc ra. Tự dưng ngồi nhìn vậy mà ngộ ra Khổ luôn.

    Bất kỳ thứ gì cũng vậy, để tiến hoá thăng hoa thì vạn vật đều trải qua quá trình lột xác, bong tróc cái cũ đi để cho cái mới ra đời, và cái sự bong tróc này chính là Khổ. Sự bong tróc này diễn ra hoàn toàn khách quan, khi thời điểm đến thì cái cũ phải chết đi để cho cái mới sanh ra, và cái mới này không phải là hoàn toàn mới, không có liên hệ gì đến cái cũ mà cái mới này là sự tiến hoá từ cái cũ, dựa trên sự hy sinh sự chết của cái cũ mà cái mới ra đời. Tất cả đều là như thế từ chúng sanh hữu tình vô tình, vô tri hữu trí cho đến tình cảm trạng thái cảm xúc. Tất cả đều phải bong tróc và chết đi để cái mới thay thế, gọi là tre già măng mọc ấy.

    Trong các bài thuyết pháp của mình, bà Mận hay nói đến thăng hoa tiến hoá thì cái thăng hoa tiến hoá của bả là cái Khổ trong Tam Pháp Ấn ấy. Cái cũ chưa bao giờ vô dụng mà nhờ cái cũ mới có cái mới, nhờ cái cũ bón phân tạo dinh dưỡng mà cái mới thăng hoa. Trong cuộc sống của chúng ta, bất kỳ tình huống hoàn cảnh sự việc nào mà chúng ta gặp phải, dù là vui hay buồn, tốt hay xấu, thiện hay ác đều là chất dinh dưỡng cho sự giác ngộ của chúng ta, nghĩa là tất cả đều thăng hoa thành trí tuệ và chúng ta nhờ vào trí tuệ này để giác ngộ.

    Khổ trong Tam Pháp Ấn là vậy đó, chả liên quan gì đến Bát Khổ cả. Khổ là sự lột xác, bong tróc cái cũ để sanh ra cái mới. Và chính vì sự bong tróc luôn luôn diễn ra cho nên vạn vật mới vô thường, và vô ngã. Túm lại vì vạn vật có lỗ (vô ngã) nên vạn vật mới vô thường và vì vạn vật vô thường nên mới có sự lột xác bong tróc (khổ).

    Từ lúc nhìn ra cái Khổ khách quan này đến lúc có thể viết ra bằng ngôn từ, chuỵ trải qua 5 năm đấy chứ không đơn giản đâu nha. Và việc này chỉ thực hiện được sau khi chuỵ ngộ ra Như Lai Tạng, còn gọi là Vô cực như trong bình luận ở bài "Theo dõi Livestream Hồng Mận." Bởi, ngộ ra đã không dễ mà phải thông qua lý trí ngôn từ để mô tả thì càng không dễ. Cho nên mấy ông Độc Giác Phật không thèm thông qua lý trí ngôn từ để nói về cái ngộ của họ luôn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ sự trực ngộ cho đến việc thông qua lý trí để mô tả cái ngộ ấy thì cần phải có thời gian. Nhưng một khi đã thông qua được lý trí để mô tả thì có thể mô tả chính xác rõ ràng cụ thể chi tiết đầy đủ chứ không có kiểu mờ mờ ảo ảo lừa đảo chúng sanh kiểu: cái này cao siêu nói không được hoặc cái này là bất khả thuyết,... Đã thực thấy rồi thì thấy rõ ràng chi tiết, hoặc không nói (bởi vì chưa thông qua lý trí để nói được) hoặc nói rõ ràng chi tiết, không có nói kiểu mờ ảo, không có phân vân, không có nghi ngờ. Còn mờ ảo, còn phân vân, còn nghi ngờ là còn chưa thật ngộ, mới chỉ là ảo tưởng thôi. Người thật ngộ là người thật sự nếm món ăn cho nên họ có thể mô tả chi tiết mùi vị món ăn đó như thế nào, còn người chưa từng nếm món ăn chỉ mới ảo tưởng thôi thì khi họ mô tả họ nói lúc được lúc không lúc đúng lúc sai lúc này lúc nọ kiểu mờ mờ ảo ảo ấy, bởi vì họ có thật sự thấy đây, họ chỉ mới tưởng tượng thôi.

      Xóa