Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Sự khác biệt trong con đường Thánh đạo và con đường Bồ tát đạo

Nếu buộc phải đánh giá một bậc chứng đắc thì có thể dùng THÂN KHẨU Ý để đánh giá một bậc Thánh. Nhưng Thân Khẩu Ý không phải là tiêu chuẩn để đánh giá một Bất thối Bồ tát.Vì sao lại vậy?

Vì chánh kiến của một bậc Thánh A La Hán dựa trên Tứ Diệu Đế trên Bát Chánh Đạo nên dùng Thân Khẩu Ý để đánh giá họ là phù hợp.

Còn chánh kiến của một Bất thối Bồ tát dựa trên Quy Luật vận hành của Nhân Quả. Cho nên chỉ ai thể nhập được vào Chân Lý Nhân Quả thì mới có thể thấy biết họ.

Dùng tiêu chuẩn của Thánh A La Hán để đánh giá một Bất thối Bồ tát cũng như dùng hành vi của một con chim để đánh giá một con mèo đó vậy.

Để có thể đến chỗ của Bất thối Bồ tát thì bất cứ ai cũng phải thông qua con đường Tứ Diệu đế Bát chánh đạo, nghĩa là ấn chứng được Tam pháp ấn Khổ Vô thường Vô ngã. Nói cách khác: Tất cả các Bất thối Bồ tát đều phải qua được Tam Pháp ấn này thì mới có thể bước chân trên con đường của Bồ tát bất thối. Còn ai đang trên đường tu tập Tứ Diệu đế Bát Chánh đạo vẫn chưa chứng ngộ tam pháp ấn thì chẳng thể thấy biết một Bất thối Bồ tát là việc đương nhiên đó vậy.

Pháp tu tập của một một vị trên đường chứng ngộ tam pháp ấn và pháp tu tập của một vị trên đường Bồ tát bất thối không giống nhau. Vì sao?

Vì đối với một vị trên đường thánh đạo, họ buộc phải khép kín thân khẩu ý, cô lập với những ngoại cảnh để có thể giải quyết tận gốc cái bên trong. Cho nên nhiều người thường nhầm những vị này với sự cực đoan. Thật ra không phải vậy, vì đó là điều kiện cần cho họ trong việc hành pháp.

Còn đối với một vị trên đường hành 6 ba la mật thì họ không khép kín thân khẩu ý mà họ phải mở rộng ra để trải nghiệm tất cả các hoàn cảnh sống khác nhau. Cho nên nhiều người lầm tưởng họ với sự buông lung. Thật ra không phải vậy, vì đó là điều kiện cần cho họ trong việc hành pháp.

Nên nhớ: không ai có thể bước chân trên đường Bồ tát Bất thối nếu không chứng ngộ được Tam pháp ấn. Nhiều người thấy con đường của Bồ tát sao mà thênh thang rộng mở và khoáng đãng quá nên lao vào mà không thông qua Tam pháp ấn (nghĩa là phải qua được Tứ Diệu đế và Bát chánh đạo). Vậy là bị hổng chân đấy thôi.

Và nhiều người đang trong quá trình khép kín thân khẩu ý để giải quyết tận gốc cái bên trong nhưng lại buông lung phóng tâm ra ngoài nhìn ngó phán xét bằng tiêu chuẩn khép kín của chính mình, cho nên mãi không chứng ngộ Tam pháp ấn là vậy đó.

Ấy là sự khác biệt trên con đường Thánh đạo và con đường Bồ tát đạo. 

4 nhận xét:

  1. Những hành giả đang tu giải thoát nên đọc bài này. Theo ý tui thì, tu theo thánh đạo giống Tam Tạng; tu theo bất thối bồ tát giống Tôn Hành Giả. Nghĩa là về hình thức thì rất khác nhau nhưng bổ sung nhau. Cuối cùng CẢ HAI (tuy hai mà là một)đều thành chính quả...

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết tuy đơn giản nhưng trong thực tế cũng là "trời long đất lở" đấy ạ!!! Người tu thánh đạo thì hay "hờn cả thế giới" thì chỉ có cách "cười mỉm chi cọp" của bất thối bồ tát mới nhiếp phục được thui!!! Hai bậc pháp hành này thường có nhân duyên với nhau mới kỳ lạ chứ ! Nếu đồng thuận thì tiến bộ rất nhanh (Long Phượng hòa minh). Ngược lại thì như Cò với Cáo vậy....

    Trả lờiXóa
  3. Chị trình bày alahan đạo với bồ tát đạo cũng như pháp hành của pg nguyên thủy và pg đại thừa là rất khó hiểu ạ! Tôi lại cứ tưởng trong tiến trình pháp hành A la hán đạo vẫn có 6 ba la mật chứ!!

    Trả lờiXóa
  4. https://luatminhkhue.vn/amp/bo-tat-dao-la-gi-ly-tuong-cua-bo-tat-theo-quan-diem-dao-phat.aspx

    Trả lờiXóa