Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Vì sao có câu “Oan ức không cần biện minh”?

Thật ra cái chữ “oan ức” là do người ngoài cuộc đứng ngoài mà nhìn cho nên nói là oan ức. Còn người trong cuộc mà tự thấy mình “oan ức” thì đó đã là biện minh rồi, chứ làm gì có chuyện oan ức không cần biện minh.

Người bị oan ức mà không biện minh là vầy nè: Khi bị vu khống hay nói xấu thì họ đâu có thấy họ oan đâu mà biện minh. Những lời vu khống ấy là đúng chứ đâu có sai, đã đúng rồi thì biện minh gì nữa.

Vì sao lại đúng? Đúng là đúng với bối cảnh ấy hoàn cảnh ấy đối tượng ấy. Hễ bất kì chuyện gì xảy ra cũng đều đủ nhân đủ duyên thì nó mới xảy ra. Mà đã đủ nhân đủ duyên rồi thì làm gì có oan ức, mà đã không có oan ức thì đâu cần biện minh. Cái gì xảy ra thì cũng là chuyện đáng xảy ra. Cái gì cũng phải đủ nhân đủ duyên thì mới xảy ra, chứ đâu có tự nhiên. Cho nên bồ tát “oan ức không cần biện minh” nghĩa là bồ tát thấy việc ấy xảy ra vì đủ nhân duyên, cho nên kệ nó (gọi là không biện minh). Còn khi thấy mình có oan ức nghĩa là cái bản ngã mình bắt đầu nổi dậy sự đối kháng để bảo vệ chính nó rồi đó. Tự thấy mình oan ức đã là một sự biện minh dù mình có bộc lộ ra hay không. Tự thấy mình oan ức là đã có sự xen vào của bản ngã rồi đó. Khi ấy thì xem như là thi rớt bài học do Mẹ Nhân Quả tạo ra. Thi rớt thì phải học lại, thi lại thôi.

Túm cái ý lại thì câu “Oan ức không cần biện minh” nghĩa là cái gì cũng đúng nhân đúng duyên mà xảy ra, nên cái gì cũng đúng thì làm gì có chuyện oan với ức. Khi đủ nhân đủ duyên thì hợp, khi nhân duyên tan rã thì diệt. Cứ sanh rồi diệt, sanh rồi diệt liên tục như vậy thì mới không mắc bẫy Mẹ Nhân Quả được chớ hihi. 

1 nhận xét:

  1. Lập ngôn sâu như vậy chứng tỏ là đã có trải nghiệm rồi...

    Trả lờiXóa