Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Có câu hỏi: Giác ngộ rồi thì sao nữa? Giác ngộ rồi thì làm gì? Vì sao cần giác ngộ?

Để trả lời những câu hỏi này thì tôi kể một câu chuyện cổ tích nha!

Câu chuyện như sau: Ngày xửa ngày xưa, trong một khu rừng nọ, có một cái cây to thiệt to và cao thiệt cao. Cây tỏa bóng mát nguyên một vùng, và quả thì ngọt lịm lịm lịm. Chim chóc khắp nơi bay về ăn trái và làm tổ, líu ra líu ríu suốt ngày trên cây. Ăn xong rồi chim ị luôn xuống gốc cây. Cây chẳng thấy phiền vì tiếng líu ríu của chim cũng không chê trách rằng phân chim dơ làm bẩn gốc cây. Cây cứ lặng im làm nhiệm vụ của mình. Đó là ra quả ngọt và tỏa bóng mát. Phân chim được cây dùng làm phân bón nên càng nhiều phân thì cây càng phát triển, quả càng nhiều và ngọt, bóng mát tỏa từ cây càng lan ra. Vì vậy mà cây được gọi là đại thụ.

Người thực sự giác ngộ sống cũng y như cây đại thụ vậy đó.

Vì sao chúng ta cần có những bậc giác ngộ?
Đơn giản là vì cuộc đời cần những cây đại thụ, lặng lẽ tỏa bóng mát và cho quả ngọt, không phê phán lên án chỉ trích tiếng líu ríu của chim chóc cũng không phiền hà vì phân chim rơi vẩy khắp thân cây.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét