Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Thế nào là cái sẳn có? Thế nào là chạy theo cái muốn thấy người mà che mờ cái sẳn có?

Cái sẳn có của mình chính là căn cơ nghiệp báo của chính mình nè! Căn cơ nghiệp báo của ai thì là độc quyền của người đó, hổng ai giống ai cả.

Chạy theo cái muốn thấy người mà che mờ cái sẳn có là vầy nè. Ví dụ do căn cơ nghiệp báo của tôi là vậy nên trong kiếp sống này tôi phải là chiến binh lừng lẫy. Là chiến binh lừng lẫy chính là cái sẳn có của chính tôi. Nếu tôi chạy theo cái muốn thấy người nghĩa là nhìn người này người nọ rồi so đo, rồi phán xét, cái thấy người nào hổng là chiến binh lừng lẫy thì tội nghiệp họ ghê, hoặc tôi bận đi làm chiến binh nên thấy mấy người ở nhà sung sướng đủ kiểu cái ghen tị với họ quá, sao họ sướng còn tôi phải đi làm chiến binh khổ vậy nè. Tội nghiệp người hay ghen tị với người đều là chạy theo cái muốn thấy người mà che mờ cái sẳn có. Căn cơ của tôi là do sự tích tụ từ nhiều kiếp, khi đủ nhân duyên thì kiếp này phải trở thành chiến binh, nên phải đóng trọn vẹn vai trò của một chiến binh lừng lẫy. Vai nào đóng trọn rồi thì hổng cần phải quay lại để đóng tiếp nữa. Khi tái sanh thì đóng vai khác, hổng phải đóng lại vai chiến binh nữa rồi. Còn nếu không diễn cho trọn vai chiến binh, bận rộn nhìn người này ngó người kia rồi so sánh rồi phân tích rồi tội nghiệp rồi ghen tị, ấy là sao lãng vai diễn, nên phải tiếp tục tái sanh để diễn lại vai chiến binh cho đến khi nào trọn thì mới thôi.

Mỗi người do căn cơ nghiệp báo mà diễn vai khác nhau, vai nào cũng diễn cho thật trọn vẹn thì hổng cần phải diễn lại. Vai chiến binh lừng lẫy của tôi thì ai cũng phải trải qua trong một kiếp sống nào đó, hổng ai thoát được đâu. Cũng vậy, nếu blog này có 2 ngàn người đọc thì có 2 ngàn vai diễn khác nhau, tôi phải lần lượt tái sanh 2 ngàn lần để diễn từng vai một của 2 ngàn người ở đây.

Cho nên hổng cần tội nghiệp hay ghen tị với vai diễn của ai cả bởi vì trước sau gì mình cũng phải diễn vai đó thôi hà, hổng sớm thì muộn, chạy trời hổng khỏi nắng là vậy.

Vai nào rồi cũng lần lượt diễn qua nên cứ từ từ mà hưởng thụ từng vai từng vai một cho trọn vẹn. Có một vai mà diễn hoài mới chán, còn mỗi một kiếp sống là một vai diễn khác nhau thì mới vui chớ hihi.

Con đường làm Phật Toàn giác là vậy đó. Vai nào cũng diễn hết, và ai cũng có nhân chủng Phật toàn giác hết rồi, nên hổng ai thoát được đâu. Vai nào cũng phải diễn, mỗi lần tái sanh là mỗi lần phải diễn một vai. Diễn hết tất cả các vai thì là Phật toàn giác thôi. Đơn giản ghê chưa hihi!!!

…….

Lời tâm sự của một chiến binh khác (hổng phải của tôi nha!):

Cuộc đời giống như một con đường dù gập ghềnh, hiểm trở hay bằng phẳng, rộng rãi thì ta vẫn luôn phải bước đi. Trên con đường đó ta gặp gỡ hàng bao nhiêu con người, quen biết hàng ngàn vạn khuôn mặt, lưu giữ hàng bấy nhiêu cái tên và trải qua ngần ấy những cung bậc cảm xúc, nhưng dẫu vậy vẫn cứ phải hướng về phía trước, vẫn cứ phải tiếp tục dấn chân trên con đường riêng của mình... 

Lời bình:  Một chiến binh thật sự luôn đi con đường riêng của mình, không theo dấu bất cứ ai. Có gặp thì chỉ cùng nhau đi chung một chặng nào đó thôi, rồi sau đó mỗi người lại tự đi con đường của mình.

Hành giả cũng vậy đó. Luôn đi con đường riêng phù hợp với căn cơ nghiệp báo của chính mình, không thể bắt chước bất kì ai, dù đó có là Phật hay là Tổ đi chăng nữa. Mỗi người tự biết con đường mình đi và đi theo con đường ấy.

………

VÔ MINH

Vô minh xuất phát từ ngay nơi chính mình, chứ hổng phải nơi ngoại cảnh hay ở nơi người khác. Khi mình thấy người vô minh, thật ra hổng phải do họ vô minh đâu, mà chính do mình vô minh và sự vô minh của mình phản chiếu lên họ thành ra mình TƯỞNG là họ vô minh. Chứ thật ra họ là cái gương phản chiếu sự vô minh của mình đấy thôi.

Túm cái ý lại vô minh nằm ngay nơi chính mình nè, ngoài chỗ này ra hổng còn chỗ nào khác nữa đâu hihi. 


Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Kiếp trước là gì?

Nói vầy đi cho dễ hình dung. Kiếp trước là những gì xảy ra vào này hôm trước. Kiếp sau là những gì xảy ra vào ngày mai. Còn kiếp hiện tại là những gì xảy ra vào ngày hôm nay.

Hôm qua mình ăn nhiều rau, vậy là hôm nay cơ thể nhuận trường tốt, hổng bị bón. Hôm qua mình ăn nhiều thịt, vậy là hôm nay bụng nặng trình trịch, bón lên bón xuống. Vậy xong cái mình rút kinh nghiệm, mình hổng muốn bị bón nữa nên hôm nay mình ăn nhiều rau và trái cây để cho ngày hôm sau không bị bón.

Hôm qua mình uống quá trời bia rượu nên hôm nay mình bị choáng váng nhức đầu chóng mặt mệt mỏi uể oải cả ngày, chẳng làm được gì. Cái mình rút kinh nghiệm nên hôm nay mình không uống rượu bia nữa. Vậy là hôm sau mình minh mẫn khỏe mạnh.

Kiếp trước kiếp sau giống như ngày hôm trước và ngày hôm sau vậy đó. Đâu có gì đâu mà bí ẩn.

Đối với bậc tỉnh thức hơn nữa thì kiếp trước là buổi sáng, kiếp sau là buổi chiều tối, và hiện tại là buổi trưa. Người tỉnh hơn thì kiếp trước là 1 giờ đồng hồ trước, kiếp sau là 1 giờ đồng hồ sau. Người cực tỉnh thì kiếp trước là 1 phút trước, kiếp sau là 1 phút sau. Người tỉnh cực đình thì kiếp trước là 1 sát na trước, kiếp sau là 1 sát na sau. Cho nên tùy theo mức độ tỉnh của từng người mà kiếp trước kiếp sau là vậy đó.

Thôi bây giờ làm người tỉnh vừa vừa, nghĩa là làm người bình thường nha! Hôm nay là kiếp hiện tại, hôm qua là kiếp trước, ngày mai là kiếp sau. Hôm nay mình bị bệnh gì thì tự suy nghĩ xem hôm qua mình ăn cái gì. Muốn hôm sau tình trạng cơ thể mình như thế nào thì tập trung sự đầu tư cho ngày hôm nay. Cứ vậy mà sống từng ngày từng ngày một. Hôm nay mình cười vui yêu đời suy nghĩ tích cực thì ngày mai mình đẹp đẽ xinh tươi. Hôm nay mình cau có chỉ trích hết người này đến người nọ, hết ông này đến ông kia toàn suy nghĩ tiêu cực thì ngày mai mặt mình đầy nếp nhăn nhúm……………..


Túm cái ý lại thì muốn biết ngày mai mình thế nào thì xem hôm nay mình đầu tư cái gì. Vậy là mình tự tiên đoán tương lai mình luôn được nè hihi! Đơn giản ghê chưa!

Sự chỉ trích và bảng chữ cái mới

Nhân dịp mọi người chỉ trích chửi bới cái ông giáo sư mà đề nghị thay đổi bảng chữ cái tiếng Việt làm cho ai cũng thành người nước ngoài đối với tiếng mẹ đẻ của mình (kể cả tôi) đọc mà hổng hiểu gì hết trơn, nên tôi viết bài này nha mọi người!

Vì sao có sự chửi bới, chỉ trích?

Chửi bới chỉ trích chính là bất như ý. Khi nào có sự bất như ý, khi ấy có sự lập trụ. Sự lập trụ càng kiên cố thì sự bất như ý càng lớn. Sự bất như ý càng lớn thì sự chửi bới chỉ trích càng mạnh mẽ.

Tất cả mọi thứ diễn ra từ chính sách kinh tế chính trị tài chính cho đến thiên tai lũ lụt,……… Tất cả đều nhằm phục vụ cho việc giác ngộ giải thoát của chúng ta. Tất cả diễn ra để cho chúng ta thấy được sự lập trụ của chính mình. Hễ mình bất như ý về bất cứ điều gì nghĩa là mình có sự bám chấp về cái gì đó. Cái này mỗi người tự quán sát chính mình, bởi vì có thể chẳng ai giống ai. Nhưng trên đời này mọi pháp diễn ra đều là nhằm phục vụ sự giác ngộ giải thoát của chính chúng ta. Đó gọi là Nhất hướng. Người luôn hướng đến giải thoát giác ngộ thì luôn nhìn sự việc theo hướng này.

Việc thay đổi bảng chữ cái là thử thách để cho chúng ta thấy mình bám chấp vào thói quen như thế nào. Chúng ta quen với bảng chữ cái cũ, chúng ta ngại thay đổi, chúng ta sợ cái mới nên chúng ta ném đá bất cứ ai/thứ gì gây ra nỗi sợ ấy. Sự bám trụ càng chặt chẽ thì sự ném đá càng dữ dội. Hihihi, vậy là dính bẫy của Mẹ Nhân Quả rồi nha cưng!!! Mẹ Nhân Quả bày ra bẫy để cho mình dính đó!!!

Sẳn dịp này nên bà tám kể chuyện nghe nha!

Cái bảng chữ cái này tương tự như tiếng của các dân tộc quanh vùng Đông Nam Á đó mọi người. Khi tôi cầm ngôn ngữ của họ, đọc bập bẹ vài chữ, họ tưởng tôi biết tiếng họ vì phát âm tương tự. Nhưng mà tôi chỉ phát âm được thôi chứ tôi có biết nghĩa gì đâu trời. Bây giờ thay bảng chữ cái mới, nhìn y chang ngôn ngữ của họ luôn đó nha. Vậy là khỏe, học bảng chữ cái mới rồi sau này học tiếng dân tộc dễ lắm cho coi.

Ngoài ra học bảng chữ cái mới xem như học ngoại ngữ đi mọi người. Nhìn kiểu chữ mới muốn lẹo cả mắt luôn hà hihi (là do mình quen với cái cũ quá rồi.) Vậy cho não bộ vận động. Não bộ vận động thường xuyên thì não rất nhanh nhạy, hổng bị lão hóa, và học ngoại ngữ là một trong những cách hiệu quả giúp não không bị lão hóa. Cái này khoa học chứng minh rồi. Và nhờ tôi thường xuyên học tiếng bản địa nên tôi mới thông minh tuyệt đỉnh như vậy đó nha mọi người hihihihi. Học ngoại ngữ là cách kích thích trí thông minh phát triển mừ. Cho nên mọi người học ngoại ngữ tiếng Việt mới đi để được thông minh như……………..tôi hahahaha 


Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Ẩn tu hay lao vào chỗ chết?

Nhân có vị kể chuyện về một người bạn bỏ thành thị vào rừng sâu núi thẳm tu khổ hạnh được 4-5 tháng xong chạy trở ra vì chịu không nổi nên tôi viết bài này.

Tôi kể chuyện về núi tuyết nha! Núi tuyết nghĩa là núi Hy Mã Lạp Sơn kéo dài qua một số nước như Pakistan, Ấn độ, Tây Tạng, Nepal,…. Nghe đồn núi tuyết là nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên và có vô số vị ẩn tu nơi đây, thần tiên hiển hiện khắp nơi. Thật ra muốn ẩn tu trên núi tuyết không khó, quan trọng là có làm được hay không mà thôi. Có rất nhiều lạt ma đã đang và sẽ ẩn tu trong vô số am cốc khắp núi tuyết. Những am này xây bằng đá, thật ra là vác những tảng đá to to rồi chồng lên nhau thành am, lối ra rất nhỏ, chỉ là một cái khe. Gọi là am chứ thật ra rất nhỏ, chỉ đủ chỗ ngồi và một cái bếp nhỏ để đun nước sôi pha trà thôi, không nằm dài ra được. Nghĩa là ai vào đây thì chỉ có ngồi không thể nằm. Am như thế này rải rác khắp nơi. Mọi người nếu muốn thì cứ đi dạo dạo núi tuyết mà quan sát, thấy am nào có cái xác khô, nghĩa là hành giả nhập tịch rồi thì xin phép họ cho sử dụng am, sau đó khiêng thi thể họ để ra ngoài, rồi vào đó ngồi. Do am trên núi nên mỗi ngày vào buổi sáng phải leo xuống con suối cách đó vài cây số để tắm giặt và gánh nước lên am dùng đủ trong ngày. Phải đi ban ngày vì ban đêm cọp beo bắt đầu đi dạo khắp chốn, có khi leo lên nóc am kêu gào làm cho hành giả nào yếu tim là sợ tê tái luôn. Đây là những cái am còn dễ mò đến, chứ có những cái am còn cao hơn, xa hơn thì tôi chẳng biết. Có một số tăng ni Việt Nam quyết sống chết tìm đạo nên tìm đến những am cốc này, không thành đạo thề không rời am, và họ chết luôn tại đó, linh hồn vẫn còn lẩn quẩn nơi ấy, không biết làm sao mà đi ra (huynh đệ của những vị này kể cho tôi nghe chứ tôi chẳng biết lý do vì sao lại thế.)

Có một số tăng ni khác cũng thề sống chết như vậy, cái gặp tôi, tôi hỏi muốn lên am không, tôi dẫn đi, chết ráng chịu à nha. Xong cái kể cho họ nghe về những linh hồn ẩn khuất kia. Vậy là những vị này trốn mất, hổng ai dám lên am luôn.

Bởi vậy tôi nói rồi: Chưa trải qua cuộc sống cô liêu kiêu hùng của một chiến binh thì rất khó mà tu khổ hạnh đầu đà. Đó là lý do vì sao các bậc giác ngộ thường là những chiến binh trước khi họ thực sự giác ngộ.


Một số tăng ni quen cuộc sống thành thị, quen sự cung phụng của phật tử mà đùng đùng bỏ ngang lên am như vậy thì chết là cái chắc, phải có sự thích nghi dần dần mới được chớ. Và điều kiện để cho thích nghi chính là cuộc sống cô đơn kiêu hùng của chiến binh đó. Phải đi từng bước từng bước thì mới sống được cuộc sống tách ly như vậy. Nếu không thì phải có căn cơ sẳn như các lạt ma Tây Tạng. Hổng biết căn cơ và khả năng của mình như thế nào, chỉ có sự quyết tâm ảo tưởng thì chỉ có một con đường chết mà thôi. 

Chấp hình tướng là một tập khí rất dày!

Làm sao để biết mình rơi vào chấp hình tướng?

Đó là khi mình bị bất ngờ về điều gì đó. Vì sao có bất ngờ? Vì điều ấy đi ngược lại cái mình đã mặc định, có khi mình mặc định mà mình không ý thức được là mình mặc định luôn. Vì không ý thức được nên khi gặp điều gì đó ngược lại cái đã mặc định, mình rơi vào sự bất ngờ. Và bất ngờ chính là dấu hiệu cho thấy mình chấp hình tướng.

Ví dụ, tôi là chiến binh hùng dũng, lúc nào cũng hùng hùng dũng dũng, hiên hiên ngang ngang, gan gan góc góc. Dám một mình xông pha nơi này nơi nọ, leo lên leo xuống chỗ kia, cái ai cũng tưởng là tôi cứng như gan thép chắc hổng biết gì mấy việc mà nữ nhi tay yếu chân mềm thường làm. Đó là mặc định. Do vậy khi thấy tôi lấy trong túi ra cây móc và ngồi móc cái giỏ xách để đeo thì ai cũng bất ngờ cười hả hả hỏi: Ủa người như vậy mà cũng biết sử dụng cây móc nữa hả trời! Biết sao hổng biết, tôi chẳng những biết dùng cây móc mà tôi còn biết cách chế tạo cây móc luôn nữa đó hihi. Tôi đi đâu cũng xách theo cây móc vì cây móc nhỏ và ngắn bằng ngón tay, còn cặp đan thì vừa dài vừa nhọn khó cất giữ hơn. Tôi là dân tái chế rác thải ny lông thành vật hữu dụng mừ. Cho nên tôi chỉ cần mang cây móc và cây kéo thôi rồi tôi cần món gì thì tôi ra bãi rác lượm rác ny lông, sau đó rửa sạch phơi khô, cắt ra thành sợi len rồi móc đồ dùng thôi.

Tưởng chiến binh chỉ biết hùng hùng hổ hổ thôi chứ, ai ngờ dùng cây móc nghề quá mừ. Ngạc nhiên chưa, cho bỏ tật chấp hình tướng hihi!!!

P.S Mỗi người chỉ có thể tự biết chính mình mà thôi, còn cái thấy của mình về người thì đó là do ẢO TƯỞNG mà ra. Ảo tưởng về mình thôi cũng đủ luân hồi sanh tử triền miên rồi huống chi chồng thêm cái ảo tưởng về người. Đây gọi là mộng chồng mộng nè hihi!

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Vô trụ là gì?

Vô trụ đơn giản là vầy nè mọi người: Tất cả câu trả lời mà mình có được đều thay đổi theo thời gian. Nếu hiện tại mình có câu trả lời cho một vấn đề nào đó mà thời gian sau câu trả lời vẫn y chang, hổng có gì thay đổi, thì điều ấy có nghĩa là mình bị trụ rồi đó, hay nói cách khác là dậm chân tại chỗ. Học hoài một lớp hổng chịu lên, nói trắng ra là bị ở lại lớp đó.

Ví như mình ôm một câu trả lời nào đấy cả mấy chục năm luôn vẫn chẳng đổi, nghĩa là cả đời này mình chỉ học có một lớp thôi hà hihi.

Túm lại, vô trụ nghĩa là mọi câu trả lời đều thay đổi theo thời gian, còn nếu vẫn không thay đổi nghĩa là mình bị ở lại lớp rồi đó hihi.


P.S “Ta chưa nói lời nào cả” bởi vì nếu ta có nói lời nào nghĩa là Ta bị trụ rồi đó. Mọi lời nói đều diễn ra theo tiến trình nhân quả. Khi đủ nhân đủ duyên thì lời nói xuất hiện (sanh), nhân duyên tan rã thì lời nói tự diệt. Cứ sanh diệt sanh diệt liên tục nên mới là “ Ta chưa nói lời nào cả.” Ngay cả một lời nói còn sanh diệt như vậy, huống chi một câu trả lời ôm mấy chục năm trời, mãi vẫn chưa chịu diệt, nghĩa là Trụ quá trụ luôn rồi đó hihi.

Tự chém (gió) chính mình!

Chỉ có kẻ tự chém chính mình mới có thể chiến thắng chính mình.
Và kẻ chiến thắng chính mình mới là dũng sĩ của mọi dũng sĩ, tam giới chẳng ai bằng.

Chém chính mình là khó nhất trong mọi cái khó, chiến thắng chính mình là khó nhất trong mọi cuộc chiến. Bởi vậy mới nói rằng: Thắng ai cũng chẳng bằng thắng chính mình là vậy đó.

Làm sao để có thể tự chém mình rồi chiến thắng chính mình?

Điều quan trọng nhất là phải tự quay vô nhìn mình, phải thấy mình thì mới chém được mình chớ. Nhưng ai cũng có một tập khí rất dày, đó là toàn quay ra thấy thiên hạ, do chỉ toàn thấy người nên toàn vác dao mà chém người, còn bản thân mình thì bỏ mặc, chẳng dám đụng đến, nói chi là chém hihi.

Đó là sự hèn nhát, và chính vì hèn nhát không dám tự chém mình nên mới bị dày vò miết trong luân hồi sanh tử.

Tập khí chém người rất dày và người tu là người lội ngược dòng nghĩa là đi ngược lại tập khí ấy, nghĩa là quay vô thay vì quay ra. Nhưng làm sao để quay vô? Vì không đủ dũng khí để quay vô nên tạm thời mình sử dụng người khác làm phương tiện để cho mình chém, chém miết khi nào dũng khí đủ rồi thì lúc ấy mới dám tự quay vô được. Chỉ ai trải qua giai đoạn này rồi thì mới có thể ngồi yên cho người khác chém mình chớ. Ngồi yên cho người chém cũng là bố thí ba la mật đó nha hihi.


Ai từng vác dám đi chém người rồi, từng dám tự quay vô chém chính mình rồi chiến thắng mình rồi thì mới có thể hành hạnh bố thí ba la mật này được chớ. Đó là sự cảm thông và thấu hiểu. Cái gì mà mình qua rồi thì mới hiểu, hiểu rồi thì cảm thông ngồi cho bị chém. Đơn giản là vậy đó, chứ chẳng có nhẫn nhục gì đâu hihi.

Vì sao có câu: Hãy yêu thương kẻ thù!!!

Kẻ thù chính là nghịch cảnh. Yêu thương kẻ thù nghĩa là khi có nghịch cảnh thì thay vì khởi tâm sân hận thù ghét thì hãy khởi tâm từ bi, yêu thương. Khi tâm sân hận được thay thế bằng tâm yêu thương (dù là sự yêu thương gượng ép) thì những ý nghĩ, lời nói, hành vi bất thiện không có cơ hội nảy mầm và phát triển. Khi bất thiện pháp vắng mặt thì khi ấy sự nhẫn nhục được phát triển đến mức tột độ. Khi nhẫn lên đến mức tột độ thì sự phát triển về tâm linh diễn ra mạnh mẽ. Khi sự phát triển tâm linh mạnh mẽ thì khi ấy lên được một lớp, nghĩa là tốt nghiệp một lớp để lên lớp cao hơn. Và kẻ thù hay còn gọi là nghịch cảnh chính là bài kiểm tra để xem hành giả có thể lên lớp hay không.

Học hoài mà hổng có kiểm tra thì làm sao mà lên lớp. Mà sự kiểm tra mạnh mẽ nhất chính là nghịch cảnh. Càng học giỏi thì nghịch cảnh càng dữ dội, nghịch cảnh dữ dội đến mức, nếu mình qua được thì mình tốt nghiệp vượt cấp luôn chứ không phải là vượt lớp nữa rồi.

Và có người thắc mắc rằng: Thật sự thì sự nhẫn nhục có tồn tại hay không?

Câu trả lời là: Nhẫn nhục chỉ là phương tiện để mình sử dụng mà lên lớp thôi. Nếu không có phương tiện nhẫn nhục thì mình đối kháng lại kẻ thù (nghịch cảnh), nghĩa là bản ngã đối kháng. Khi ấy thì coi như rớt rồi, học lại, thi lại. Còn khi dùng phương tiện nhẫn nhục đến mức thiện xảo thì lên lớp xong rồi thì thôi, thấy có nhẫn gì đâu, nghĩa là qua được sông rồi thì buông phương tiện nhẫn xuống, vác chi nữa cho nặng.

Cho nên nhẫn nhục có tồn tại hay không? Nhẫn có khi mình cần phải lên lớp. Lên lớp rồi thì thôi, chẳng thấy nhẫn hay không nhẫn nữa rồi, chỉ có lên lớp thôi hà.

Đi học thì phải có kiểm tra. Kiểm tra chính là nghịch cảnh  (kẻ thù) đó, bởi vậy lo mà yêu kẻ thù đi nha mọi người hihi. Tu hoài mà chẳng thấy nghịch cảnh hay kẻ thù đâu cả thì có nghĩa là mình đang dậm chân tại chỗ đó. Thường mình có thói quen là khi bài kiểm tra đến mình hay dảy nảy, chửi bới, chỉ trích “tại….tại….tại…..” toàn là tại cái này cái nọ không hà, chứ chưa bao giờ mình nghĩ đó là bài kiểm tra cho mình lên lớp cả. Vì vậy mà sao mình cứ dậm chân tại chỗ miết hà!!!!

Tu càng giỏi thì nghịch cảnh càng nhiều, càng dữ dội. Bởi vậy càng thấy nghịch cảnh càng………. khoái thì có nghĩa là đi đúng đường rồi đấy hihi!!!
.....................................
Có câu hỏi rằng: Vậy Trung Quốc xâm lăng thì sao? Hổng lẽ cũng yêu Trung Quốc luôn sao.

Sẳn dịp tôi kể chuyện này cho nghe nha!

Trong nhà có người cực ghét Trung Quốc, mở miệng ra là chửi bới Trung quốc không còn chỗ mà nói, cái hỏi: Sao lại chửi người khác?
Trả lời: Để tụi nó qua đây phá tan cửu huyền thất tổ à?
Nói: Kiếp trước ông là người Trung quốc, cửu huyền thất tổ của ông giờ vẫn còn lăng mộ tại Trung quốc. Ông cũng đang chửi tổ tiên của mình đấy thôi?

Còn nếu ghét Mỹ mà chửi Mỹ à? Kiếp trước mình cũng từng là người Mỹ, vậy chửi Mỹ cũng là chửi chính mình.

Còn ghét Pháp chửi Pháp à? Lúc nào đó mình cũng đã từng là người Pháp đấy thôi!

Trong tam giới này có chỗ nào mình chưa từng đút cái đầu mình vào mà tái sanh. Vậy mình chửi đông chửi tây, chửi nam, chửi bắc chi cho mệt, mình tự chửi chính mình luôn cho rồi. Bởi mình tái sanh cùng khắp, ân oán giữa nước này nước nọ đều có sự góp mặt của mình hết rồi. Chửi người mệt lắm, thôi tự quay vô chửi mình đi cho đỡ mệt hihi.

Còn việc ứng xử với Trung Quốc thế nào thì đó tùy thuộc vào trình phát triển tâm linh của mỗi người. Cứ cái gì mình cho là đúng đắn với hoàn cảnh mình nhất thì mình làm. Làm đúng làm sai gì thì có Mẹ Nhân Quả giám sát và đánh đòn cho mình bài học để mình ngày càng trưởng thành. Không thể bắt ép người theo ý mình. Vì ý mình là đúng với mình, chưa chắc đúng với người. Cho nên ai trưởng thành được đến đâu thì có cách suy nghĩ, ứng xử theo đến nấy, chẳng ai bắt chước ai được. Mỗi người được tự do phát triển theo đúng căn cơ nghiệp báo của mình. Đấy chính là bình đẳng!

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

CHIẾN BINH

Bài 1: Chiến binh, họ là ai?

Trong một số bài viết, tôi hay dùng từ chiến binh. Vậy chiến binh nghĩa là gì, họ là ai?

Chiến binh là những người phá vỡ định kiến xã hội. Hay nói cách khác thì nơi nào có sự lập trụ, có sự bám chấp vào điều gì đó thì nơi ấy xuất hiện những chiến binh phá vỡ sự bám chấp ấy.

Một trong những chiến tích đập tan định kiến của tôi là: Lúc ấy rộ lên niềm tin mãnh liệt rằng người không biết tiếng Hoa thì không thể tự thân sang Trung Quốc mà tung hoành được, phải mua tour, phải có hướng dẫn hay phải có bạn bè bên đó hướng dẫn,…………. Đây là một định kiến và mọi người có niềm tin kiên cố vào đó.

Vậy là lên đường thôi. Ta hổng biết tiếng Hoa, ta hổng quen ai ở Trung Quốc cả, ta tự đi, đi một mình, một mình cu ki, và quan trọng là với chi phí cực ít ỏi (một ngàn đô Mỹ cho 3 tháng). Ta đã làm điều đó như thế nào?

Tháng đầu tiên đóng đô ở tỉnh Quảng Tây, và học tiếng Hoa bằng cách thường xuyên ra chợ hỏi giá từng món, và bà tám với người bán. Trung Quốc rộng lớn, mỗi tỉnh thành có cách phát âm tiếng Hoa phổ thông khác nhau, cho nên người Hoa không hiểu nhau là chuyện thường. Ta có hiểu gì đâu. Ta dùng phương pháp Quán Âm Thanh để học ngôn ngữ từ mấy bà bán hàng và rồi ghi nhớ. Trong vòng một tháng ta có thể giao tiếp cơ bản luôn. Quá dữ dội! Tự đi mua hàng tự trả giá, tự giới thiệu này nọ,……Rồi sau đó sang tỉnh thành khác, họ phát âm khác lại phải học từ đầu cho hợp cách phát âm của người bản địa. Ta chỉ nghe hiểu và nói thôi chứ hổng biết đọc biết viết đâu nha. Vậy mà 8 tháng cu ki ở Trung Quốc ta tung hoành 15 tỉnh thành. Ta hiểu tiếng Hoa phổ thông còn hơn cả người Hoa bản địa. Ví dụ người phương Bắc mà xuống phương Nam thì nói chuyện hổng ai hiểu và ngược lại, ngoặc người dân tộc thiều số nói chuyện thì người Hán chẳng hiểu hay người Hồng Kong mà nói thì người phía Bắc chẳng hiểu,…… Quái đản là người Hoa bản xứ chẳng hiểu nhau khi khoảng cách địa lý xa như vậy, còn ta hiểu tuốt luôn, còn phiên dịch ngược lại cho họ mới ghê chớ. Hihihi

Ngoài lý do ta có thể học ngôn ngữ nhanh nhờ phương pháp Quán Âm thanh còn có lý do là ta chỉ chọn đi những nơi ít có du khách và toàn ở chung nhà người bản địa hoặc ở khách sạn dành cho người bản xứ không dành cho người nước ngoài, vừa rẻ vừa phải nói tiếng Hoa vì những nơi này hầu như chẳng ai biết nói tiếng Anh. Họ chỉ biết tiếng Hoa và tiếng bản địa thôi. Nếu không học ngôn ngữ của họ thì có mà chết đói à. Cho nên học thôi, chiến binh lừng lẫy mà sợ gì.

Chỉ 8 tháng ở Trung Quốc, lăn lóc 15 tỉnh thành mà ta có thể bắn tiếng Hoa và hiểu tiếng địa phương luôn. Quá dữ!!! Vậy là ta đã phá tan định kiến rằng: Không biết tiếng Hoa thì đừng mơ đến việc đi Trung Quốc nhé cưng!!!

Chiến binh mừ, được sanh ra là để đập vỡ định kiến. Sau đó ta còn tự đề ra các phương pháp đi lại cho người không biết Hoa mà vẫn tỉnh bơ đi lại ở Trung Quốc luôn đó chớ!

Ta tự biết cách Quán Âm qua việc phải thường xuyên học tiếng bản địa để giao tiếp với người địa phương. Thậm chí ta không hiểu ngôn ngữ đó nhưng khi nguyên cả đám người họ mà ngồi bà tám với nhau, ta quán âm thanh thì có thể biết họ đang nói về chủ đề gì luôn, dù chẳng hiểu chi tiết. Nhiều khi tôi nói tôi không biết tiếng mà họ tưởng tôi nói láo vì họ nói cái gì tôi cũng hiểu mà sao lại hổng biết tiếng hihi.  

Túm lại thì chiến binh lừng lẫy là những người phá tan định kiến trong bất kì lĩnh vực nào. Ngay tại gia đình hay công ty mà có một định kiến nào đó; nếu bạn có thể phá tan định kiến ấy thì bạn chính là một chiến binh lừng lẫy rồi đó. Nơi nào có sự lập trụ thì nơi ấy xuất hiện điều ngược lại để phá tan sự lập trụ ấy. Vì chiến binh lừng lẫy luôn đi ngược lại số đông nên họ luôn cô đơn, nhưng đó là sự cô đơn kiêu hùng. Nếu không tin thì làm chiến binh lừng lẫy đi rồi sẽ biết đó là gì thôi hà hihi


Bài 2: Chiến binh đơn giản là những người lính.

Chính xác là như vậy. Họ chính là những người lính. Và trên đời này nơi nào mà kỷ luật nghiêm minh nhất. Đó chính là trại lính. Quân lệnh như sơn. Bất cứ người nào trải nghiệm cuộc sống của một chiến binh thực thụ thì đều phải thay đổi tính cách để trở thành người có tính kỷ luật cao và có sự nhất tâm trong mọi việc. Vì sao? Vì đó là cách duy nhất để họ có thể sinh tồn. Đó là lý do mà trở thành một chiến binh chuyên nghiệp là cách rất hay để học sự tự kỷ luật và sự nhất tâm đó nha mọi người. Có khi nhìn bề ngoài họ trông không giống ai, họ có vẻ vô kỷ luật nhưng thật ra họ phải có tính kỷ luật vượt bậc thì họ mới có thể sống được đó!

Dưới bàn tay sắp xếp của Nhân Quả thì tôi phải trở thành một chiến binh chuyên nghiệp thôi. Vì vầy nè! Một chiến binh chuyên nghiệp đi đâu làm gì cũng là một mình, kiêu hãnh như sư tử chúa. Có khi có bạn đường nhưng chỉ đi cùng một đoạn đường ngắn rồi sau đó mạnh ai nấy đi, không đi cùng nhau mãi được. Một khu rừng không thể cùng lúc tồn tại hai sư tử chúa là vậy đó.

Vì luôn là một mình nên phải tự mình đối diện với sự cô độc. Cô độc đi, cô độc đến, cô độc khi leo núi, cô độc khi vào rừng, cô độc khi xuống biển, cô độc giữa thảo nguyên, cô độc giữa những người khác lạ về tập tục ngôn ngữ và văn hóa. Những sự cô độc phải có thời gian để quen từ từ, và một khi quen rồi thì trở thành bình thường, và từ đó về sau khó lòng mà đi cùng với ai được nữa. Hùng dũng cô liêu như voi chúa đi lại giữa rừng sâu riết quen rồi.

Tôi rất quen thuộc với sự cô độc ở những nơi và bối cảnh khác nhau, cô độc đến mức bình thường, cô độc đến mức sự cô độc trở thành bạn đường duy nhất và trung thành nhất. Và đó là sự chuẩn bị lớn lao cho một sự cô độc rất lớn mà tôi sẽ phải trải qua. Tất cả sự cô độc mà tôi trải qua như một chiến binh chuyên nghiệp thật ra là sự chuẩn bị kỹ càng của Nhân Quả cho tôi chuẩn bị đối diện với sự cô độc còn khủng khiếp hơn nữa, một sự cô độc ghê gớm, một sự cô độc chưa từng thấy do bản ngã tạo ra. Một sự cô độc lớn đến mức mà tất cả những sự cô độc của một chiến binh đơn thân độc mã vẫn chưa là gì cả.

Lang bạt riết cuối cùng tôi cũng lạc vào trường thiền. Dù tôi không ở một mình, xung quanh luôn có các thiền sinh khác. Nhưng khi ấy tôi mới thật sự biết thế nào là sự cô độc thật sự. Một mình lang thang trong rừng vô minh u tối, bóng tối dày đặc, không hề biết mình đang đi đâu, chẳng thấy một tí ánh sáng nào cả, cứ vậy mà lê bước đi trong bóng tối. Ấy là bóng tối vô minh trùm khắp từ bao kiếp rồi, bây giờ đủ duyên nên ập đến cùng một lúc, bao tỏa và xâm nhập khắp thân tâm. Nhưng thật ra sự cô độc này do bản ngã tạo ra đó mọi người. Vô số lần tôi ngồi khóc trong giữa lúc tọa thiền, cứ khóc miết vì quá cô đơn (dù tôi quen với sự cô đơn của chiến binh quá rồi) nhưng sự cô đơn do bản ngã tích tụ lại từ vô số kiếp này mới là đáng sợ. Tôi mệt mỏi, tôi muốn bỏ cuộc, tôi muốn ngồi xuống nghỉ, tôi không muốn đi tiếp, tôi muốn trốn ra ngoài, tôi không muốn tiếp tục khóa thiền nữa,…………….Đủ thứ tâm trạng nổi lên để đối kháng lại sự cô đơn ấy. Nhưng bây giờ quán chiếu lại thì tôi thấy rằng Sự cô đơn ấy do bản ngã tạo ra nên cũng tạo ra vô số phản ứng đi kèm nhưng có một thứ mà bản ngã không tạo ra được, đó là tiến trình nhân quả. Bởi vì quả thật lúc ấy tôi không hề một mình, mỗi khi tôi muốn ngồi xuống nghỉ, không muốn tiếp tục hành trình là có một lực đẩy rất nhẹ và hơi âm ấm từ sau lưng đẩy tới, đẩy nhẹ thôi nhưng đủ sức cho tôi vượt qua sự mệt mỏi mà không dừng lại. Tôi cứ mải miết đi ngày này qua ngày khác và cuối cùng bóng tối phải nhường chỗ cho ánh sáng thôi. Khu rừng đen tối trở thành xa lộ quang minh chính đại. Những hố sâu lắt léo trở thành đường thẳng hết. Trước mặt tôi không còn là bóng tối và rừng rậm nữa mà là xa lộ thẳng băng và sáng rỡ, một thứ ánh sáng không bao giờ tắt. Đó là lý do tôi nói rằng tôi biết rất rõ đường đi đến điểm cuối. Nhưng mà tôi dừng lại, tôi hổng đi tiếp con đường đó nữa. Tôi đi đường khác, dài hơn nhưng vui hơn! Lực đẩy ấm ấy chính là chánh tinh tấn đó mọi người. Cái này tích lũy trong nhiều kiếp nên nó không bị bản ngã thao túng. Mà khi đủ duyên thì nó được tạo ra theo đúng tiến trình nhân quả thôi. Mãi cho đến giờ tôi mới biết đó nha!

Thấy Nhân Quả sắp xếp hay ghê chưa! Tôi phải làm như vậy, phải trải qua những việc như vậy để chuẩn bị cho một điều còn khủng khiếp hơn ghê gớm hơn bao giờ hết! Và tôi trải qua xong rồi nên tôi mới biết rằng……………………. (làm biếng viết tiếp quá hihi)

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Luôn nhìn thấy lỗi ở người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến

Bài viết này hay quá nên chôm đem về đăng cho mọi người đọc tham khảo. Xem nguồn bài viết ở đây.

Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
“Tấm vải bẩn thật” – Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?”
Người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.

Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”.
Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.
Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.
Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen.
Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta. Mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm đều khiến chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn nhận cho thông suốt. Ví như những cặp đôi khi mới yêu nhau, thì riêng đối với họ, đối phương luôn đẹp đẽ, dễ thương và toàn ưu điểm. Nếu chẳng may phát hiện đối phương làm chuyện không tốt, thì chúng ta vẫn thừa khả năng và đủ lý lẽ để tự huyễn hoặc bản thân rằng họ không sai.
Hẳn nhiên, chính do cặp mắt kính màu hồng đã khiến cho cách nhìn của chúng ta hóa ra lệch lạc, chúng ta không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ vốn là. Để rồi khi sự yêu thích bên trong mình giảm sút đi, thì hình tượng trong lòng cũng theo đó mà sụp đổ. Chúng ta nhìn ra ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người bị chúng ta coi thường, chỉ trích. Chúng ta xé to những sai lầm của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà chúng ta cho rằng thật khó chấp nhận làm sao. Rồi đến một lúc nào đó những người mà trong tâm trí ta vẫn xem như kẻ thù, lại sẵn sàng giúp đỡ và tử tế, thì liệu chúng ta có thể xem như không chút hổ thẹn với lương tâm?
Khi nói lỗi ở người khác, chúng ta vô tình truyền sang người nghe những cảm xúc tiêu cực, bất an. Dòng tâm thức của chúng ta cũng trở nên lộn xộn, đầy những rắc rối y như câu chuyện mà mình đang kể. Theo đó, ấn tượng mà ta để lại trong lòng những người khác chỉ là những cảm giác tiêu cực, để rồi một cách rất tự nhiên, họ sẽ áp dụng đúng sự phê phán, soi xét đó trở lại cho ta.
Hai thái cực nói trên, kể cả việc phóng đại những điều mình thích và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, tựu chung đều là những cách nhìn thế giới còn chưa đúng đắn. Nên chăng, chúng ta hãy dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời.
Thời gian đã khiến cho chúng ta mất đi cái nhìn trong sáng về thế giới, đánh mất những rung cảm hạnh phúc trước cuộc sống vốn đầy màu nhiệm và bình an. Chúng ta không có lúc nào dừng lại để chăm sóc chính mình, mà cứ mải chạy rong ruổi theo những suy nghĩ đúng sai, phải quấy về cuộc đời và về người khác.
Xét cho cùng, lỗi lầm dù của ai đi chăng nữa, vốn chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách và phẩm chất của chúng ta. Nó chắc chắn không làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ gì hơn khi phê phán người khác. Mà chính thái độ tiêu cực, thói quen chỉ trích mới khiến chúng ta mắc lỗi với bản thân mình và xấu đi trong mắt của mọi người.
Tìm lỗi của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời này ngắn lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nghiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác?
Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy giả trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an. Nên điều mà chúng ta cần làm, là quay trở vào bên trong để nuôi nưỡng mảnh đất tâm mình vốn đang ngập đầy giông bão.
Bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang hằng ao ước có được “một vé đi tuổi thơ”? Đã bao lâu rồi chúng ta không thể nở một nụ cười trọn vẹn? Chúng ta ao ước có được chút hồn nhiên, trong trẻo như trẻ nhỏ, để có thể dễ dàng hạnh phúc và dễ dàng thứ tha.
Nhưng tại ai đã làm cho chúng ta ngày càng trở nên khô cằn, nóng nảy và bất hạnh? Tại ai đã khiến chúng ta luôn cô đơn, lạc lõng ngay chính trong gia đình mình, giữa bạn bè mình và bên cạnh tám tỷ người trên trái đất này?
Là do chúng ta cố chấp mà đeo lên những cặp kính đầy phiền não, những cặp kính sai lầm ngăn cách chúng ta với hạnh phúc hiện tiền. Chỉ cần một lúc nào đó đủ dũng cảm tháo bỏ cặp kính ấy đi, thì cuộc đời sẽ hiện ra tươi mới, thế giới sẽ là chỗ để chúng ta trải nghiệm phúc lạc đủ đầy.
Cuộc đời này ngắn lắm, chúng ta không thể quyết định được chiều dài của sinh mệnh, nhưng có thể tùy ý sử dụng chiều sâu của sinh mệnh, nhìn thế giới một cách thông suốt, giữ cho tâm không phê phán, hơn thua.
Sưu tầm 

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Tự kết bạn với chính mình!

Người có thể kết bạn với chính mình thì có thể kết bạn với tất cả.
Người có thể yêu chính mình thì có thể yêu tất cả.
Biết sao không?
Ví dụ nha.
Khi mình nổi sân cái mình hay chối là hổng có sân đâu, sân hồi nào, nói là nói vậy thôi chứ làm gì có sân,…… Khi mình từ chối một phần của chính mình thì khi ấy mình không biết yêu chính mình. Vì không yêu nỗi cái sân nên mới tìm cách chối bỏ nó. Còn khi mình yêu nó thì mình biết nó đến rồi mình vui với nó, mình cười hỉ hả với nó, mình yêu luôn cả cái đau tim đi kèm cơn sân, yêu luôn cả sự thay đổi trong nhịp thở khi cơn sân đến,………Túm lại tất cả những gì đi kèm cơn sân thì mình yêu hết. Vì mình biết yêu cơn sân nên mình biết yêu hết những biểu hiện kia. Vậy là biết tự yêu mình. Nhờ mình biết tự yêu mình cái mình biết yêu người khác khi họ nỗi sân luôn nha. Ai mà nổi sân thì mình biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra với họ, đó là trước sau gì họ cũng bị đau tim thôi hà. Vậy là thông cảm với họ nên yêu họ. Có hiểu mới thương là vậy đó.

Đó là một ví dụ nha! Còn vô số ví dụ khác như mình yêu sự ganh tị, sự tham ăn, sự si mê, sự thù hận, sự độc tài, sự ích kỷ, sự thiện lương, sự từ bi, sự rộng lượng……… của chính mình. Do mình yêu hết tất cả những thứ này nên mình yêu chính mình. Nhờ vậy mà yêu hết tất cả mọi người cùng mọi tính cách của họ. Bởi vì xét cho cùng thì không có tính cách nào ở người mà mình lại không có. Mình là sự huân tập tất cả các tính cách ấy đấy mà.


Cho nên tự kết bạn với chính mình, tự yêu chính mình thì có thể kết bạn với tất cả, có thể yêu tất cả là vậy đó hihi.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

HỜN CẢ THẾ GIỚI


Đây là một giai đoạn tu mà ai cũng phải trải qua nhiều lần. Và ai qua được giai đoạn này rồi thì mới có thể biết được nó, còn ai chưa hoặc đang trải qua giai đoạn này thì chẳng thể nào biết được vì cứ tưởng rằng mình đang hành Bồ tát hạnh không hà.

Thế nào là giai đoạn tu “Hờn cả thế giới?”

Nghĩa là mình học đến lớp 3 rồi thì mình thấy mấy đứa học các lớp khác là mình hờn vì nó khác mình quá. Nó nói hổng giống mình, nó hiểu hổng giống mình, nó hành hổng giống mình,……….Túm lại cứ hổng giống ý mình là mình hờn hihi. Mình học lớp 3 thì mình hờn mấy đứa lớp 1 và lớp 2 vì tụi nó không chịu mau lên lớp để hiểu mình nói cái gì. Và mình hờn tất cả những đứa từ lớp 4 trở lên vì tụi nó nói cái gì mình chẳng hiểu. Vì mình chẳng hiểu nên túm lại là mấy đứa đó là tụi tào lao, thần kinh, mát mát , ba trợn………. Đứa nào nói mà ta hổng hiểu thì đứa đó ba trợn chắc luôn.

Mà những đứa học lớp 3 thì còn có giới hạn chứ tụi học các lớp khác và cấp khác thì vô hạn. Cho nên mình hờn cả thế giới là vậy đó.

Túm lại, giai đoạn tu “hờn cả thế giới” rất là vui mà nếu mình không giác ngộ ra thì cứ mỗi lần mình lên một lớp là mình lại vướng vào nó. Vướng riết đến lúc nào chán thì buông, hổng hờn cả thế giới nữa hihi


Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Người ta chỉ thuận theo tự nhiên thôi, không ai có thể lách được Nhân Quả.

Đúng là vậy đó.

Một người thấu tỏ Nhân Quả giống như người làm vườn thiện xảo vậy. Nếu muốn có quả gì thì họ luôn biết phải trồng cây gì và chăm sóc như thế nào để cây có thể ra quả ấy. Ví dụ nếu muốn ăn quả cam thì họ trồng cây cam. Nếu muốn ăn quả xoài thì họ trồng cây xoài. Nếu muốn ăn quả ớt thì họ trồng cây ớt………….. Mỗi loại cây có cách trồng trọt và chăm sóc không hề giống nhau, nên không thể lấy công thức trồng cây này mà áp dụng cho cây kia. Quá trình giác ngộ viên mãn cũng y như vậy đó. Ấy chính là quá trình học hỏi của một người không biết gì về cách làm vườn (Nhân Quả) cho đến bước trở thành người làm vườn thiện xảo (thấu tỏ Nhân Quả). Người làm vườn thiện xảo đến mức tận cùng thì nhân quả luôn đồng nhất, vì muốn quả gì thì họ luôn gieo chính xác hạt đó.

Còn quá trình của người học nghề (đó chính là chúng ta) là quá trình học trên sai lầm của mình (qua việc được Mẹ Nhân Quả đánh đòn). Khi muốn ăn quả cam mà gieo nhầm hạt ớt. Hoặc giỏi hơn tí thì muốn ăn bưởi nên gieo hạt bưởi nhưng lại quên vun gốc bưởi thường xuyên thành ra bưởi chết hoặc bưởi chẳng ra quả được. Làm, rồi sai, rồi học, rồi làm lại, ……….cứ vậy mà xoay vòng miết trong tam giới cho đến khi nào thật sự thiện xảo, không hề có bất kì sai sót nào trong việc gieo hạt và chăm sóc nữa thì khi ấy chính là giác ngộ viên mãn.


Một người mới bắt đầu học nghề làm vườn là học trên sai lầm của chính mình. Và để học trên sai lầm của chính mình thì chúng ta phải lao động, phải làm vườn, phải trồng trọt chứ không phải là ngồi nghe người này kể người kia nói về hành trình lao động của họ rồi tưởng tượng rồi tranh luận rằng cái này đúng cái kia sai, cái nọ chánh, cái kia tà……… Lao vào trồng cây đi thì sẽ tự biết thế nào là đúng thế nào là sai theo đúng căn cơ trình độ của mình, thay vì ngồi mơ tưởng rồi nói trên trí tưởng tượng. Chăm chú, nhất tâm vào việc trồng cây của mình, vào khu vườn của chính mình, còn việc trồng cây của người khác hay khu vườn của người khác thì đó là việc của họ. Bản thân mình trồng cây còn chưa xong mà đòi dòm qua vườn nhà người để phán xét suy đoán rằng họ làm đúng hay sai. Ấy chính là thài lai vậy!

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Kể chuyện tôi tự ngộ ra cách quán từ bi nha mọi người!

Chuyện thứ nhất, tôi leo núi Nga Mi. Núi này tương truyền là nơi Phổ Hiền Bồ tát từng cỡi voi trắng 6 ngà xuất hiện, và là một trong những ngọn núi linh thiêng của đạo Phật ở Trung Quốc. Tui cõng lều chõng leo lên rồi leo xuống hổng có đi cáp treo đâu nha! Núi Nga Mi nổi tiếng là khỉ Nga Mi. Tụi khỉ rất hung dữ và không hề sợ con người, sẳn sàng tấn công để cướp thức ăn bất kể ai bất kể khi nào. “Núi của ta nên ta muốn cướp là cướp. Bọn mi là kẻ xâm phạm nên bọn mi phải sợ ta thôi hahaha” (tôi nói giùm con khỉ) Lúc lên thì hổng sao nên tui ỷ lại. Lúc xuống hình như mọi người đi cáp hết hay sao mà đường vắng hoe, thỉnh thoảng mới có người. Có hai đường, lên một đường, xuống một đường, đường nào cảnh cũng đẹp… kinh dị. Tui thấy cảnh đẹp đẹp vắng vắng mà mệt quá nên tháo ba lô ra ngồi xuống nghỉ tí. Vừa đặt đít xuống thì nguyên gia đình khỉ kéo đến, khỉ cha khỉ mẹ (lớn) và khỉ con (nhỏ). Tụi nó vờn vờn trước, tôi hơi sợ vì từng nghe tiếng khỉ Nga Mi Sơn rồi. Tụi nó đọc được nỗi sợ của tui nha mọi người, vậy là tụi nó không thèm vờn nữa, khỉ cha khỉ mẹ tiến thẳng đến chỗ tôi, mỗi đứa canh một bên, trừng mắt nhìn phát, tôi hoảng loạn. Rồi dưới cơ chúng luôn. Chúng phát hiện ra tôi là con mồi dễ ăn hiếp nên làm tới bến. Hai con đứng canh hai bên không cho tôi đứng dậy. Con khỉ con thì chụp lây cái ba lô tôi đang để bên cạnh. Tôi nhổm lên định chụp lại thì hai con lớn vung tay nhe nanh trợn mắt gầm gừ. Sợ quá nên đành ngồi im. Con khỉ con lấy ba lô ngồi thủng tha thủng thỉnh mở dây kéo quăng hết đồ đạc bên trong ra để tìm thức ăn. Phải công nhận một điều rằng tụi nó đi ăn cướp có bài bản ghê luôn hihi. Bọn cướp này không khoái tiền chỉ khoái thức ăn thôi. Sau này ngồi quán chiếu lại tôi biết rằng bất cứ điều gì khởi lên trong tâm đều tạo ra tần số và con vật nó đọc tần số ấy để biết con mồi như thế nào. Vì tụi nó đọc được tần số sợ của tôi nên tụi nó đàn áp tôi luôn, đàn áp oanh liệt thiệt luôn đó nha mọi người. Một lúc sau có hai người phu khiêng kiệu chạy xuống núi để đón khách (khách nào leo không nổi thì trả tiền để ngồi kiệu) nên tui kêu cứu. Họ không sợ nên gia đình khỉ leo phắt lên cây ngồi để tránh họ. Tôi thấy rõ bọn khỉ ngại hai anh phu này nhưng lại ăn hiếp tôi dễ sợ. Khi hai anh phu ra hiệu bảo tôi nhặt ba lô lên và thu gom đồ lại thì thấy tôi tiến đến gần ba lô, tụi nó từ trên cây nhảy xuống giật lộn với tôi chớ. Hết hồn tôi phóng trở ra. Hai người phu cầm ná bắn đá rào rào, tụi nó phóng trở lên cây nhưng cứ nhào lên nhào xuống gầm ghè tôi miết. Tôi phải nhờ hai anh phu đứng canh hai bên thì tôi mới thu dọn đồ được đó. Kỷ niệm kinh hoàng quá! Tôi bị bọn khỉ đàn áp vì khởi ý sợ chúng. Đó là chuyện thứ nhất, bị khỉ ăn hiếp.

Chuyện thứ 2 là xém bị chó trên núi tuyết cắn. Hên là con chó này có chủ nếu không chắc tôi toi mạng rồi, vì chó trên núi tuyết to lớn như chó sói chứ hổng có nhỏ con đâu nha. Oánh lộn với nó thì thua là cái chắc. Tôi leo núi mệt nên thấy con chó cưng cưng tôi nhìn nhìn, chủ nó là người bản địa ra hiệu cho tôi vuốt lông nó. Tôi ngồi trước mõm nó vuốt vuốt cái bờm cưng cưng, tôi lỡ nghiến răng nhẹ có một cái, không hề phát ra âm thanh nha mọi người. Nhưng con chó nó đọc được dấu hiệu tấn công nên đang ngoan như con thỏ nó gầm trong cuống họng, chỉ gầm thôi chứ chưa sủa mà tiếng nghe đã rất uy lực, trùi đất ui, tôi đang ngồi trước mũi nó, nó táp phát là đảm bảo khỏi cứu. Tôi hoàn toàn bị động, và sợ quá trời sợ. May quá chủ nó quát nó nên nó đang từ tư thế chuẩn bị tấn công lại trở về tư thế con thỏ.

Sau khi xảy ra chuyện con chó thì tôi nghĩ đến chuyện con khỉ Nga Mi rồi tôi phát hiện ra một bí mật động trời luôn nè! Con vật nó đọc suy nghĩ của mình. Vậy là tôi đề ra phương án sau: Vì tôi hay leo núi hoặc đi vào những nơi thiên nhiên một mình nên đôi khi bị chó sủa hay khỉ vờn mà chẳng biết làm sao, hay bị hoảng loạn lắm. Nhưng tôi phát hiện ra rằng tụi nó đọc được suy nghĩ của tôi nên tôi học cách kiềm chế nỗi sợ và thay thế nỗi sợ bằng niệm yêu thương. Thấy tụi nó từ xa là tôi khởi niệm yêu thương lên để đối trị nỗi sợ. Và trong suốt đoạn đường đi đến gần chúng cho đến đi ngang qua chúng thì niệm yêu thương không hề ngưng nghỉ, cứ liên tục thành chuỗi, bởi vì chỉ cần một niệm yêu thương dừng thì niệm sợ sẽ khởi và tụi nó đọc được sẽ tấn công tui ngay. Từ khi phát hiện ra cách dùng niệm yêu thương để thay thay thế niệm sợ thì tôi hết sợ chó và khỉ nữa rồi, và thậm chí cả nỗi sợ ma cũng hết luôn đó mọi người. Mỗi khi chuẩn bị ngủ nơi nào mà có cảm giác lạ lạ ngộ ngộ là tôi ngồi khởi niệm yêu thương, sau đó nhờ họ bảo hộ. Lần nào cũng thành công, không bao giờ thấy ma, không bị quấy phá nữa. Nhờ trải nghiệm thực tế mà tôi tự biết cách quán từ bi bằng cách khởi niệm yêu thương nhằm đối trị nỗi sợ luôn nè mọi người!

Sau này ở một trường thiền, có sư cô Hàn quốc ở cạnh phòng tôi chuyên quán từ bi 20 năm rồi, cổ dạy tôi cách quán. Tôi bất ngờ ghê vì tôi biết điều ấy trước khi được dạy luôn.

Cho nên mọi người nói rằng đời là trường đại học lớn nhất còn tôi thì qua trải nghiệm thực tế thì thấy rằng: Đời là trường thiền lớn nhất. Học thiền ở trường thiền này thích hơn nhiều lắm đó hihi.


Thế nào là Vô Tu?

Vô Tu nghĩa là thuận theo Nhân Quả, không đối kháng lại Nhân Quả ấy là Vô Tu. Chứ không phải mình hê lên rằng Tui vô tu đó nha nghĩa là mình vô tu đâu.

Đối kháng lại Nhân Quả là một tập khí rất dày mà ai cũng có. Vì tập khí này mà chúng ta có mặt ở đây. Đó là lý do ai cũng phải tu, và chúng ta dù có ý thức rằng mình có tu hay không tu thì chúng ta vẫn tu hằng ngày mà tại không biết đấy thôi. Cứ thuận theo Mẹ Nhân Quả thì không sao, mà cứ đối kháng lại Mẹ là có chuyện liền hà. Khi có chuyện xảy ra, chúng ta học được bài học và học cách không đối kháng lại Mẹ nữa.

Ai cũng phải tu, đó là nhân. Tu miết tu miết tu miết, được Mẹ Nhân Quả đánh miết đánh miết đánh miết. Người có sẳn tuệ hay còn gọi là căn cơ thượng thừa thì được đánh một trận dù nhỏ cũng giật mình mà không đối kháng. Còn người căn cơ thấp thì không hiểu được Mẹ Nhân Quả. Vì không hiểu nên lỳ. Đã ngu mà còn lỳ nên sẽ được đánh dã man con ngan đến khi nào hết lỳ hết dám đối kháng thì thôi.

Cho nên vô tu vô chứng chẳng phải là cảnh giới gì cao siêu đâu. Mỗi một ngày ai cũng vô chứng vô chứng vô số lần mà tại mình không biết đấy thôi. Cứ lúc nào mình thuận theo ý Mẹ Nhân Quả thì lúc ấy mình vô tu vô chứng, còn lúc nào mình đối kháng lại Mẹ thì khi ấy mình phải tu phải chứng.

Hỏi: Thế nào là thuận Nhân Quả?

Đáp: Thuận Nhân quả là vầy nè! Cá thì bơi dưới nước, khỉ thì leo cây, cây cam ra quả cam, cây ớt ra quả ớt. Nghịch nhân quả là vầy nè! Bắt con cá leo cây, bắt cây cam ra quả ớt, …………

Bắt cây cam ra quả ớt là việc rất vô lý, ai nghe cũng thấy buồn cười. Nhưng chúng ta lại thường xuyên làm điều này mà chúng ta không biết đấy thôi.

Một đứa trẻ không có khiếu âm nhạc nhưng chúng ta tìm mọi cách ép cho nó học nhạc cho bằng bạn bằng bè. Một người làm sai mà không dám nhận lỗi do sĩ diện quá cao, chúng ta làm đủ mọi cách bắt họ phải nhận lỗi, một người phạm giới và tìm cách chối phăng rằng mình phạm giới, chúng lao công khổ tứ đi tìm cho ra bằng chứng cho thấy rằng họ phạm giới, một người không hợp pháp môn này chúng ta bắt họ phải theo cho bằng được, ……….. Vì không thuận theo Mẹ Nhân Quả mà chúng ta phiền não, đau đầu nhức óc đủ chuyện.

Cũng vậy có những vị không thể hiểu những diều nào đó. Ấy là thuận Nhân Quả. Cho nên họ chỉ gieo duyên thôi. Khi nào đủ duyên thì quả trổ. Khi ấy thì mới có thể hiểu. Ấy là thuận Nhân Quả. Bây giờ mà ép họ phải hiểu thì đó là nghịch Nhân Quả.

Thực sự thì dân gian đã lưu truyền vô số câu chuyện về việc thuận Nhân Quả và đó trở thành triết lý sống của tất cả mọi người, dù có theo đạo hay không theo đạo đi chăng nữa. Ví dụ: Khổng Tử thừa nhận rằng một năm có ba mùa vì người đưa ra luận thuyết 3 mùa này vốn là châu chấu chỉ sống 3 mùa, làm gì biết  đến mùa thứ tư. Cho nên đối với châu chấu, chấp nhận 1 năm có 3 mùa, ấy là thuận Nhân Quả.

Ví dụ có những người từng là độc xà, cho nên lời nói chứa đầy nọc độc. Do đủ nhân đủ duyên mà trở lại làm người nhưng tập khí của độc xà vẫn không phai. Cho nên nói ra lời nào là y như phun độc vào người khác. Nếu biết rõ như vậy thì không tranh cãi tranh luận với họ, ấy là thuận Nhân Quả. Còn việc đi ép độc xà không được phun độc nữa thì ấy là nghịch Nhân Quả.
…………..
Mọi người cứ tự quán sát chính mình trong cuộc sống hằng ngày thì thấy chúng ta ngày nào mà chẳng ép cây cam phải ra quả ớt. Vì vậy mà cứ đau khổ phiền não miết thôi hà. 

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Tâm Bình Đẳng.

Cái được gọi là Tâm Bình Đẳng đơn giản là vầy nè mọi người!

Chấp nhận sự khác biệt của từng người, ấy chính là tâm bình đẳng.
Ví dụ cụ thể luôn nha! Trong một lớp tiểu học có 50 đứa trẻ: đứa giỏi văn, đứa giỏi toán, toán giỏi vẽ, đứa giỏi diễn thuyết, đứa giỏi lao động, đứa giỏi nghề,………………. Một giáo viên có tâm bình đẳng thì tôn trọng sự khác biệt của từng đứa trẻ nên tất cả bọn trẻ đều là hoàn hảo với chính nó. Còn một giáo viên không có tâm bình đẳng thì cư xử như sau: giáo viên dạy vẽ thì yêu trò giỏi vẽ hơn, giáo viên dạy toán thì yêu trò giỏi toán hơn, giáo viên âm nhạc thì yêu trò giỏi âm nhạc hơn,…….. Vì yêu cái này hơn cái nọ mà giáo viên trở nên đối xử bình đẳng, xem đứa này là thông mình, đứa kia là dốt nát, đứa này là ngoan ngoãn, đứa kia là cứng đầu, ………..

Trong gia đình cũng vậy đó, cha mẹ có tâm bình đẳng thì biết rõ ưu điểm khuyết điểm của từng đứa, nên không vì ưu điểm của đứa này mà mắng đứa kia, không vì khuyết điểm của đứa kia mà khen đứa nọ,………….

Trong công ty cũng không khác.

Cho nên mọi vấn đề rắc rối đến là do mình mất tâm bình đẳng, mình luôn mong muốn mọi người phải giống mình, phải giỏi cái mình giỏi, phải hay cái mình hay,……….. Đó là do mình thiếu tôn trọng sự khác biệt của người khác.


Túm cái ý lại thì một người bình đẳng trí là người biết nhận diện, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác. Không ai là không hoàn hảo theo đúng căn cơ nghiệp báo của chính họ.

Nhất Hướng

Một bậc giác ngộ giải thoát nói nín vô ngại. Vì sao lại vậy? Vì cho dù họ có nói về bao nhiêu đề tài đi chăng nữa thì tất cả những đề tài ấy đều chỉ về một hướng duy nhất- đó là hướng giác ngộ giải thoát. Thế còn nói nín vô ngại là thế nào? Nghĩa là dù họ có nói hay im lặng thì cả việc nói lẫn việc im đều cũng chỉ về một hướng duy nhất. Ngay trong từng hành động của họ, trong mọi suy nghĩ, trong mọi lời nói, thậm chí cả cái đằng hắng cũng đều chỉ về một hướng duy nhất. Đó gọi là Nhất Hướng. Để Nhất hướng thì trước hết phải có sự Nhất tâm (Định). Và để cho hành giả có được sự Nhất Tâm mà có sự ra đời của vô vàn pháp môn khác nhau phù hợp với vô số căn cơ khác nhau. Tất cả các pháp môn đều là Nhất Tâm. Từ Nhất Tâm mới có thể Nhất hướng được.


Còn một phàm phu thì sao? Đó là người tâm phóng dật hay còn gọi là tâm tán loạn. Cho dù họ chỉ nói đến một đề tài duy nhất nhưng lại đi về vô số hướng khác nhau. Một khi tâm tán loạn thì không thể có sự Nhất Hướng. Đó là lý do mà Nhất Tâm luôn là đích đến đầu tiên của bất kỳ pháp môn tông phái nào. Nhất tâm chính là giao lộ của mọi con đường.


Túm cái ý lại thì bậc giác ngộ giải thoát nói về một ngàn đề tài nhưng một ngàn đề tài ấy đều đi về một hướng. Còn phàm phu nói chỉ 1 đề tài nhưng lại đi về một ngàn hướng khác nhau. Ngàn hướng khác nhau dẫn đến ngàn cách sanh tử khác nhau. Chỉ nói một đề tài thôi mà đã đi theo vô số hướng khác nhau rồi, huống chi là nói về nhiều đề tài khác nhau. Đó là lý do rất nhiều cơ sở tu tập cấm luôn nói chuyện hoặc bắt phải giữ giới im lặng là vậy đó.

Túm của túm cái ý là khi nào chưa có sự Nhất hướng (mà để Nhất hướng thì phải có Nhất tâm còn gọi là Định) ,thì khi ấy nên hạn chế nói nhiều đề tài khác nhau, càng nói thì càng sa vào luân hồi sanh tử.

......................................................................................
Nói tiếp về Nhất Tâm.

Những con vật săn mồi thì sự chú tâm hay còn gọi là nhất tâm rất cao, nếu không thì chúng chẳng thể săn mồi. Các doanh nhân cũng rất nhất tâm nhưng sự nhất tâm ấy hướng đến lợi nhuận. Các chính trị gia cũng nhất tâm hướng đến chính trị và quyền lực. Cảnh sát nhất tâm hướng đến săn bắt tội phạm. Học sinh nhất tâm đến bài học,……… Trong xã hội đã vậy, không có sự nhất tâm hay còn gọi là chú tâm thì không thể làm được gì cả hay còn gọi là làm gì cũng thất bại.

Còn sự nhất tâm của người tu là hướng đến những tính cách tốt đẹp của bậc giải thoát giác ngộ, của chư Phật, chư Bồ tát, chư thánh hiền.

Nhất tâm là điều bình thường của tự nhiên, nhưng nhất tâm về vấn đề gì thì lại tùy hay nói cách khác thì sự nhất tâm ấy hướng đến đâu thì tùy. Đó là lý do tôi nói dù theo tôn giáo nào tông phái nào hay pháp môn nào thì đích đến đầu tiên luôn là sự Nhất tâm. Nhất tâm là một giao lộ. Tất cả mọi con đường đều quy về đây. Từ giao lộ Nhất tâm lại rẽ sang vô số con đường khác nhau nữa, để rồi lại đến một giao lộ khác.


P.S Sức mạnh của sự Nhất Tâm là rất lớn. Người biết đến sức mạnh của sự nhất tâm này thì có thể huy động được sức lực của toàn vũ trụ hợp lại để trợ giúp người đó. Rất nhiều tôn phái đã sử dụng điều này để tạo ra thần thông. Nhưng thay vì lệch sanh hướng thần thông hay tâm linh thì người tu đạo giác ngộ giải thoát dùng sức mạnh ấy để hướng về một hướng duy nhất, đó là giác ngộ giải thoát.
.............................................................................................................

Sẳn duyên nên nói tiếp về sức mạnh của sự nhất tâm cho mọi người nghe nha!

Nghe mọi người bàn luận về chính trị hay hội nghị APEC gì đó có khi thấy cũng vui vui. Một người biết đến sức mạnh của sự nhất tâm họ có thể điều khiển được suy nghĩ của người khác. Nếu muốn ông Trump nói cái gì là họ điều khiển cho ổng phát biểu theo ý họ luôn đó nha! Nhưng đó là xen vào sự vận hành của Mẹ Nhân Quả và sẽ bị quả báo ghê gớm! Rất nhiều vị tu luyện thần thông theo kiểu này và xen vào tùm lum chuyện, đặc biệt là các Lạt Ma Tây Tạng không theo phái của Ngài Đạt Lai Lạt Ma. Họ dùng thần thông để chuyển cái này cái nọ, thay đổi chuyện nọ chuyện kia và không ai thoát khỏi quả báo cả. 

Không một ai kể cả Phật toàn giác có thể xen vào sự vận hành của Mẹ Nhân Quả, khi đủ nhân đủ duyên thì quả trổ, ấy là tự nhiên, ấy là quy luật của trời đất. Bất kì ai xen vào sự vận hành ấy đều sẽ bị quả báo nặng nề.

Lúc Tây Tạng bị quân đội Mao Trạch Đông xâm chiếm, một số vị Lạt Ma muốn dùng thần thông để thay đổi tình thế nhưng Ngài Đạt Lai Lạt Ma cực kì nghiêm cấm, thà đi lưu vong còn hơn là xen vào sự vận hành của Nhân Quả. Và cho đến bây giờ Ngài cũng nghiêm cấm các Lạt Ma dùng thần thông để đối kháng lại Mẹ Nhân Quả, nhưng không phải ai cũng nghe theo lời Ngài đâu.


Bởi vậy, bàn luận chuyện này chuyện nọ làm chi, ráng đạt đến Nhất Tâm đi thì sẽ biết đó là gì thôi hà hihi.