Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Một bậc giác ngộ khác với một bậc giác ngộ giải thoát như thế nào?

Giác ngộ là mới thấy tánh (hay còn gọi là kiến tánh). Nếu ngay lúc thấy tánh mà nhập Niết Bàn luôn thì xem như hết chuyện. Nhưng nếu không nhập Niết Bàn lúc ấy mà lại ráng tiếp tục duy trì cái thân ngũ uẩn thì dù đã thấy tánh vẫn bị tập khí sai khiến. Cho nên một bậc giác ngộ ngay lúc kiến tánh, chính tại thời điểm ấy thì rũ sạch tập khí, vì vậy nếu chết vào lúc đó thì nhập Niết Bàn. Còn thời cơ nhập Niết Bàn ấy trôi qua rồi, phải tiếp tục sống với thân ngũ uẩn thì phải tiếp tục tu để rũ sạch tập khí. Nếu may mắn có thể rũ sạch tập khí ngay kiếp sống này thì khi nào rời bỏ thân ngũ uẩn sẽ thể nhập Niết Bàn. Bằng không phải tái sanh tới lui thêm tối đa 7 lần nữa. Cho nên chớ nhầm 1 bậc giác ngộ hay một người đã kiến tánh là đã xong chuyện lớn. Chưa xong đâu, còn phải đến giai đoạn thể nhập tánh nữa. Cho nên kiến tánh khởi tu là vậy đó.

Còn một bậc giác ngộ giải thoát là người sau khi kiến tánh tiếp tục tu để thể nhập tánh. Khi thể nhập tánh thì chắc chắn là giải thoát cho nên người này gọi là bậc giác ngộ giải thoát. Người thể nhập tánh là người chứng quả Bất Lai hay còn gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Một vị đã kiến tánh thì phải đi tiếp để thể nhập tánh. Còn vị đã thể nhập tánh rồi thì ung dung tự tại mà khám phá ra sự vi diệu của tánh trong cuộc sống hằng ngày.
Chỉ có bậc giác ngộ giải thoát hay nói cách khác là bậc thể nhập tánh mới có thể thấu tỏ nhân quả, vì thấu tỏ nên không còn lầm nhân quả nữa, hay nói cách khác vị này đã quy phục hoàn toàn nhân quả. Vì quy phục hoàn toàn nhân quả mà không còn trở lui lại nữa. Còn vị kiến tánh hay mới chỉ giác ngộ thì vẫn còn bị nhân quả sai khiến nên vẫn phải tái sanh.

Người đã giác ngộ thì mọi thứ đã an bày. Đúng là vậy, một người giác ngộ rồi thì việc giải thoát là việc tất nhiên. Tất nhiên nghĩa là dù họ có khởi ý muốn tiếp tục tu hay không thì vẫn không thành vấn đề, vì tập khí tự tu chứ không phải họ tu. 

4 nhận xét:

  1. Rất thực tế. Thật đáng ngưỡng mộ người viết.

    Trả lờiXóa
  2. Rất hữu ích và thiết thực.

    Trả lờiXóa
  3. Một bài viết điển hình của bloger KĐKĐ ...

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là pháp hành, là tự độ độ tha!

    Trả lờiXóa