Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Phát hiện đáng kinh ngạc của Mỹ: Tế bào ung thư sợ nhất Tình yêu!

Tình yêu có sức mạnh to lớn trong đời sống tinh thần của mỗi người. Không chỉ có vậy, phát hiện mới nhất của nhà khoa học Mỹ đã gây chấn động: Tế bào ung thư sợ nhất là tình yêu!

Tiến sĩ David Hawkins là một bác sĩ rất nổi tiếng ở Mỹ, bệnh nhân của ông đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không bao giờ tìm thấy chữ ‘yêu’, chỉ thấy chữ ‘khổ, hận, phiền muộn’ bao bọc toàn cơ thể họ.

“Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn, tần số rung động thấp hơn 200 sẽ dễ bị bệnh”, ông cho biết. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.
Ông cũng phát hiện ra rằng, những người bệnh thường có suy nghĩ tiêu cực. Tần số rung động của người trên 200 sẽ không bị bệnh. Ở người bệnh, tần số này thường thấp hơn 200. Tần số rung động của những người như nào thấp hơn 200? Đó là những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong quá trình trách móc người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Ông nói, trong cuộc đời ông từng gặp người có tần số rung động cao nhất là 700, năng lượng trong cơ thể anh ấy rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh. Lấy ví dụ, như khi bà tu sĩ Trisara lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và cảm động từ bà.

Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực, không chỉ làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi.

TS Hawkins nói, ông đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau. Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có: quan tâm đến người khác, giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện, bao dung, độ lượng, v.v. Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.

Ngược lại, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp. Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.

Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người.

Sau khi nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn. Ông đã thay đổi tâm trạng, quyết định chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

Sau một thời gian, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa, đây là kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản. Đây chính là bản chất của cuộc sống: Tình Yêu.
Căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’.
Nguồn: sưu tầm từ Facebook



Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Tập Yoga là cách quán thân trên thân rất tuyệt vời đó mọi người!

Khi không quán thân trên thân, nghĩa là vừa tập vừa thiền thì cơ thể rất dễ bị chấn thương. Điều này vẫn xảy ra với người tập yoga lâu năm. Cho nên thường khi tập cần phải có giáo viên hướng dẫn để cho mình biết những cử động nào mình có thể làm, những cử động nào mình không được phép làm, hoặc khi mình bị bệnh gì đó thì có những động tác mà nếu tập có thể làm bệnh thêm nặng.
Nhưng khi vừa tập yoga vừa quán thân trên thân thì không cần giáo viên hướng dẫn, mình có thể tự quán sát cơ thể. Quán sát như thế nào:
Đó là quán sát độ dẻo của cơ thể, quán sát xem cơ thể mình có thể cong được bao nhiêu độ, khi đến độ cong vừa sức chịu đựng của cơ thể thì dừng lại, nếu muốn cong hơn thì cần phải có thời gian cho cơ thể thích ứng. Nếu vừa tập vừa thiền mình quán sát được hết đó mọi người, không cần giáo viên hướng dẫn.
Ngoài ra khi vừa tập vừa thiền, mình biết được động tác nào nên tập động tác nào không nên tập đối với cơ thể mình, khi kéo căng cơ thì cơ căng đến mức nào là vừa, để tránh bị tổn thương.
Ngoài ra khi vừa tập vừa thiền thì mình tự sáng tạo ra những động tác yoga phù hợp với thể trạng của cơ thể mình luôn đó mọi người. Giáo viên không thể biết cơ thể mình rõ hơn mình đâu. Cho nên tập trong sự tỉnh giác cao độ thì mình tự biết được hết.
Túm lại tập yoga là cách quán thân trên thân tuyệt vời. Vì chỉ cần mình mất chánh niệm thì cơ thể mình bị tổn thương. Và các động tác yoga rất chậm chạp và từ tốn, cho nên cực kì thích hợp cho thiền quán thân trên thân.

Khi vừa tập yoga vừa quán thân trên thân thì từ trong ra ngoài có sự tĩnh lặng và trang nghiêm, sảng khoái và khỏe khoắn. Nghĩa là mỗi sáng bắt đầu ngày mới bằng cách thiền quán thân trên thân với các động tác yoga thì đầy đủ năng lượng cho cả ngày luôn, không cần phải nghỉ ngơi buổi trưa. 

Cái mình thấy ở người chính là cái nằm trong vô thức.

 Cho nên đối cảnh là một cách quán sát vô thức.

 Ví dụ: cùng một bài viết hay một câu nói hay một bức ảnh,…., mỗi người lại có phản ứng khác nhau. Người thì khen, người thì chê, người thì chửi rủa, người thì tán thán, người thì mỉm cười, người thì nhăn nhó,………..Vì sao?

 Vì vô thức mỗi người khác nhau nên sự biểu hiện là khác nhau. Ví dụ câu nói/bài đăng là sự biểu hiện vô thức của người nói A nên nó là A’. Khi người B đọc thì nó thành B’ do người B không dùng vô thức của A để đọc mà dùng vô thức của chính mình để đọc, cho nên nó thành B’ Người C đọc thì thành C’. Người D đọc thì thành D’. Nếu B và D có vô thức tương tợ nhau thì họ trở thành “đồng bọn” của nhau. Tự cho cái vô thức của mình là chân lý và cùng nhau chỉ trích người không có cùng vô thức với mình.

 Tôi viết đến đây tôi thấy mắc cười quá ha ha ha ha ha. Chúng ta giống như những con rối trong bàn tay biểu diễn của vô thức.

 Làm sao để không trở thành con rối của vô thức nữa?

Khi đọc bài viết của A thì hòa vào A và dùng vô thức của A để quán sát bài viết ấy. Khi đọc bài viết của B thì hòa vào B và dùng vô thức của B để mà đọc bài viết ấy.

 Không phải ai cũng làm được điều này. Chính vì vậy mà có tranh luận và cãi vả.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Bồ tát ly dục.

Người nào tu theo hạnh bồ tát ly dục thì hãy tự mà quán sát lại tâm mình.
Khi mình khởi tâm theo hạnh bồ tát ly dục thì sẽ được thiện tri thức giúp đỡ. Họ giúp mình tháo gỡ những chướng ngại trong tâm mà nếu không có họ thì mình không thể nhận diện ra mà luôn ảo tưởng rằng mình đã ly dục. Sự giúp đỡ thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Không hiểu điều này sẽ tự gán cho đó là chướng duyên hay chướng ngại. Người thật tu đạo giác ngộ giải thoát không có chướng duyên hay chướng ngại chỉ có thuận duyên và thiện tri thức. Tất cả mọi tình huống mọi sự việc xảy đến với mình đều là những bài học vô giá đẩy mình nhanh tiến trên con đường giác ngộ giải thoát. Khi xem những cái này là chướng ngại thì ắt là tâm mình có chướng ngại.
Ví dụ, khi phát nguyện tu theo hạnh bồ tát ly dục thì sẽ gặp vô số chuyện tình ái từ trên trời rơi xuống. Phản ứng thông thường là chống cự, lui vào im lặng. Im lặng chưa chắc đã Ly, mà Nói ra chưa chắc đã Vướng. Cho nên dù chọn Im hay chọn Nói thì điều ấy cũng chẳng quan trọng. Im hay Nói chẳng qua chỉ là phương tiện cho mình tự quán sát chính mình. Thái độ của mình đối với việc mới là cái quyết định. Thái độ mở trói hay thái độ ràng buộc. Nói chưa chắc đã là trói mà Im chưa chắc đã là mở. Nói hay im thì chỉ có mình mới tự biết.
Nên biết khi tu đạo giải thoát cái mà mình quyết định làm, đó là nói hay im nó thuộc về bề nổi hay còn gọi là mặt ý thức. Cái bề sâu vô thức mới là đáng sợ. Đọc được bề sâu vô thức thì mới có cơ may mà giác ngộ mới có cơ may mà giải thoát. Ý thức nằm trên ngôn ngữ có lời (ngôn ngữ có lời không chỉ là Nói) và vô thức nằm ở ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ không lời không có nghĩa là im lặng.)

Do vậy các bồ tát tu theo hạnh ly dục tự quán sát cái vô thức của mình để mà chọn phương tiện nói hay im nhằm cởi trói cho chính mình. Im lặng chưa chắc đã thoát đâu nhé!

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

HỎI: Chửi có phải là ác nghiệp hay không?

ĐÁP: Đúng vậy. Chửi là một ác nghiệp cho dù chửi với bất kì lý do gì đi chăng nữa. Sự khác biệt nằm ở chỗ: Chửi do sân hận thì đó là nhân hữu tình. Gieo nhân hữu tình thì thọ quả hữu tình. Chửi với thiện ý (ví dụ: giúp người giác ngộ, giúp người thoát mê, giúp người bớt khổ,….) thì đó là nhân vô tình. Gieo nhân vô tình thì gặt quả vô tình.
Nên nhớ: một người cho dù có giác ngộ giải thoát hoàn toàn như Phật toàn giác Thích Ca Mâu Ni thì hằng ngày vẫn gieo nhân vô tình và vẫn gặt những quả vô tình khi còn ngũ uẩn.

HỎI: Nói lời ái ngữ có phải là thiện nghiệp hay không?
ĐÁP: Đúng vậy. Nói lời ái ngữ chính là thiện nghiệp cho dù nói với bất kì lý do gì đi chăng nữa. Sự khác biệt nằm ở chỗ: Nói lời ái ngữ với thiện ý thì đó là nhân hữu tình. Gieo nhân hữu tình thì gặt quả hữu tình. Nói lời ái ngữ với ác ý hay còn gọi là khẩu Phật tâm xà thì đó là gieo nhân ái ngữ vô tình. Gieo nhân vô tình thì thọ quả vô tình.

Nhân Quả của lời nói ái ngữ và Nhân Quả của thiện ý hay ác ý thì khác nhau. Do vậy khi một lời ái ngữ được thốt/viết ra thì trong đó (có thể) đã bao hàm nhiều loại nhân quả khác nhau rồi.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Trong Nhị Nguyên thì cái gì phù hợp với mình cái nấy là Chân Lý.

Ví dụ, con mèo săn con chuột thì săn chuột là chân lý của con mèo. Còn chân lý của con chuột là làm sao để chạy thoát khỏi con mèo. Đứng ở góc độ nào thì có chân lý ở góc độ nấy. Khi nào chuyển góc độ khác thì chân lý sẽ thay đổi. Đó là lý do mà chân lý trong Nhị Nguyên là chân lý tương đối.
Vì vậy trong Nhị Nguyên có rất nhiều chân lý. Chỉ khi nào thấy rõ chỗ đứng của người ôm chân lý ấy thì mới có thể tôn trọng chân lý của họ. Bằng không sẽ dẫn đến tranh cãi triền miên về việc cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là trái, cái gì là phải, cái gì là chánh, cái gì là tà,……

Do vậy mà cổ đức có câu: Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết mới sống. Biết ở đây không có nghĩa là gió chiều nào thì theo chiều nấy mà biết ở đây có nghĩa là đặc mình và chỗ đứng của người để tôn trọng chân lý của họ. Còn cố ép người phải đứng vào chỗ của mình để tôn trọng chân lý của mình thì điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh và hận thù.

Vì sao cúng dường, khen ngợi, chửi bới hay làm hại một phàm phu thì thọ quả khác với cúng dường, khen ngợi, chửi bới hay làm hại một bậc giác ngộ giải thoát?

So sánh vầy đi nha:
Tâm của một phàm phu như một cái ao nhỏ, còn tâm của một bậc giác ngộ (giải thoát) thì như đại dương. Việc cúng dường, khen ngợi, chửi bới hay làm hại cũng giống như khi mình ném một hòn đá xuống ao hồ hay xuống biển vậy đó. Khi hòn đá được ném đi thì sẽ tạo ra những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ. Hồ nhỏ nên những gợn sóng để lại tác động trong phạm vi nhỏ hẹp của cái hồ thôi. Còn biển thì mênh mông nên những gợn sóng để lại tác động trên phạm vi toàn đại dương. Do hồ nhỏ nên sóng thần từ hồ cũng nhỏ. Do đại dương mênh mông nên sóng thần từ đại dương cũng rất khủng khiếp.
Tâm 1 phàm phu tương thông 1 thế giới nên những khởi ý của mình tác động đến chỉ một thế giới. Tâm một bậc giác ngộ (giải thoát) tương thông nhiều thế giới, nên những khởi ý của mình tác động đến  nhiều thế giới. Cho nên khi mình cúng dường 1 phàm phu thì tương đương mình cúng dường 1 thế giới. Khi cúng dường 1 bậc giác ngộ (giải thoát) (nếu tâm vị này tương thông một ngàn thế giới) thì cũng có nghĩa là mình cúng dường một ngàn thế giới. Khi mình chửi bới 1 phàm phu, tương đương mình chửi bới 1 thế giới. Khi mình chửi bới 1 bậc giác ngộ (giải thoát) thì tương đương mình chửi bới một ngàn thế giới.

Túm lại, khi mình cúng dường, khen ngợi, chửi bới hay làm hại một người mà tâm càng nhiều ngăn ngại thì quả mình thọ nhận càng nhỏ, khi mình cúng dường, khen ngợi, chửi bới hay làm hại một người mà tâm càng ít ngăn ngại thì quả mình thọ nhận càng lớn.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Một bậc giác ngộ khác với một bậc giác ngộ giải thoát như thế nào?

Giác ngộ là mới thấy tánh (hay còn gọi là kiến tánh). Nếu ngay lúc thấy tánh mà nhập Niết Bàn luôn thì xem như hết chuyện. Nhưng nếu không nhập Niết Bàn lúc ấy mà lại ráng tiếp tục duy trì cái thân ngũ uẩn thì dù đã thấy tánh vẫn bị tập khí sai khiến. Cho nên một bậc giác ngộ ngay lúc kiến tánh, chính tại thời điểm ấy thì rũ sạch tập khí, vì vậy nếu chết vào lúc đó thì nhập Niết Bàn. Còn thời cơ nhập Niết Bàn ấy trôi qua rồi, phải tiếp tục sống với thân ngũ uẩn thì phải tiếp tục tu để rũ sạch tập khí. Nếu may mắn có thể rũ sạch tập khí ngay kiếp sống này thì khi nào rời bỏ thân ngũ uẩn sẽ thể nhập Niết Bàn. Bằng không phải tái sanh tới lui thêm tối đa 7 lần nữa. Cho nên chớ nhầm 1 bậc giác ngộ hay một người đã kiến tánh là đã xong chuyện lớn. Chưa xong đâu, còn phải đến giai đoạn thể nhập tánh nữa. Cho nên kiến tánh khởi tu là vậy đó.

Còn một bậc giác ngộ giải thoát là người sau khi kiến tánh tiếp tục tu để thể nhập tánh. Khi thể nhập tánh thì chắc chắn là giải thoát cho nên người này gọi là bậc giác ngộ giải thoát. Người thể nhập tánh là người chứng quả Bất Lai hay còn gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Một vị đã kiến tánh thì phải đi tiếp để thể nhập tánh. Còn vị đã thể nhập tánh rồi thì ung dung tự tại mà khám phá ra sự vi diệu của tánh trong cuộc sống hằng ngày.
Chỉ có bậc giác ngộ giải thoát hay nói cách khác là bậc thể nhập tánh mới có thể thấu tỏ nhân quả, vì thấu tỏ nên không còn lầm nhân quả nữa, hay nói cách khác vị này đã quy phục hoàn toàn nhân quả. Vì quy phục hoàn toàn nhân quả mà không còn trở lui lại nữa. Còn vị kiến tánh hay mới chỉ giác ngộ thì vẫn còn bị nhân quả sai khiến nên vẫn phải tái sanh.

Người đã giác ngộ thì mọi thứ đã an bày. Đúng là vậy, một người giác ngộ rồi thì việc giải thoát là việc tất nhiên. Tất nhiên nghĩa là dù họ có khởi ý muốn tiếp tục tu hay không thì vẫn không thành vấn đề, vì tập khí tự tu chứ không phải họ tu. 

Từ bi vô lượng

Không dừng lại không bước tới Như Lai bước khỏi bộc lưu.
Dừng lại là chống đối
Bước tới là chạy theo
Bộc lưu là dòng chảy luân hồi sanh tử.
Khi đối cảnh, không chống đối cũng không chạy theo cảnh thì bước khỏi luân hồi sanh tử.
Thế nào là không chống đối cũng không chạy theo? Đó là hòa, hòa nhập thành một vào cảnh.
Bậc giác ngộ giải thoát khi đối cảnh thì hòa vào cảnh. Khi hòa vào cảnh thì thành kiến định kiến vắng mặt, tâm phán xét, tâm chỉ trích, tâm sân hận không có cơ hội bộc lộ. Khi ấy từ bi vô lượng tự hiển lộ.

Còn phàm phu khi đối cảnh thì hoặc là chống lại hoặc là chạy theo. Có người chọn thái độ dửng dưng mặc kệ. Dửng dưng mặc kệ cũng là một cách chống đối. Vì khởi tâm chống đối hoặc chạy theo cho nên từ bi với tâm khởi như vậy là từ bi của sự dính mắc hay còn gọi là bi ái, khác hẳn với sự từ bi vô lượng của bậc giác ngộ giải thoát. Từ bi không dính mắc, từ bi do vắng đi sân hận và phán xét, cho nên từ bi ấy mới là vô lượng.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Tự làm kem chuối bá đạo

Nguyên liệu để làm món này đa phần đến từ vườn. Cách làm là như sau:
- Chuối chín cây, đốn đem vào để cho chín rục thì lột vỏ rồi bóp nhuyễn.
- Khoai lang luộc chín rồi lột vỏ, bóp nhuyễn.
- Đậu phộng rang chín vàng rồi cà vỏ, sau đó đâm nhuyễn.
- Dừa khô lột vỏ xong, chẻ đôi lấy nước uống, rồi dùng bàn nạo để nạo cái dừa ra.
Sau khi chuẩn bị hết các thành phần thì cho vào thau trộn chung lại với nhau. Chuối, khoai lang, đậu phộng, dừa nạo, rưới thêm sữa không đường cho thơm thơm.
Trộn đều các thành phần với nhau, sau đó lấy muỗng múc cho vào bịch ny lông, dùng tay ấn cho dẹp dẹp Sau đó cho vào tủ đông.
Xong rồi măm măm thôi.
Chỉ là kem chuối thôi mừ, có cần ngon dữ vậy hem.

Hổng có miếng đường nào cả mà nó ngọt lịm lịm lịm cả người.

Khi bị bắt vào viện tâm thần thì làm thế nào để chứng minh rằng mình không điên?

Có hai cách:
Một là tìm mọi cách nói cho người này người kia biết rằng mình tỉnh táo bằng cách nói những thứ cao siêu, nói những điều chỉ có thiên tài mới biết.
Hai là tuân thủ mọi nội quy luật lệ trong trại, đến giờ nào làm việc nấy, hổng có cần phải chứng minh chứng tỏ gì cả.
Cuối cùng người thứ hai được thả ra trước.
Trong việc học đạo cũng vậy. Càng cố chứng tỏ rằng mình tỉnh giác thì càng chứng mình rằng mình chưa tỏ ngộ. Do chưa thật tỏ ngộ nên chính mình đâm ra nghi ngờ cái sự tỏ ngộ ấy bằng cách tìm sự đồng tình của người khác.
Còn người thật sự tỏ ngộ rồi, biết chắc đó là gì rồi thì đâu cần tìm kiếm sự đồng thuận của người khác làm gì. 

Làm sao để bỏ rượu bỏ hút thuốc?

Lúc trước có một vị nói rằng vị này có thể cố gắng để giữ các giới nhưng chỉ có hút thuốc và uống rượu là không bỏ được.
Hút thuốc và uống rượu là thói quen. Để thói quen hình thành thì cần phải có đủ duyên, và để thói quen được loại bỏ thì cũng cần phải có đủ duyên, không thể muốn có hay muốn bỏ thói quen thì cứ thế mà có hay cứ thế mà bỏ là được.
Phải tự quán chiếu thân tâm thì mới biết được do những duyên gì mà mình có thói quen hút thuốc, do những duyên gì mà mình có thói quen uống rượu. Cái này phải tự quán chiếu, không ai làm giùm cho.
Sau khi tìm ra các duyên hình thành thói quen hút thuốc và uống rượu thì tự quán chiếu xem tự mình có thể loại bỏ những duyên ấy hay không. Dùng nguyên lý “Cái này có cái kia có, cái này diệt cái kia diệt.”
Sẳn tiện kể chuyện ở trung tâm thiền Goenka cho mọi người nghe luôn nha! Nghe Goenkaji kể rằng lúc trước có một ông nghiện rượu muốn tham gia khóa thiền 10 ngày tại trung tâm. Bất cứ ai muốn tham gia thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy của khóa thiền, một trong các nội quy ấy là không được hút thuốc, không được uống rượu. Ông nghiện rượu này bắt đầu trả giá với Goenkaji: Con xin được phép tuân thủ tất cả nội quy ngoại trừ uống rượu, cho con uống mỗi ngày 1 ít thôi, không có rượu chắc con chết mất. Goenkaji nói: Không được.
- Mỗi ngày chỉ 1 ngụm nhỏ thôi mà thầy.
- Không được. Phải tuân thủ tất cả các nội quy, không có trường hợp ngoại lệ.
Cái ông ta đi ra ngoài, đi tới đi lui, suy tính ghê gớm lắm, phân vân dùng dằng miết. Rồi ông quay trở vô nói: Được rồi. Con xin hứa tuân thủ nội quy để được tham gia khóa thiền.
Cái ông ta tham gia thiền hằng ngày. Khóa thiền chỉ có 10 ngày thôi. Sau 10 ngày đó, ông ta bỏ hẳn rượu luôn, chẳng những không còn nghiện nữa mà từ đó về sau thấy bạn bè nhậu là ông ta la lên: Tập khí, tập khí. Bỏ đi bỏ đi hì hì hì.
Đó là một trường hợp nhờ thiền quán cảm thọ mà bỏ được rượu, còn có những trường hợp khác bỏ cả luôn nghiện ma túy.

Nhưng việc bỏ được những thói quen đặc biệt là thói quen xấu chỉ là tác dụng phụ thôi. Bước chân vào trung tâm thiền mà đòi tham gia với quyết tâm để chữa bệnh hay để cai nghiện là bị đuổi thẳng cổ. Vì sao? Vì Goenkaji và thầy ổng là U Ba Khin cho rằng: Thiền quán cảm thọ là thiền chân truyền từ ông Thích Ca, mục đích là để giác ngộ giải thoát, đó là mục đích cao cả, kéo cái mục đích cao cả xuống để phục vụ cho mục đích tầm thường là bỏ tập khí xấu hoặc để chữa bệnh là phỉ báng Tam Bảo, cho nên bị đuổi là vậy đó. 

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Hỏi: Cõi địa ngục có thật hơm? Cõi Tây Phương Cực Lạc có thật hơm?

Trả lời: Chiếu theo nguyên lý “Cái này có cái kia có, cái này không cái kia không” thì nếu cho rằng cõi người là có thật thì các cõi kia là có thật, nếu cho rằng cõi người không có thật thì các cõi kia không có thật.
Còn cõi người có thật hay không thì tự quán chiếu thân tâm mình sẽ biết có thật hay không thật.
Người giác ngộ giải thoát thì luôn quy phục Nhân Quả, còn phàm phu thì luôn tìm đủ mọi cách chống lại Nhân Quả. Thế nào là chống lại Nhân Quả?
Đó là tin rằng có cõi người mà lại không tin có địa ngục, không tin có cõi cực lạc. Hoặc tin rằng không có cõi người mà lại tin có địa ngục hoặc tin có cực lạc.

Vì luôn tìm cách chống lại Nhân Quả, cho nên phải khổ là vậy đó.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Nhân vô tình thì Quả vô tình.

Nhân hữu tình thì quả hữu tình. Nhân vô tình thì quả vô tình. Đây là sự vận hành của Nhân Quả. Ai nói rằng Nhân Quả là giấc chiêm bao, mở mắt thoát khỏi chiêm bao thì thoát khỏi Nhân Quả là họ lừa mình đó. Vì sao lại như vậy? Vì hổng ai mở mắt chiêm bao to hơn ông Thích Ca đâu, vậy mà cái thân ngũ uẩn của ổng vẫn bị Nhân Quả quýnh cho tơi bời hoa lá hẹ. Thì mình là ai mà đòi thoát khỏi vòng tay của Nhân Quả. Nên nhớ rằng còn ngũ uẩn là còn trong vòng Nhân Quả.
Vì sao tôi biết được điều này? Vì ngày nào mà tôi hổng thọ nhận những quả vô tình. Ví dụ:
-Cái lọ hoa treo trên cao bao lâu rồi hổng sao, bao nhiêu người đi qua đi lại cũng hổng có gì, tôi đi ngang qua có 1 cái mà nó rơi cái bụp trúng ngay đầu tôi cho u chơi. Đó là quả vô tình.
- Ông bác sĩ này xưa nay nổi tiếng mát tay, không bao giờ chẩn đoán sai, 100 người như một, vậy mà đến lượt tôi thì lại chẩn đoán trật lất. Đó là quả vô tình.
Trong số những quả vô tình thì có một chuyện rùng rợn nhất mà tôi từng được kể hồi còn bé. Số là có một người quen làm nghề lái xe tải một thời gian thì chuyển sang nghề dạy lái xe luôn, không bao giờ dám leo lên xe tải lái nữa. Biết sao hông? Chuyện là vầy:
Trong một chuyến chở hàng, ổng chạy bon bon trên đường lộ thì một thèn chạy xe mô tô cứ đánh võng trước xe tải của ổng. Ông này hổng phải dân trẻ trâu, ổng điềm tỉnh như thiền sư vậy đó. Ổng nhường xe mô tô, ổng chạy chậm lại cho xe kia qua trước. Xe mô tô thấy ổng giảm tốc độ thì cũng giảm theo, để rồi lại tiếp tục xuất hiện trước đầu xe ổng. Hai lần nhường đường mà hổng được. Ông tài xế xe tải hơi mất bình tĩnh nơi khi đến một trạm nghỉ chân thì ổng chạy xe vào đó, nghỉ ngơi và uống cà phê cho tỉnh táo. Ổng ở đó khoảng ½ tiếng rồi mới leo lên xe đi tiếp. Chạy bon bon bon bon được một lúc thì đúng cái thèn lái xe mô tô khi nãy hổng biết từ đâu lại xuất hiện và lại đánh võng trước đầu xe ổng. Lần này thì ổng hết làm thiền sư được nữa rồi, làm giang hồ luôn. Ổng nóng máu và nghĩ: Hai lần nhường cũng không được, vào quán nghỉ ngơi cũng không thoát thì tao tránh mày nè con. Ổng tăng tốc lên để chạy qua xe mô tô, vì nghĩ rằng chạy nhanh hơn nó thì mới hy vọng thoát khỏi nó. Lúc này là sáng sớm tinh mơ, ngoài đường hầu như không có ai nha. Ổng tăng tốc lên vượt cái vèo qua mặt thèn mô tô. Vừa qua mặt thì nghe tiếng dây xích rớt loảng xoảng và tiếng xe máy trượt trên đường. Chiếc xe máy nằm sóng xoài giữa lộ. Ổng hoảng hồn thắng xe lại, chạy đến xem. Hóa ra cái dây xích dùng để cột hàng phía sau xe tải tự văng ra rồi chém ngang cổ thèn kia. Rồi từ đó về sau ổng bỏ nghề lái xe tải luôn.

Nhân vô tình thì quả vô tình chứ hổng có vụ chạy làng khỏi Nhân Quả được đâu nha mọi người. Cứ quán sát cuộc sống hằng ngày của mình thì sẽ biết được mỗi ngày mình thọ nhận biết bao nhiêu là quả vô tình.

Nhân Quả.

Không ai thoát khỏi quy luật vận hành của Nhân Quả. Hễ còn ngũ uẩn là còn chịu sự chi phối của Nhân Quả. Cho dù đó có là Phật Toàn giác Thích Ca Mâu Ni đi chăng nữa, thì còn ngũ uẩn vẫn còn chịu Nhân Quả. Đó là lý do dù là Phật Toàn giác cũng không thể giác ngộ giải thoát giùm cho người khác, bởi vì ngay cả Phật Toàn giác cũng phải quy phục Nhân Quả.
Còn ngũ uẩn là còn chịu Nhân Quả cho dù có là bất kì ai đi chăng nữa.
Nhân Quả thể hiện trong từng cử động của thân khẩu ý. Chỉ cần khởi ý là đã có Nhân Quả trong đó rồi. Vì sao tôi biết điều này? Vì tôi đang chịu sự chi phối của Nhân Quả hằng ngày hằng giờ và hằng phút nên tôi biết.
Quy phục Nhân Quả là quy phục Chân Lý, cũng có nghĩa là quy phục Thượng Đế. Nhân Quả chính là Thượng Đế. Nhân Quả tạo ra Phật, Bồ tát, thánh, chúng sanh đủ loại. Nhân Quả tạo ra thiên hà vũ trụ và tam giới. Nhân Quả chính là Thượng Đế và không ai với thân ngũ uẩn có thể thoát khỏi sự chi phối của Nhân Quả.
Làm sao để thấu tỏ Nhân Quả hay nói cách khác là làm sao có thể gặp mặt Thượng Đế? Chỉ có quay về tự quán chiếu chính mình là con đường độc đạo để thấu tỏ Nhân Quả/để gặp mặt Thượng Đế. Đây là con đường mà chư Phật ba đời đã đi.
Cúng dường mười phương chư Phật cũng không bằng cúng dường chính mình. Cúng dường chính mình nghĩa là tự thân mình thấu tỏ Nhân Quả, quy phục Nhân Quả bằng con đường tự quán chiếu. Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn là như vậy đó.

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Sự hình thành bào thai

Pháp chán nản dạy ta suy xét,
Khổ cõi đời số cát sông Hằng,
Tám điều khổ não chi bằng,

Đây lần lượt giải ngọn ngành như sau:

Cõi trần thế ra vào há dễ,
Luật tuần hoàn nào kể chi ai,
Thân ta bất luận gái trai,
Cũng đều mắc phải đọa đày khổ sanh.

Khi nghiệp đến pháp hành cấu tạo,
Thác sanh vào lòng mẹ thành phôi,
Nguyên tố nhỏ nhít vô hồi,
Vốn là chất lỏng, giống dầu mà trong.

Giọt dầu ấy dính lông con thú,
Ta cầm lên rảy giũ bảy lần,
Chỉ còn chút ít dính gần,
Đó nguyên chất tạo nên thân con người.

Bảy ngày đầu còn tươi trong vắt,
Rồi tan dần biến sắc đổi màu,
Đến tuần thứ bảy về sau,
Biến thành một chất trông vào đáng ghê.

Đỏ dợt dợt, mỡ pha lẫn máu,
Bởi nguyên Hành cứ tạo thêm ra,
Lại đến bảy bữa thứ ba,
Hóa thành chất đặc như là thịt dư.

Trong bụng mẹ an cư một chỗ,
Miếng thịt thừa tội khổ xiết chi,
Tuy hình huờn kết thế ni,
Nhưng lại mềm mại như chì rã tan.

Tưởng tượng đến trăm ngàn ghê sợ,
Phôi bây giờ tương tợ trứng gà,
Phôi này còn yếu chưa già,
Tuần tự thay đổi, bảy ngày thứ tư.

Bảy ngày nữa từ từ biến hóa,
Bắt đầu chia tất cả năm nhành,
Tuy hình chưa hẳn thật thành,
Nhưng đã có dạng đầu, mình, chân, tay.

Pháp Hành đã tạo hoài không dứt,
Tuần thứ năm thất nhựt vừa qua,
Nhỏ to hình dáng đẫy đà,
Ba lăm ngày ấy đã ra hình hài.

Ngoài ba tháng thành thai cứng cáp,
Thai loài người nào khác thú đâu,
Cũng đều khổ não âu sầu,
Ở trong bụng mẹ co đầu, rút chân.

Ngồi chồm hổm còn hơn ràng buộc,
Trên đồ ăn vừa được tiêu tan,
Hai tay nắm lại đỡ cằm,
Mặt day lưng mẹ, tối tăm mịt mờ.

Quanh mình vấy chất dơ hôi thối,
Đầu đội đồ mẹ mới ăn vào,
Vừa dơ vừa ngộp xiết bao,
Nên hằng giãy giụa, thân nào đặng yên.

Nếu mẹ chẳng cữ kiêng ăn uống,
Mặc đói no, nuốt bướng nhai càn,
Nóng, cay, nguội, lạnh không màng,
Miễn vừa khẩu dục, ngó ngàng chi con.

Vật thực trúng da non của trẻ,
Nóng giật mình, lạnh sẽ phát run,
Đau thương khổ não khôn cùng,
Như chim bị trận bão bùng mưa sa.

Lại giống khỉ trải qua mưa gió,
Nằm co ro một xó rét run,
Kinh hoàng sợ sệt hết lòng,
Chẳng kham nỗi khổ, day tầm đôi bên.

Hoặc kiếm ở phía trên hay dưới,
Hoặc là nơi mấy bụi gần đây,
Chừng nào tìm được bọng cây,
Chui vào ẩn náu, thân này mới an.

Đủ mười tháng vẹn toàn thân thể,
Gần kỳ sanh, lòng mẹ chẳng vui,
Lo âu dạ luống ngùi ngùi,
Sợ sự tai họa trong hồi khai hoa.

Mãi toan tính đắn đo cân nhắc,
Biển mênh mông chưa chắc đặng qua,
Quẩn quanh công chuyện trong nhà,
Dể duôi nào dám đi xa bao giờ.

Kịp đến lúc ngồi chờ hoa nở,
Quyến thuộc vầy kẻ đỡ, người nưng,
Chịu điều đau khổ từng cơn,
Dầu kiên gan mấy cũng sờn nỗi đau.

Người cả thảy không sao tránh thoát,
Bỗng dường như bão tạt vào thai,
Hài nhi như chớp đã day,
Theo đường kinh huyết ra ngoài sản môn.

May được lúc lâm bồn yên tịnh,
Cả mẹ con khỏe mạnh, vuông tròn,
Ấy nhờ hồng phúc nhà còn,
Chúng sanh kiếp trước gây nhiều thiện căn.

Nếu phước báo không bằng tội ác,
Khi sanh ra chịu các khó khăn,
Dẫu còn sống sót nữa chăng,
Dật dờ dường phải đôi lần đứt hơi!

Vì nhân ác đến hồi trả quả,
Chúng sanh này thảm họa chết non,
Chết ngộp hoặc chết mỏi mòn,
Chết ngoài bụng mẹ, hoặc còn trong thai.

Ngán ngẫm kiếp sanh lai tất tưởi,
Từ thác sanh đến buổi lọt lòng,
Mạng căn nào biết chắc không,
Nhưng đều phải chịu trong vòng khổ lao.
Sưu tầm.

Niệm Phật

Hồi xưa, tôi cũng niệm Phật ghê lắm nha! Biết tôi niệm ai không, tôi niệm ông A Di Đà đó. Mà biết sao tôi niệm ổng không?
Vì hổng biết từ lúc nào 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật bám vào trong tiềm thức. Cái lúc tôi đi hành tẩu giang hồ, tôi leo rừng lội suối, thường xuyên ở nơi xa lạ, có lúc ngủ gần nghĩa địa hoặc ngủ gần xác chết. Chuyện ấy không ghê bằng cái này nè: Lúc ấy tôi lại là người cực kì sợ ma nữa mới gớm chớ. Giữa đêm khuya thanh vắng, 1 mình ở nơi hoang vắng thì cái nỗi sợ ma nó càng trầm trọng, mấy cái bóng cây cứ di di trước mặt, tiếng con này tru con kia hú, con nọ soạt xa soạt xẹt trong bụi rậm, rồi tiếng lá rơi như tiếng chân người đi, tiếng gió thở dài, thanh âm của sự im lặng kì quái, trùi ui là trùi, sợ quá trời sợ, sợ muốn vỡ tim vỡ mật, sợ quá không biết bám víu vào đâu, sợ quá không biết làm gì cho hết sợ, nên chỉ có 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật là mới cứu được. Sợ quá nên niệm, niệm miết niệm miết, lo niệm nên hết sợ hồi nào cũng hổng hay luôn. Hì hì hì.
Túm lại, hợp với ông nào thì niệm tên ông đó. Hợp ông Thích Ca thì niệm ổng, hợp ông A Di Đà thì niệm ổng, hợp Quán Âm Bồ tát thì niệm Quán Âm Bồ Tát, hợp với thánh Alla thì niệm thánh Alla, hợp với Chúa Giê su thì niệm Chúa Giê Su, hợp với thần Shiva thì niệm Om Shri Shiva, hợp với thần Krishna thì niệm Hare Krishna, Hare Hare, …………

Cho nên hợp với ai thì niệm tên người đó thôi!!! Niệm đi mọi người, niệm đến Nhất Tâm Bất Loạn luôn đê!

Hợp với ai thì niệm tên người đó thôi. Hoặc cũng có thể nói rằng: Dính mắc với ai thì phải niệm tên người đó thôi.
 Trong một lần đi hành tẩu giang hồ, tôi dừng chân ở một ngôi chùa Nhật Bản tu theo trường phái Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Họ chỉ đọc duy nhất kinh Pháp Hoa và hằng ngày chỉ tụng niệm duy nhất câu Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Tôi ở đó với họ một thời gian (lý do là tò mò muốn tìm hiểu về trường phái này). Và cũng ở tại đây tôi niệm câu Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (tiếng Nhật là Nam Mu Myo He Ren Ge Kyo) đến Nhất Tâm Bất Loạn (vụ này kể ở bài khác nha!)
 Còn vụ Hợp ai thì niệm tên người đó thì kể tiếp như sau. Đây là đoạn trích trong tập hồi kí của tôi (cái này được viết vào thời điểm đó, hổng phải thời điểm này, nghĩa là thời điểm khi sự việc ấy xảy ra). Đoạn hồi kí được đặt trong ngoặc kép:
“““Số là sáng hôm ấy khoảng 8h tôi ôm sách vào cái chòi nhỏ nhỏ gần chánh điện ngồi đọc cho đỡ nóng. Tuy nhiên do lâu ngày không ai ngồi nên bàn ghế đầy bụi bặm. Vậy là tôi hì hục lau dọn. Xong xuôi thì mệt nên chỉ đọc vài dòng là nằm luôn xuống ghế thiu thiu ngủ. Lúc đang thiu thiu, tôi lại thấy mình ngồi dậy và ở băng ghế đối điện là một người đàn ông Châu Á (không biết quốc gia nào) khuôn mặt tròn, tầm 40 tuổi ngồi nhìn tôi cười cười. Hai bên cạnh tôi mỗi bên là một con quỷ đói (hungry ghost) đang đứng. Vì sao tôi biết đó là hai con quỷ đói???? Bởi vì cổ nó dài ngẳng và mỏng như sợi chỉ. Sướng hôn? Tôi ngồi đọc sách có hai quỷ đói “đứng hầu” hai bên hehehehehe.

Nhưng ba nhân vật vô hình này không hề muốn làm tôi sợ đâu các bạn. Dù cả tôi và họ đều không nói gì nhưng tôi lại hiểu ý họ muốn gì: họ muốn tôi ngồi dậy và tiếp tục đọc sách. Nhân vật ngồi đối diện vẫn cười cười còn hai con quỷ đói vẫn ở hai bên. Tôi tuyệt nhiên không hề có cảm giác sợ hãi trước ba nhân vật vô hình này các bạn ạ, mà cảm giác của tôi đối với họ là: thân thuộc như bạn. Chết cha, tôi kết bạn với quỷ đói hồi nào vậy ta?????

(Các bạn ạ, đây là điều mà tôi trải nghiệm đây. Hình như đối với những người thuộc thế giới vô hình thì ngôn ngữ không là rào cản và người ta nói mà không cần mở miệng. Thực tế, tôi không hiểu tôi và ba nhân vật vô hình kia giao tiếp bằng ngôn ngữ gì nhưng tôi lại hiểu ý muốn của họ mới ghê! Tóm lại, khi nào trở thành nhân vật vô hình rồi thì chúng ta không cần học ngoại ngữ hehehehehe. Phấn đấu thành nhân vật vô hình nghen bà con khakhakhakha.)

Dù “bạn” tôi muốn tôi tiếp tục đọc sách nhưng tôi vẫn muốn ngủ nên dùng dằng. Trong lúc ấy thì tôi lại thấy mình nằm xuống và ở phía đầu nằm của tôi khoảng 1 mét, tôi nghe tiếng dây xích lê trên mặt đất. Tôi không nhìn thấy nhưng cảm nhận một sinh vật đang bị xiềng ở cổ chân tiến về phía tôi. Ba sinh vật kia không làm tôi sợ; tuy nhiên đối với sinh vật này dù không nhìn thấy như âm thanh tiếng xiềng lê trên mặt đất làm tôi sợ đến đông cứng cả người. Tôi hoàn toàn tê liệt cả người vì quá sợ và tôi cũng không hiểu vì sao mình lại sợ đến thế! Sợ quá, tôi định niệm: “Nam Mu Myo He Ren Ge Kyo” (Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh bằng tiếng Nhật) nhưng không niệm nỗi. Tôi định niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhưng cũng không niệm nổi. Lúc này thì tôi hoàn toàn hiểu câu: Nỗi sợ làm người ta đông cứng cả suy nghĩ. Niệm bằng tư tưởng chứ có dùng mắt môi miệng hay cử động nào của thân thể đâu mà tôi vẫn không làm nỗi.

Sinh vật kia càng tiến đến gần thì nỗi sợ của tôi càng tăng. Tôi sợ đến nỗi như có ai bóp chặt lấy tim mình lại. Rồi tôi nhớ lại: tôi nắm chặt hai bàn tay lại, để ngón cái vào trong và niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát.” Theo truyền thuyết, ai niệm Nam Mô Quan Âm Bồ Tát 3 lần thì sẽ được Ngài giúp nhưng tôi chỉ niệm có 2 lần thôi thì nỗi sợ tan biến hẳn và tôi cảm nhận được một bầu không khí thân thiện từ phía sinh vật kia và từ môi trường xung quanh. Nỗi sợ hãi biến mất hoàn toàn. Thật kỳ lạ!!!!!!!!!! Tôi cảm thấy hình như sinh vật kia muốn “trêu” tôi hay sao ấy???? Vậy ra tôi được những sinh vật vô hình này “chấp nhận” cho “ở chung” rồi à????????????

Lúc ấy thì tôi cũng tỉnh giấc (nhưng tôi không hề có cảm giác là mình vừa ngủ) và ngồi dậy đọc sách tiếp. Tôi không hề có cảm giác sợ hãi cái chòi ấy. Mấy ngày sau tôi cũng đến đấy đọc sách nhưng không bao giờ nhìn thấy những người vô hình ấy nữa. Hình như tôi chiếm chỗ của họ nên họ thử tôi tí xem thế nào và sau khi họ chấp nhận tôi thì tôi không bao giờ gặp họ nữa (dù muốn.) Mấy ngày sau tôi cũng đọc sách và nằm ngủ nhưng chưa bao giờ nhìn thấy họ. Tiếc nhỉ!!!!!!!!!! Thế giới vô hình thật kỳ lạ và làm tôi thấy tò mò quá!!!!””

>>> Bây giờ quán chiếu lại thì tôi nhận ra rằng: Trước đó tôi có lúc đả phá Bắc tông, đặc biệt là hình tượng Quán Âm Bồ tát, dù giai đoạn này rất ngắn và tôi không có chỉ trích từa lưa khắp nơi, tôi chỉ khởi ý và nói với một số người thôi. Tôi chỉ trích cho rằng hình tượng này là giả mạo, hổng có thật. Ờ, đả phá đi cưng, đả phá cái gì thì dính mắc cái đó, cột nút chỗ nào thì phải gỡ ở chỗ nấy. Cho nên dù tôi đã niệm câu Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh đến nhất tâm bất loạn, vậy mà khi sự việc xảy ra tôi lại không niệm nỗi câu ấy mà chỉ có niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát thì mới thoát ra được. Cột ở đâu thì phải gỡ ở chỗ nấy. Hóa ra tôi đã được trợ duyên để thấm cho được bài học này đấy mọi người!  

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Quy luật vận hành của bản ngã

Tất cả mọi thứ đều vận hành theo quy luật của chính nó. Bản ngã cũng vậy. Bản ngã vận hành theo quy luật. Nắm được quy luật vận hành của bản ngã thì không bị bản ngã lừa nữa. Lúc ấy thì mới gọi là bình thản trước mọi sự. Vì sao lại như vậy?

Vì nắm được quy luật vận hành của bản ngã thì biết được một ý/một việc ngay cả trước khi nó khởi sinh và ngay cả trước khi nó bị diệt. Khi mình theo dõi sự khởi sanh và diệt của một ý thì mình vẫn đang bị nó cuốn theo sự sanh và sự diệt ấy. Khi mình biết được trước khi nó sanh và trước khi nó diệt thì mới không bị cuốn. Để làm được như vậy thì phải nắm được quy luật vận hành của bản ngã. Cái này thì không ai dạy ai được, chỉ có mỗi người tự thân trải nghiệm.

Sở tri chướng

Cả cái biết lẫn cái không biết đều là sở tri chướng, chứ sở tri chướng không có nghĩa chỉ là cái biết của bộ não.
Cái biết giống như cái nhà kho tích lũy chất chứa rất nhiều thứ vào.
Cái không biết giống như cái nhà kho hổng có gì trong đó (đây là nói về cái không biết thật sự chứ không phải là cái không biết giả, nghĩa là kho chứa đầy nhóc thứ mà giả vờ là hổng có chứa gì cả.)
Cho nên dù cái kho có chứa hay trống rỗng thì đều là Sở Tri Chướng. Cái kho có chứa cũng như một người đầy kinh nghiệm và kiến thức. Cái kho trống rỗng cũng như một đứa trẻ thơ hổng có kinh nghiệm hay kiến thức gì cả.
Cái vượt qua khỏi cái biết và không biết đó là KHI NÀO CẦN BIẾT THÌ BIẾT, KHI NÀO HỔNG CẦN BIẾT THÌ HỔNG BIẾT. Đây là cái biết thích ứng theo đối cảnh, chứ hổng phải cái biết tích sẳn chờ cơ hội là bung ra, cũng không phải là cái hổng biết gì cả nghĩa là khi cơ hội bung ra đến rồi mà cũng hổng bung ra được.

Vượt qua vượt qua nghĩa là vượt qua được cả cái biết lẫn cái không biết, ấy là VƯỢT QUA.

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Thích ứng

Người thể nhập tánh không cũng giống như nước vậy đó mọi người!
Nước không có hình dạng gì cả. Khi ở trong cái hồ có hình tròn thì nhìn tưởng nước cũng hình tròn. Nhưng không phải, hình tròn là hình của cái hồ không phải hình của nước. Ở trong hồ hình tam giác, nước trông như có hình tam giác. Nhưng tam giác là hình của hồ không phải là hình của nước. Ở trong cái hồ hình vuông thì nước trông như có hình vuông. Nhưng hình vuông là hình của cái hồ không phải là hình của nước,……………..
Khi ở trong hồ hình tròn, hình tam giác hay hình vuông thì nước chỉ việc thích ứng, không chống đối mà cũng không chấp nhận. Thích ứng là bản chất của nước.
Và người thể nhập tánh không cũng vậy, không chống đối cũng không chấp nhận hoàn cảnh mà là thích ứng với hoàn cảnh.
Thích ứng không có nghĩa là chạy theo cảnh mà thích ứng nghĩa là hòa vào cảnh thành một. Khi đã hòa vào cảnh rồi thì không có chạy theo cũng không có đứng lại. Chạy theo là chấp nhận. Đứng lại là chống đối. Đơn giản chỉ là hòa làm một!
Ví dụ, khi gặp người nổi sân, chạy theo cảnh nghĩa là cũng nổi sân theo, chống đối là quán từ bi tâm để đè sự sân xuống. Thích ứng nghĩa là hòa vào cái sân, khi hòa vào cái sân thì không có người sân, không có mình sân cũng không có tập khí sân. Khi hòa vào sân thì sân đoạn diệt. Tương tự, khi hòa vào tham thì tham đoạn diệt. Khi hòa vào si thì si đoạn diệt.

Do vậy người thể nhập tánh không là người thích ứng với hoàn cảnh, thích ứng với tham sân si. Vì thích ứng với tham sân si mà tham sân si đoạn diệt.

Ung dung tự tại

Sự ung dung tự tại của bậc thể nhập tánh không là vầy nè mọi người:
Khi nào cần dính thì họ dính, khi nào cần buông thì họ buông. Do vậy những khái niệm như Vô tâm, Vô Ngã, Như Thị, Giác Ngộ, Chứng Đắc, Giới, Định, Tuệ,….. không còn liên quan gì đến họ nữa. So sánh vầy cho dễ hiểu nha. Giống như một người đã đạt đến tuyệt đỉnh công phu rồi thì khi nào cần dùng vũ khí thì họ dùng, khi nào không cần vũ khí thì họ không dùng. Cho nên dùng vũ khí hay không dùng vũ khí không còn do ý muốn của họ nữa mà do cảnh. Ví dụ có người tay không đánh họ thì họ tay không, có người dùng kiếm đánh họ thì họ dùng kiếm, có người dùng đao đánh họ thì họ dùng đao,…. Cho nên dù vũ khí là tay không, kiếm, hay đao,… đều không còn liên quan đến họ nữa. Ung dung tự tại là vậy đó.
Khi cần dính mà không dính được, khi cần buông mà không buông được thì đó là cảnh giới của phàm phu. Phàm phu còn một cảnh giới nữa là khi cần dính thì tưởng là đã dính nhưng thật ra cái dính ấy là do tưởng mà ra; khi cần buông thì tưởng là đã buông nhưng thật ra cái buông ấy là do tưởng mà ra. Vì cái dính và cái buông do tưởng nên sự khổ vẫn đeo bám là vậy đó.
Còn đối với người thực sự ung dung tự tại thì dính là dính, buông là buông, cái nào ra cái nấy, rõ ràng, dứt khoát, nên khổ không thể đeo bám họ. 

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Quy Y Mẹ!

Trên đời này,
 Quy y Mẹ là khó nhất.
Quy y Mẹ là hạnh phúc nhất.
Quy y Mẹ là tối thắng nhất.
Quy y Mẹ là công đức lớn nhất.
Quy y Mẹ là sự cúng dường cao thượng nhất.
Quy y Mẹ là tột cùng của mọi tột cùng.
Quy y Mẹ là thần thông của mọi thần thông.
Quy y Mẹ là diệu dụng của mọi diệu dụng.
Mẹ. Mẹ là tất cả. Mẹ ơi, Mẹ ơi!
Mẹ này là Mẹ của chư Phật ba đời. Ông Thích Ca trước khi ổng nhập Niết Bàn ổng hổng có dặn mình quy y ổng mà ổng bảo là phải Quy Y Mẹ. Mẹ chính là Thầy. Nhưng mà mặt mũi Mẹ như thế nào mình còn chưa thấy thì làm sao mà Quy Y cho nên mới lấy đỡ lời dạy của ổng làm thầy là vậy đó.
Ông Thích Ca ổng hổng có biết cái gì đâu nha mọi người. Ai hỏi gì ổng cũng phải hỏi ý kiến Mẹ xong rồi ổng mới nói. Lúc ổng mới giác ngộ thành Phật toàn giác cũng vậy đó. Ổng muốn nhập Niết Bàn luôn cho rồi. Cái chư thiên thỉnh ổng ở lại. Cái ổng hỏi ý Mẹ, cái Mẹ dạy ổng phải dùng Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo mà chuyển pháp luân. Nhờ vậy mà ổng mới chuyển pháp luân được đó.
Bởi vậy ai hỏi cái gì mà mình cũng biết thì đó là cái biết ảo, cái biết của tưởng thức, cái biết của Sở Tri. Còn ai hỏi gì mà mình cũng hổng biết, chỉ biết sau khi hỏi Mẹ thì đó mới là cái biết thiệt. Cái biết của Sở Tri là cái biết tích lũy, cái biết chất chứa. Còn cái biết sau khi hỏi ý kiến Mẹ là cái biết ứng dụng, cái biết theo thời cơ, theo trường hợp, cái biết hổng có tích lũy, hổng có chất chứa.
Túm lại ai mà hỏi gì mà nói hổng biết thì đó chỉ là đối lập lại cái biết Sở Tri thôi. Còn ai hỏi gì cũng hổng biết, muốn biết thì phải hỏi Mẹ cái đã thì đó mới là cái hổng biết thật sự.

Bởi vậy ai hỏi gì cũng bảo họ là: Chờ tôi hỏi Mẹ!

Đúng là lừa con nít!

Ai nói rằng thời này là Mạt Pháp, tu hành hổng dễ, hổng có người kiến tánh, hổng có người đắc đạo, hoặc bậc đắc đạo lặng mất hổng có ra thuyết pháp.
Nói vậy là lừa con nít đó nha!
Thời này mới dễ đắc đạo nè! Hổng thấy hoa ưu đàm nở khắp nơi sao!!!
Hoa ưu đàm nở khắp nơi nghĩa là giờ tu dễ lắm, cứ tu là đắc đạo, dễ ợt hà! Bởi vậy ai nói Mạt Pháp thì đừng có tin nha mọi người. Họ lừa mình đó!
Ai hợp pháp môn nào thì theo pháp môn đó. Ai hợp thầy nào thì theo thầy đó. Theo miết đến khi nào thấy hết hợp nữa thì kiếm pháp môn khác, thầy khác mà theo.
Tu thì dễ mà cái này mới khó nè. Có lại được thân người mới khó nè! Bởi vậy ai bảo tu gieo duyên chờ Phật tương lai là họ lừa mình đó. Mất thân người rồi thì dễ gì có lại được mà nghe lời họ.
Hổng có Mạt Pháp đâu nha! Cũng hổng có tu gieo duyên gì hết. Ai căn cơ dày lắm mới được sinh làm người vào thời điểm này. Tu là tu thật chứ hổng có tu gieo duyên. Bởi vậy tận dụng cơ hội đi mọi người, đừng có nghe lời người ta mà “nhục chí anh hùng.”
Tu đi. Tu nghĩa là đi đứng nằm ngồi ăn ngủ ỉa đái gì cũng đều không rời pháp môn mình đang theo. Theo riết đến khi nào thấy pháp môn này hết có hiệu quả với mình rồi thì tìm pháp môn khác mà theo. Cứ làm vậy miết thì trước sao gì cũng đắc đạo hà. Hổng tin thì làm đi rồi biết!
(Khi mình theo đến tận cùng pháp môn mình đang theo thì theo luật vận hành của nhân quả, mình sẽ tự biết đâu là pháp môn tiếp theo để mà theo. Cho nên hễ bám là bám quyết liệt vào, bám dính hơn cả keo dán sắt. Càng bám chặt thì thời gian chuyển tiếp cho pháp môn tiếp theo càng ngắn. Còn bám theo kiểu hú họa thì thời gian rất dài và rất lâu, có khi chết mất tiêu rồi mà cũng hổng chuyển sang được pháp môn khác luôn.)

Túm lại, ai nói Mạt Pháp thì đừng có tin. Giờ tu dễ ẹt hà. Bởi vậy bám cho thật dính vào pháp môn đi nha mọi người!