Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

BI ÁI

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường dính phải bi ái mà mình hổng biết, cứ tưởng là mình đang từ bi. Bi ái nghĩa là do Ái nên mới Bi, vì vậy càng Bi thì càng dính là vậy đó.

Làm sao để biết mình dính phải bi ái? Đó là:
1. Khi khởi ý: Thấy thương ghê. Tội nghiệp ghê.
>>> Ý này khởi là do tập khí kiêu mạn. Thường mình chỉ khởi ý này khi thấy người/vật thua kém mình. Nghĩa là mình thấy mình hơn họ thì mới khởi ý như vậy.
2. Khi khởi ý ganh tị. Người thua mình thì mình thương, người hơn mình thì mình ganh tị. Nhưng do mình được học nên biết rằng ganh tị là không tốt. Cho nên khi gặp người hơn mình, ý ganh ghét trỗi lên; nhưng mình tìm cách đè nó xuống bằng cách cố tìm ra điểm nào đó của họ để “Thấy thương ghê. Tội nghiệp ghê.”
3. Khi khởi ý: Vì lòng từ bi nên tôi mới nói/làm/nghĩ,… việc này nha! Khởi ý này là do xuất phát từ Sân. Và để đối trị Sân thì mình khởi ý từ bi.
Cho nên ba dấu hiệu thường thấy khi mình dính bi ái là do tập khí kiêu mạn, ganh tị và sân.

Còn Từ Bi của bậc giác ngộ là Bi với Tâm bất động. Thế nào là bi với tâm bất động?
Bi với Tâm bất động thì Bi khi vắng mặt đi kiêu mạn, ganh tị và sân hận. Khi không có mặt ba đứa này thì từ bi tự hiển lộ. Còn bi mà thấy mình đang bi thì đó là Bi ái.

Bi ái còn thể hiện rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày nữa nha!
Ví dụ: Tôi có thói quen, thấy con gì có đuôi là ẳm lên hun chóc chóc rồi nói: “Cưng lắm đó, biết không vậy!” Cái này xuất phát từ tập khí thích sở hữu. Do mình muốn sở hữu nên mình mới nói như vậy.

Khi nghĩ đến đây thì tôi khởi lên sự tri ân tất cả thiện hữu tri thức đã đang trực tiếp và gián tiếp giúp mình đến được chỗ này. Sự tri ân này được khởi lên là do tập khí thích cái gì có lợi cho mình. Vì tôi thấy tôi được lợi cho nên tôi tri ân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét