Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Ruốc nấm hương

Tác dụng cũng như lợi ích của nấm thì chắc không cần phải nhắc lại.

Món ruốc nấm là món ăn thanh đạm, tốt cho sức khỏe, giá thành rẻ. Đây là món ăn cực kỳ quen thuộc với những người ăn chay và rất phù hợp với những người ăn kiêng đồng thời là món ăn để thay đổi khẩu vị, chống ngấy do ăn nhiều thịt cá hay để đổi món cho bữa ăn gia đình. Chế biến món ruốc nấm lại cực kỳ đơn giản, thậm chí còn đơn giản hơn so với làm ruốc thịt, cá,… Món ruốc nấm chỉ đòi hỏi hơi kiên trì và ti mẩn một chút, chủ yếu là ở các công đoạn: cắt chân cứng, xé sơ, giã hay xay nhỏ và đảo ruốc.

NGUYÊN LIỆU:

- Chân nấm hương khô 300gr: 30K
- Nước mắm ngon hoặc gia vị (hoặc cả hai loại)
- Dầu ăn, hạt tiêu xay, mì chính (bột ngọt)

CHẾ BIẾN:

Pha nước nóng hơi “già” tay, cho chân nấm vào ngâm khoảng 1h cho mềm. Sau đó vớt ra, rửa qua cắt bỏ phần rễ chân nấm cứng rồi rửa lại cho sạch.


Bắc nồi lên bếp, đun sôi nước có cho một chút muối rồi cho nấm vào nồi luộc. Đun sôi giảm nhỏ lửa khoảng 5-10 phút (lâu hay nhanh tùy vào chân nấm sau khi ngâm sẽ thấy vẫn cứng hay đã mềm, do tùy thuộc mức độ khô của chân nấm) cho nấm mềm và để xử lý hết các chất bảo quản, chất chống mốc do người bán thường tẩm vào (nếu có). Đổ nấm ra rửa sạch lại lần cuối, dùng tay vắt khô.

- Xé sơ nấm thành sợi hoặc xé tách đôi cũng được. Sau đó cho vào cối giã bông hay cho vào máy xay ở tốc độ thấp, xay thành sợi nhỏ.

- Sở dĩ phải xé nấm vì nếu để nguyên không xé thì khi giã hay xay chân nấm sẽ bị bết rất khó tơi. Ngoài ra nếu không xé, khi xay chân nấm sẽ bị nát vụn hoặc nếu khi xay để tốc độ cao cũng sẽ bị nát vụn.

Lưu ý khi giã hay xay: Vì chân nấm dai nhưng ướt nên mỗi lần chỉ giã hay xay với số lượng ít nếu không sẽ bị bết cối hoặc bết vào rất khó xay. Vì thế giai đoạn này cũng như việc cắt chân rễ nấm, xé sợi (phải thực hiện với từng chân nấm nhỏ) nên như đã nói ở trên là cần sự tỉ mẩn và kiên trì


Ướp chân nấm đã xay tơi trong khoảng 10-15 phút với nước mắm ngon, hạt tiêu, mì chính (bột ngọt) nếu thích và một chút dầu ăn. Nếu chế biến cho người ăn chay thì chỉ ướp với muối hay gia vị và dầu ăn. Ướp dầu ăn để món ruốc béo hơn và khi ăn không bị khô.


Bắc chảo hay nồi lên bếp, đun nóng, giảm nhỏ lửa, cho nấm vào sao cho ruốc vàng là được.

Lưu ý:

- Trong quá trình sao nếu thấy khô thì cho thêm chút dầu ăn, đồng thời nêm thêm nước mắm cho vừa miệng.Vì nấm dễ cháy nên phải sao nhỏ lửa (Vì thế giai đoạn này cũng cần sự tỉ mẩn và kiên trì như đã nói ở trên).
- Không nên sao quá khô khi ăn sẽ không ngon và xác.


Và thành phẩm món ruốc nấm: Với 300gr chân nấm khô được khoảng 400gr thành phẩm ruốc nấm. Món ăn có vị bùi, ngọt, thơm của nấm cùng các loại gia vị và hơi ngậy của nấm và dầu ăn.


Để ruốc nguội rồi cất trong hộp kín được vài tuần, nếu để tủ lạnh có thể được 1-2 tháng. Nếu làm nhiều thỉnh thoảng nên mang ra sao lại.

Ghi chú: Với những người không ăn chay, để món ăn ngon hơn và đa dạng hơn nữa, các bạn có thể trộn lẫn cùng với ruốc nấm một số loại ruốc thịt, cá, tôm,… sẽ tạo ra nhiều sự khác lạ. Tuy nhiên vì nấm thường mau hỏng nên không nên làm nhiều hay trộn nhiều một lúc. Hoặc cũng có thể cho nước thịt vào ruốc khi sao món ruốc sẽ ngọt hơn.

- Với hơn 30K một chút nguyên liệu và công sức, trong khi hiện nay ruốc nấm được bán với giá khoảng 250-300K/kg, thành phẩm thu được 400gr ruốc tương đương khoảng 100K-120K thì cũng lãi đấy chứ nhỉ

Chúc các bạn thành công!

Sưu tầm

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Quả Báo Của Khẩu Nghiệp .

Thời quá khứ, lúc Phật Ca Diếp ra đời, có một sa di trẻ tuổi, nghe một tỳ kheo già tụng kinh tiếng ồ ề, sa di ỷ mình có tiếng thanh tao nên chê ông tỳ kheo:“Tụng kinh gì mà tiếng ồ ề, nghe như tiếng chó sủa”.
Nguyên vị sư già ấy đã chứng quả A La Hán, biết rõ mọi việc nên kêu sa di, nói:“Ngươi cười chê như vậy, không hề gì đến Ta, nhưng ngươi đã phạm tội Ỷ ngôn, rồi đây sẽ bị đọa vào Địa ngục và sau phải làm thân chó lâu đời”. Sa Di kinh sợ liền cầu sám hối. Vị sư già hoan hỉ cầu nguyện tiếp, nhưng sa di chỉ khỏi sa Địa ngục, chớ cũng phải luân hồi làm chó 500 kiếp, mới được trở lại thân người.
Xét theo đây đủ biết tội Ỷ ngôn tai hại vô ngần !
----------------------
Ỷ ngôn là một trong bốn tội ác của khẩu nghiệp.
Ỷ NGÔN: Cũng gọi là Ỷ ngữ, Phạn ngữ: Sambhâppalâpo, có nghĩa: Ỷ thị và thêu dệt. Ý nói người cậy vào sự học thức, khôn lanh, tước quyền, giàu có mà nhiếc xài kẻ dưới tay, kém thế hoặc là dệt thêu, xảo quyệt khiến người hiểu sai sự thật, hay trau chuốc lời hát ca tình tứ làm mờ đục tâm trí kẻ khác. Kinh Đại Thừa Nghĩa Chương nói:“Dùng lời tà vạy bất chánh mà thêu dệt để nâng nhắc mình lên, ấy là tội Ỷ ngữ”.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

ÔNG PHẬT BÙN

Thuở xưa có một tên trộm. Một hôm sau một mẻ trộm, chưa được gì hết đã bị phát giác. Anh ta chạy thục mạng loanh quanh tìm chỗ trốn, bước đường cùng đến một đập nước đành nhẩy vội xuống bờ đập. Nhìn quanh quất không thấy có một lùm bụi nào để chui vào ẩn trốn, anh đành ngồi đại xuống đám cỏ đầy bùn. Xa xa đám người rượt theo tìm anh đang chạy tới. Bí quá, anh nhắm mắt lại không dám nhìn họ, cũng không dám nhúc nhích. Đám đông chạy tới nơi, ngạc nhiên thấy một người ngồi an nhiên giữa đám bùn.

Họ bảo nhau:
“Ông này là ai?”
Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia:
“Có thể ông ta đang ở trong thiền định!”
Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi:
“Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy.
Từ nẫy giờ thầy có thấy một người nào chạy ngang qua đây không? Chúng con đang truy tìm một tên trộm.” Anh trả lời: “Ờ… tôi không để ý, không nghe thấy gì hết.” Thế là đám đông kéo nhau đi. Chừng một đoạn đường họ quay trở lại chỗ anh ngồi. Anh vẫn còn ở đó vì chưa biết đi đâu. Thấy anh im lặng, không nhúc nhích, họ rất kính nể, sụp xuống xá lậy và mời anh về trụ ngôi chùa làng đến bây giờ chưa có vị tăng nào về. Trong lúc ngặt nghèo như thế, anh chỉ biết nhận lời để chờ thời.

Tuy ở trong chùa, nhưng máu ăn trộm nơi anh vẫn mạnh. Anh định bụng chờ cơ hội thuận tiện, trộm một mẻ kha khá rồi trốn biệt qua tỉnh khác thật xa.

Sáng sớm hôm đó, anh vào chánh điện, tóm gọn cho vào tay nải nào lư hương, đèn đuốc… những món đồ thờ phụng cổ kính đắt giá, sửa soạn ra đi. Thình lình một Phật tử đến than khóc vì một người than mới qua đời đêm qua. Ông ta đến chùa nhờ anh cầu siêu. Anh để vội tay nải xuống, lấy khăn lông lau lau chùi chùi mấy món đồ, làm như đang lau dọn bàn thờ. Anh an ủi ông Phật tử vài câu, ghi tên kẻ quá vãng vào tờ giấy và hứa sẽ đến nhà tụng kinh. Thế là mưu toan ăn trộm một lần nữa lại bất thành! Anh thở dài, ngao ngán. Xếp vội các món đồ thở trở lại lên bàn, anh lót lòng đỡ mấy miếng bánh còn lại từ chiều hôm qua, xong chuẩn bị đến nhà Phật tử. Cũng may anh tìm được nghi thức tụng kinh cầu siêu trong tủ kinh sách, nên yên lòng khoác áo ra đi.

Và như thế ngày này qua ngày nọ, anh ẩn nhẫn trong chùa đợi thời cơ. Nhưng chẳng gặp được cơ hội thuận tiện. Rồi người thì hỏi đạo, kẻ thì thỉnh đi tụng đám, anh không có thì giờ tính kế mưu nữa, chỉ biết tìm tòi trong tủ kinh những sách Phật pháp đọc và học để trả lời câu hỏi của Phật tử. Rồi anh tập ngồi thiền, niệm Phật cho khỏi suy nghĩ lo lắng đến tương lai. Lâu ngày cuộc sống của anh “đạo tặc” bất đắc dĩ phải nương náu của chùa này cũng êm xuôi, dần dần anh cảm thấy an ổn hơn. Và thấm thoát đã hơn năm.

Thói quen mới của anh bây giờ là theo thời khóa của nếp sống nhà chùa, từ miếng ăn miếng ngủ đến lao động và công phu sáng chiều. Anh vui với công việc hàng ngày: quét dọn vệ sinh nhà cửa, trồng trọt chút rau chút bắp. Anh vui với những người nông dân chất phác chân lấm tay bùn, chia xẻ với họ từng niềm vui nỗi buồn, thúng nếp họ gặt, đám khoai anh trồng. Nghĩ lại thời gian qua anh đã sống quá tệ hại, không biết đến công lao cần cù khó nhọc của họ, mà nỡ trộm cướp thành quả dành dụm chắt chiu của họ. Thật tội lỗi biết bao! Anh cảm thấy hối hận vô vàn. Và từ đó anh dành nhiều thì giờ bái sám.

Kể từ đây dấu vết thói quen của cuộc đời một tên trộm thực sự tan biến. Anh bây giờ là một con người mới, con người hiền thiện và là chỗ nương tựa tâm linh cho dân làng.

Vài lời mạn bàn:
“Đồ tể buông dao cũng thành Phật đạo”… huống gì một tên trộm vì hoàn cảnh đưa đẩy bất đắc dĩ bỗng trở thành một vị sư và lâu ngày lộng giả thành chân, chuyển hóa thành một con người mới hoàn toàn. Nếu không có cơ duyên này, tên trộm có thể suốt đời là một tên trộm. Nhưng cơ duyên đến không phải do ngẫu nhiên, mà vì những sắp xếp nào đó trong nghiệp quả mà tên trộm mang theo trong đời, và nếu không có những chủng tử có sẵn, chắc chắn tên trộm đã trốn chùa ra đi từ lâu, không cần quan tâm gì đến những lời yêu cầu hay hoàn cảnh tội nghiệp của đám dân làng chất phác, thế nhưng anh ta đã nấn ná ở lại để dần dà trở thành một vị sư thực sự.
Cuộc đời con người có những diễn biến thật bất ngờ, họa và phúc đan nhau nối tiếp như một tấm thảm muôn mầu thật thú vị. Tâm con người cũng thế, như một hang động bí ẩn đầy những ngõ ngách kỳ lạ với những cảnh trí muôn vẻ. Người theo cảnh hay cảnh theo người? Đi sâu tìm hiểu tâm con người, có lẽ chúng ta sẽ hiểu được phần nào những cơ duyên đến trong cuộc đời chúng ta.
Thuần Bạch- Ngọc Bảo

Câu chuyện về bát mì

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì"..Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

- Có thể... cho tôi một… bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” - thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

- Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá!

- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì”

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?

- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !”

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

“Việc này có ý nghĩa như thế nào ?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

- Các vị… các vị là…

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

-Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.

Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng : "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

Nguồn: songdep - Câu chuyện về một bát mì

Cái giá của lòng tốt

Chú bé Lula, sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại một gia đình nông dân ở Brazil. Nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, chú đã phải đi bán đậu phộng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi, và thiếu ăn. Sau khi lên tiểu học, lúc đó gia đình đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, tan học, chú bé thường đi với hai người bạn cùng lứa, đánh giầy ở đầu đường, hôm nào không có khách, thì coi như nhịn đói.


Năm 12 tuổi, vào một buổi xế chiều, có một người khách, là chủ tiệm giặt là và nhuộm áo quần đến chiếu cố, ba đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhìn ba cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói: "Ai cần tiền nhất, thì tôi cho đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng".


Công đánh một đôi giầy chỉ có vậy nhưng 2 đồng đúng là một món tiền rất lớn, ba cặp mắt đều sáng lên. Một đứa nhỏ nói: "Từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói!". Đứa khác nói: "Nhà cháu đã hết thức ăn từ ba ngày nay, mẹ cháu lại đang ốm, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn". Cậu Lula nhìn 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi một lúc, rồi nói: "Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho hai bạn đó mỗi đứa 1 đồng!".

Câu nói của Lula làm ông chủ tiệm và hai đứa kia rất ngạc nhiên. Cậu giải thích thêm: "Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói một ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa có ăn được ít đậu phộng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó. Ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn ông sẽ hài lòng".

Cảm động trước câu nói của cậu bé, ông chủ tiệm đã trả cho nó 2 đồng bạc, sau khi nó đã đánh bóng đôi giầy. Và Lula giữ đúng lời, cậu đã đưa ngay cho hai đứa bạn mỗi đứa 1 đồng. Vài ngày sau, ông chủ tiệm đã tìm đến Lula, nhận cậu đến học nghề sau mỗi buổi tan trường ở tiệm giặt nhuộm của ông, thậm chí ông còn bao cả bữa cơm tối. Tiền lương lúc học nghề tuy rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.


Chú bé hiểu rằng chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời. Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.


Sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong một nhà máy. Để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu tham gia vào công đoàn. Năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng "Lao động". Năm 2002, khi ứng cử tổng thống, khẩu hiệu của ông là: "Ba bữa cơm no cho tất cả mọi người trong quốc gia này". Và ông đắc cử làm tổng thống Brazil. Năm 2006, ông đắc cử nhiệm kỳ hai.


Trong 8 năm tại chức, ông đã thực hiện đúng lời mình đã hứa: 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm. Thực hành đúng tâm niệm: "Giúp đời!". Và nước Brazil dưới sự lãnh đạo của ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở thành "con mãnh sư châu Mỹ", trở thành nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.

Luiz Inácio Lula da Silva đó là tên của tổng thống Brazil nhiệm kỳ 2002 - 2010.


 
 

Nguồn: ngoisao - Từ chú bé đánh giày thành tổng thống Brazil

Học cách quên.

Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cuộc điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.

Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.

Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc. Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc “ Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” Sư phụ điềm đạm nói: “Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”

Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.

Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thảnta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.

Rất nhiều người thích câu thơ : “Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”. Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.

Nguồn: tinhhoa - Học cách quên

Những câu hỏi đáp khiến bạn ngớ người: “Ờ, sao mình ngốc thế”



Dưới đây sẽ là một màn hỏi đáp khiến bạn “tỉnh” cả người, vì nhận ra mình ngốc đến nỗi cứ lặp đi lặp lại những sai lầm mà bản thân thừa biết là chỉ có kẻ ngốc mới làm

Nếu như gần nhà bạn có một nhà hàng, thức ăn vừa mắc vừa dở, trên bàn còn có mấy con gián, vậy bạn có vì nó rất gần và thuận tiện mà tới lần 1, lần 2 không?

Trả lời:

Bạn nhất định sẽ nói, đây là câu hỏi quá dốt, ai mà đần như vậy, tốn tiền để chịu tội chứ?

Ấy thế mà bạn đâu biết, chính mình có lẽ cũng làm chuyện ngu ngốc tương tự.

Không ít nam thanh nữ tú đều từng không ngừng phàn nàn về người yêu hoặc người phối ngẫu của họ tính cách không đứng đắn, chân trong chân ngoài, vô trách nhiệm. Biết rõ là cùng nhau sẽ không có kết quả gì tốt, oán hận đã nhiều hơn yêu thương nhưng lại “không biết tại sao”, trong khi vẫn muốn “lăng nhằng” với nhau, không chia tay được. Nói toạc ra, đó chỉ là vì không cam lòng, đã quen rồi, điều này không phải là giống với việc đến nhà hàng đó sao?

—> Làm người, tại sao phải quá ư chấp nhất?

Câu hỏi thứ hai:

Nếu như bạn không cẩn thận làm mất 100 đồng, chỉ biết là nó rớt ở một nơi nào đó bạn đã đi qua rồi, vậy bạn có tốn 200 đồng tiền xe để quay lại tìm 100 đồng đó không?

Trả lời:

Một câu hỏi siêu ngốc.

Thế nhưng, những sự việc tương tự lại phát sinh không ngừng trong đời sống. Làm sai một việc rồi, hiểu rõ bản thân có vấn đề, lại không chịu nhận sai lầm, ngược lại còn tốn gấp bội thời gian để tìm lý do, khiến những ấn tượng của người khác đối với bạn vì thế mà giảm đi nhiều. Bị người ta mắng cho một câu, thì bạn lại tốn vô số thời gian khổ sở, đạo lý tương đồng như vậy. Vì một chút việc cỏn con mà nổi giận, không tiếc tổn hại người khác, gây bất lợi cho bản thân, rồi không tiếc thời gian, chỉ vì muốn trả thù, day dứt nhau mãi, sao lại phải khổ như thế? Liệu có đáng không? Mất đi tình cảm của một người, hiểu rõ rành rành tất cả không thể vãn hồi, nhưng lại thương tâm không dứt, tận đến mấy năm, quá hơn là còn mượn rượu giải sầu, thân xác hoang tàn. Chẳng phải bạn đang chỉ vì 100 đồng mà hao tổn không chỉ 200 đồng mà còn là hàng vạn đồng.

—> Làm người, sao lại phải cứ làm khổ chính mình chứ?

Câu hỏi thứ ba:

Bạn có vì trên báo chí mỗi ngày đều có tai nạn xe mà không dám ra khỏi nhà không?

Trả lời:

Đây là một câu hỏi quá dốt. Đương nhiên là không, cớ gì chỉ mắc nghẹn mà phải bỏ ăn chứ.

Thế nhưng, không ít người lại từng nói: Hiện nay tỷ lệ ly hôn cao như vậy, làm tôi chẳng dám yêu thương rồi. Mà chỉ không mỗi chuyện nói, sợ này sợ nọ. Không ít người phụ nữ vì những bài báo có chút na ná giống câu chuyện của mình, liền cảm thấy lo lắng đối phương sẽ phản bội, tâm lý vì thế mà luôn bất ổn, điều này chẳng phải tương tự câu chuyện đọc báo kia sao? Cái gọi là lạc quan, chính là phải tin tưởng rằng tuy con đường còn nhiều gian khó nguy hiểm, chỉ cần ta cẩn thận một chút, thì cớ gì phải quá sợ hãi khi qua đường cái như thế.

—> Làm người, trước hết phải tin tưởng chính mình.

Câu hỏi thứ tư:
Bạn có tin bất kỳ người nào cũng có thể lập nghiệp thành công không?

Trả lời:

Đương nhiên là không tin.

Nhưng theo quan sát, có người luôn nghe theo những đề nghị/cách thức của những tấm gương thành công, ví dụ như: đọc sách nhiều, luyện tập nhiều. Nghe xong lại hỏi: vậy thì có gì khó đâu?

Chúng ta thậm chí nghĩ tới việc chỉ trong 3 phút là có thể học giỏi tiếng Anh, trong 5 phút là giải quyết hết những câu hỏi khó đang gặp phải, chẳng lẽ thành công lại dễ dàng như vậy sao? Cải biến đương nhiên là rất khó. Thành công chỉ vì không sợ khó khăn, nên mới có thể xuất chúng được.

Có một lần ngồi trên taxi, nghe thấy tài xế nói là nhìn trước sau của mình đều là xe xịn cả, còn cảm thán rằng: “Ôi, sao người ta có nhiều tiền như thế, còn tiền của tôi sao mà kiếm khó như vậy?”, chợt cảm hứng dâng trào, hỏi ông ta: “Anh cho rằng trên đời này có tiền nào là dễ kiếm chứ?” Ông ta không trả lời được, sau nửa ngày mới nói: dường như là tiền người khác thì dễ kiếm hơn.

Kỳ thật bất kỳ một sự thành công nào đều là gian khổ mới đạt được. Chúng ta thật sự không nên phàn nàn về số mệnh của mình.

—> Làm người, phải dựa vào chính mình!

Câu hỏi thứ năm:

Bạn có cho rằng có người chưa từng chơi bóng rổ mà lại có thể làm một huấn luyện viên bóng rổ tốt không?


Trả lời:

Đương nhiên là không, người ngoài nghề không thể lãnh đạo thành thạo cho được.

Thế mà, rất nhiều người đối với một ngành nghề hoàn toàn không biết gì cả, chỉ nghe được là cái nghề đó làm tốt, liền lập tức bắt đầu nghề đó. Một số người đối với ăn mặc không có một chút gu thẩm mỹ nào, hoặc căn bản là không quan tâm đến ăn mặc, lại mộng tưởng mở một tiệm bán quần áo; người không biết khởi động máy tính như thế nào, lại muốn lên mạng dễ dàng, kết quả nghe người ta nói sao thì làm vậy, lại không phản tỉnh bản thân mình phải chăng năng lực chuyên môn không đủ, chỉ biết phàn nàn sao tôi không gặp thời vận.

—> Làm người, lượng sức mà làm.

Câu hỏi thứ sáu:

Một câu hỏi tương tự những không tương đồng: Bạn có cho rằng, huấn luyện viên bóng rổ không lên sân bóng rổ, nhắm mắt lại cũng có thể chủ đạo một thắng lợi hoàn hảo?

Trả lời:

Bị bệnh à, đương nhiên là không thể nào.

Tuy nhiên lại có không ít bạn bè, những người chính mình không có thời gian quản lý, lại dốc sức liều mạng đầu tư mở quán cafe, khai trương nhà hàng, mở ra công ty căn bản mình còn không hiểu, gấp rút dốc hết tận đáy tích lũy vất vả tích cóp từng tí một đem tiêu hết, u mê đầu tư vào. Lỗ luôn nhiều hơn lời, lại cảm thấy mình là vì vận khí không tốt, mà không phải nghĩ cách tìm cho ra vấn đề.

—> Làm người, nhớ phản tỉnh bản thân.


Câu hỏi thứ bảy:

Bạn thà rằng vĩnh viễn hối hận, cũng không muốn thử một lần bản thân mình có thể chuyển bại thành thắng hay không?

Trả lời:

Chỉ sợ không có người nói : “Đúng, tôi là kẻ hèn nhát như vậy đó”.

Nhưng mà, chúng ta lại thường đang lúc không nên bỏ cuộc nữa đường lại dốc sức liều mạng bỏ cuộc, vì sợ thất bại mà không dám nếm thử thành công.

Hy vọng thắng lợi và khôi phục tình huống có lợi, thường hay sinh ra nỗ lực kiên trì làm lại một chút.

—> Làm người, ngại gì mà không buông tay đánh cược một lần vì mục đích chân chính và cao cả của bản thân.

Câu hỏi thứ tám:

Thời gian và sức khỏe của bạn là vô hạn, nên muốn làm gì thì cứ từ từ mà làm cần gì phải vội, con người là trường sinh bất lão mà?

Trả lời:

Điên thật, đời người bất quá chỉ có 100 năm, rồi còn bệnh tật nữa chi!

Vậy mà chúng ta lại thường nói, đợi tôi già rồi sẽ đi du ngoạn thế giới; chờ khi ta về hưu thì mới đi làm việc mình muốn; đợi con cái trưởng thành rồi thì tôi có thể… Chúng ta đều cho rằng mình có thời gian và tinh lực vô hạn. Kỳ thực, chúng ta có thể từng bước một thực hiện lý tưởng, không cần phải chờ trong lúc sinh mệnh đã tổn hao quá nhiều rồi mới thực hiện điều mình muốn. Nếu như ngay trong lúc hiện tại, ta có thể từng bước thực hiện ước mơ và mong muốn của mình, thì nửa đời còn lại mới không hoang phí. Đừng để đến cuối đời lại xuất hiện kết cục chính mình không muốn chứng kiến nhất.


Nguồn: daikynguyen

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Ngôi nhà thực sự của ta - Thiền sư Ajahn Chah

Lưu ý: nhà ai có người già, người bệnh nặng hay người hấp hối sắp chết thì nên cho họ nghe bài pháp thoại này của thiền sư Ajahn Chah, người Thái Lan.

Nghe bài pháp thoại bằng mp3 ở đây.
Đọc bài pháp thoại ở đây.



Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Nghĩ về cái chết - cách tận hưởng niềm vui ở Bhutan

Người dân sống bên triền Himalaya nghĩ về cái chết mỗi ngày, đối mặt với nó một cách bình thản và nhờ đó, họ luôn tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống trước khi tới gặp tử thần.

12345.jpg
Trong chuyến tham quan tới Thimphu - thủ đô của Bhutan, một du khách vô tình ngồi chung chuyến xe với Karrma Ura - người dân bản địa có phong thái giản dị và dễ gần. Lúc trà dư tửu hậu, vị khách phương Tây đã kể về sức khỏe của mình cùng những trải nghiệm bệnh tật khiến ông hoảng sợ như tự nhiên khó thở, chóng mặt, tê bàn tay, chân. Ông đã nghĩ đến một cơn đau tim và nỗi lo lắng đó khiến vị khách gần như phát điên, vội vàng tìm đến bác sĩ.

"Chẳng có vấn đề gì đâu", Ura bình thản trấn an vị khách, "anh nên nghĩ về cái chết ít nhất năm phút một ngày. Việc đó sẽ chữa khỏi mọi căn bệnh". Vị khách lạ dường như chết lặng trước câu nói của người đàn ông và hỏi một câu với thái độ hoài nghi: "Bằng cách nào chứ?". 

"Anh chỉ việc nghĩ về nó, cái chết và sự sợ hãi rằng bản thân sẽ qua đời trước khi trông thấy lũ trẻ của mình lớn lên. Anh chỉ cần nghĩ về những vấn đề khiến mình lo lắng như thế thôi", Ura trả lời. 

Không chỉ Ura, phần lớn người dân Bhutan đều nghĩ về cái chết mỗi ngày. Đối với họ, đây không phải là một điềm gở, cũng chẳng phải nỗi buồn hay sợ hãi. Chính sự đối mặt với cái chết khiến họ mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực hơn. Nhờ đó, dân bản địa nơi đây trân trọng cuộc sống, biết tận hưởng từng giây phút vui vẻ bên mọi người.

"Những người giàu ở phương Tây không chạm vào xác chết, vết thương hay sự thối rữa. Đây cũng là một vấn đề. Chúng ta phải sẵn sàng cho thời điểm mà chúng ta không còn tồn tại nữa chứ", Ura giải thích về việc người dân thường nghĩ về cái chết.

Thực tế, trong văn hóa dân bản xứ, cái chết được mỗi người nghĩ tới 5 lần một ngày. Họ không cô lập cái chết giống người phương Tây.

Hình ảnh của nó xuất hiện khắp nơi tại quốc gia này, đặc biệt là trong các ngôi đền, chùa và tích gắn liền với Phật giáo. Người qua đời sẽ được để tang 49 ngày nhằm thể hiện sự đau buồn từ gia đình, thân nhân.

Trong một nghiên cứu của Đại học Kentucky, Mỹ do hai giáo sư tâm lý tên Nathan DeWall và Roy Baumesiter cùng hàng chục sinh viên thực hiện, họ nhận thấy sự kỳ diệu trong suy nghĩ về cái chết ở người dân nơi đây.

Với những người thường xuyên nghĩ tới tử thần, họ sẽ bình thản hơn khi đối mặt với cái chết và coi nó như một phần của cuộc sống, dù có thích hay không. Từ đó, suy nghĩ của họ theo chiều hướng tích cực để tận hưởng cuộc sống hơn. Một trong số đó chính là "niềm vui".

Ngoài ra, người dân Bhutan có cái nhìn nhẹ nhàng hơn về cõi tử vì họ tin vào thuyết luân hồi trong Phật giáo với kiếp này và kiếp sau. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ không thấy đau buồn hay sợ hãi. "Chỉ là chúng tôi đối diện với nó mà thôi", Ura giãi bày.

1_1429591808.jpg

Đường đến Bhutan:
Bhutan là quốc gia nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Mọi du khách đến Bhutan cần có thị thực nhập cảnh và phải du lịch thông qua một công ty lữ hành trong nước hoặc đối tác quốc tế.
Công dân Ấn Độ, Bangladesh và Maldives có thể nhập cảnh mà không cần đặt tour của một công ty du lịch. Ngoài ra, công dân Ấn Độ chỉ cần có hộ chiếu là có thể vào Bhutan.
Sân bay quốc tế Paro có kết nối với các điểm đến như Bangkok, Delhi, Kolkata, Bagdogra, Bodh Gaya, Dhaka, Kathmandu, Guwahati, Singapore và Mumbai.
Bay chặng Paro - Kathmandu được cho là một trải nghiệm tuyệt vời. Bạn sẽ được bay qua 4 trong 5 ngọn núi cao nhất thế giới. Vào những ngày nắng đẹp, du khách sẽ được nhìn thấy quang cảnh hùng vĩ của các đỉnh Everest, Lhotse, Makalu và Kangchenjunga một cách rõ nét nhất.

Anh Minh (theo BBC)

Xem nguồn bài viết ở đây

Thứ nhất là tu tại gia

Đâu là ý nghĩa thực sự của câu nói dân gian?
Thứ nhất là tu tại gia.
Thứ nhì tu chợ.
Thứ ba tu chùa"

Trước giờ chúng ta hay cho rằng: Câu này ám chỉ đến nơi chốn tu hành. Thật ra không phải vậy. Không phải nói về nơi chốn mà nói về thái độ của chúng ta đối với các mối quan hệ.

Điều này tôi vừa phát hiện ra nên xin được chia sẻ!

Những người không có ân oán sâu nặng với nhau thì khó mà trở thành người nhà của nhau, hay còn gọi là người trong gia đình như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt..........

Người có ân với mình thì thương mình. Người có oán với mình thì ghét mình. Trong một nhà thế nào cũng có người rất thương ta và cũng có người rất khắc khẩu với ta. Cái khắc khẩu nó khổ lắm!!! Ai trải qua rồi mới biết. Cũng cùng 1 câu, cũng cùng 1 vấn đề, người khác nói thì không sao nhưng trúng người khắc khẩu với mình mà nói điều ấy là nổi sân lên liền. Ngộ là ở chỗ nấy. Nói gì cũng muốn gây. Làm gì cũng thấy chướng. Tóm lại là ai cũng có thể cho qua nhưng đối với người khắc khẩu với mình, dù cố cách mấy, thì cũng chỉ là nhịn một lúc nào thôi, đến lúc nó bùng thì thành ra gây lộn, chửi lộn, cãi lộn nhau suốt.

Khi xảy ra rồi, nhiều khi tự hối hận: Sao mình tu mà mình sân dữ quá, hoặc sợ làng xóm láng giềng chê cười rằng: Gia đình này gây lộn miết. Rồi mình lại tìm cách ém, cố nhịn, cố dùng mọi phương pháp, mọi "âm mưu" và "thủ đoạn" để không phải gây với người khắc khẩu với mình. Thậm chí tách ra ở riêng, mỗi người ở một nơi, có khi đi biệt xứ để khỏi nhìn mặt nhau để khỏi gây nhau nữa. Vì gây hoài cũng mệt, mệt mình, mệt người, hàng xóm chê cười, mà không gây cũng không được. Vì sao? Vì cái nội kết này kết từ bao đời bao kiếp rồi, chứ có phải mới có đâu nè. Mà khi mình không gỡ được nội kết này mà tìm cách tránh nó thì kiếp sau lại tiếp tục là người nhà của nhau, rồi lại tiếp tục khắc khẩu với nhau.

Do đó, thứ nhất là tu tại gia, nghĩa là thứ nhất hãy gở cho ra nội kết ân oán với người nhà trước. Nội kết này là sâu dày nhất và quấn chặt nhất. Khó gỡ nhất, nhưng cũng phải gỡ. Nhiều người gỡ không được, bỏ trốn luôn, hoặc bỏ đi tu hoặc bỏ đi biệt xứ. Nhưng chỉ trốn chạy về hình thức, còn nội kết không gỡ thì còn hoài. Kiếp này không xong thì kiếp sau lại tiếp tục. Bởi vậy cứ luân hồi gặp nhau miết.

Đã có kết thì gỡ. Gây lộn cũng được. Cứ việc gây. Sân lên thì gây. Hãy để cho hai cái bản ngã va chạm nhau cho đến tận cùng luôn. Tuy nhiên, những lúc ấy, mình cần chánh niệm tỉnh giác, quán sát cái sân, quán sát cái gây, quán sát và quán sát. Gây xong hiệp 1. Nghỉ mệt vài hôm. Lại tiếp hiệp 2. Rồi hiệp 3,.............. Cứ để cho bản ngã lộ ra để quán sát nó.

Người không tu thì khi gây lộn, không biết quán sát con giận của mình, để nó điều khiển. Người có tu thì tìm cách ém nó lại. Cả hai cách đều không giải quyết được vấn đề.

Một khi gây đến tận cùng. Nhẫn nại với người khắc khẩu với mình, nghĩa là đừng tức quá mà bỏ đi. Vẫn ở chung nhà, vẫn gây. Đến một lúc nào đó, nội kết tự hóa giải hồi nào không hay luôn đó mọi người. Kỳ diệu là ở chỗ nấy. Bây giờ khi nói chuyện với người ấy, không còn thấy khó chịu, mà là một sự từ bi lan tỏa. Từ bi khác với tình thâm nha mọi người. Nghĩa là thương mà không vướng. Mình hay người đó có chết đi bất cứ lúc nào thì mình vẫn không có vấn vương. Pháp tự đến tự đi là vậy đó. Tóm lại, để giải tỏa nội kết với người nhà. Mình hãy nhẫn nại và để cho bản ngã bộc lộ đến tận cùng. Khi tận cùng rồi thì nội kết tự hóa giải mà mình không cần phải làm gì cả.

Khi nội kết hóa giải, trong tâm mình toát ra một sự mát mẻ của lòng từ bi mà người kia có thể cảm nhận được điều đó. Và mình có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa lòng từ bi và tình thâm luôn đó nha mọi người!

Tu tại nhà nghĩa là hóa giải nội kết với người nhà.
Tu chợ là hóa giải nội kết với những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm,....

Khi hóa giải được các nội kết này thì không cần vào chùa, vẫn gọi là tu chùa rồi đó mọi người. Khi nội kết hóa giải đến đâu, từ bi lan tỏa đến đó. Từ bi thật sự rất mát mẻ, còn từ bi giả tạo thì có sự gồng mình kìm nén. Từ bi thực sự làm mình nhẹ nhàng thanh thản.Từ bi giả tạo làm mình mệt mỏi vất vả.

Quả thật câu "Thứ nhất là tu tại gia. Thứ nhì tu chợ. Thứ ba tu chùa" rất vi diệu!!!!

 


Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn

Hỏi: Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn, vậy Pháp môn nào là hạng nhất, là tối cao diệu mầu nhất?

Đáp: Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn, tức có tám vạn bốn ngàn pháp môn đều là hạng nhất, và không có pháp môn nào là hạng nhì. Tại sao lại nói như vậy? Vì tám vạn bốn ngàn Pháp môn là để đối trị tám vạn bốn ngàn thứ tật bịnh của chúng sanh. Mỗi một chúng sanh, tự họ đều có tật bệnh riêng biệt. Cho nên, hễ pháp môn nào dùng để đối trị với các tật bệnh của họ làm cho họ hết bệnh thì đó là hạng nhất.
( HT. Tuyên Hoá -Đại thừa)

>>>> Muốn qua sông thì phải bỏ bè này rồi nhảy qua bè khác là thế đó. Ôm mãi một cái bè thì có mà chết chìm. Mỗi người có nhiều bệnh, và trong mỗi giai đoạn cần có 1 loại thuốc đặc trị khác nhau. Trị xong rồi thì phải bỏ để mà lấy thuốc đặc trị khác mà trị bệnh khác. Ôm mãi một liều thuốc thì chỉ hết được bệnh đó và chúng ta sẽ........ chết vì bệnh khác.

Do đó, không nên bám chấp vào một pháp môn và vào một vị thầy. Cách tu đúng đắn nhất là không có một pháp môn nào cả - nghĩa là cái gì cũng có thể trở thành pháp môn của mình trong 1 lúc nào đó. Và cách tu đúng đắn nhất là không có một vị thầy nào cả - bởi vì ai/ cái gì cũng có thể trở thành thầy mình. Khi bám chắc vào một pháp môn và một vị thầy thì chúng ta sẽ bị mắc kẹt với pháp môn và vị thầy ấy.

Ngay cả Phật còn chưa bao giờ tự nhận là thầy của ai cả. Phật chỉ khai thị, chúng ta phải tự đi. Trong khi đi đường, thấy cái gì hợp thì dùng làm phương tiện, qua đoạn đó rồi, phương tiện không hợp nữa thì bỏ rồi dùng phương tiện khác. Nếu không bỏ thì chúng ta bị mắc kẹt ở đoạn đường ấy mãi. Ví dụ: khi qua sông thì phải dùng đò; hết sông rồi đến đường bộ thì bỏ đò mà dùng phương tiện khác như xe cộ hay ngựa kéo,....Được thầy khai thị xong lớp 1 rồi thì phải được khai thị tiếp để lên lớp 2, lớp 3...... Vị thầy khai thị không có nghĩa là một người thầy cụ thể đâu nha mọi người. Có thể chỉ là một câu nói hay bài viết của ai đó trên FB, một câu nói bâng quơ của một người bán hàng ngoài chợ, một tư thế vồ chuột của con mèo, tiếng mưa rơi, hay thế ngồi im của một con chó,..... Bất cứ thứ gì có thể giúp chúng ta ngộ ra điều gì đó đều có thể trở thành thầy của chúng ta.

53. NIẾT BÀN

VI TIẾU _HT. Viên Minh_
53. NIẾT BÀN
Một thiền sinh tự cho mình là đã suốt thông kinh tạng, chỉ còn tinh tấn hành trí là sẽ đạt được Niết Bàn. Nhưng anh hành đến sốt ruột cũng chưa thấy Niết Bàn đâu. Anh bèn đến cầu kiến Sư:
- Lý sự con đều đã trải qua mà vẫn chưa được Niết Bàn, bây giờ phải làm sao?
Sư nói:
- Niết Bàn là tịch tịnh (santi), là nguội lạnh (sìta) mà ngươi nôn nóng như thế làm sao đạt được?

۞
Lời góp ý:

Ai đi tìm Niết Bàn? Nếu bản ngã đi tìm Niết Bàn thì Niết Bàn chỉ là ảo tưởng của bản ngã.

Ai đạt đến Niết Bàn? Nếu bản ngã có đến ngồi chễm chệ trên Niết Bàn thì bản ngã vẫn là bản ngã chứ không bao giờ Niết Bàn được.
Còn đi tìm Niết Bàn... tức chưa biết Niết Bàn là gì và ở đâu. Vậy không bao giờ tìm được Niết Bàn, vì dù có gặp thì làm sao biết đó là Niết Bàn?
Còn đạt đến Niết Bàn tức chưa phải Niết Bàn, vì Niết Bàn không phải là nơi (cõi giới) để đi để đến. đến đi tức nhân quả, thời gian và sinh tử.
Niết Bàn không phải là trạng thái lý tưởng, dù là hư vô, ngoan không hay thường - lạc - ngã - tịnh, vì trạng thái lý tưởng chỉ là phóng ảnh của vô minh ái dục.

Niết Bàn không đoạn nên chẳng thường, không khổ nên chẳng lạc, không năng sở nên chẳng ngã pháp, không dơ nên chẳng tịnh, chớ có mưu toan tô son vẽ phấn.

Niết Bàn cũng không phải là kết quả của một quá trình tu luyện, vì tu luyện chỉ đến sở đắc. Còn sở đắc là còn được còn mất, còn thành còn bại. Sở đắc có sinh nên sở đắc có diệt. Niết Bàn không sinh nên Niết Bàn không diệt. Chớ có manh tâm chiếm đoạt Niết Bàn.

Xưa có gã nằm mơ thấy mình giàu sang phú quý, danh vọng tột bực, hạnh phúc tuyệt đỉnh. Thế rồi vật đổi sao dời, một ngày kia bỗng nhiên tán gia bại sản, thân bại danh liệt, khốn khổ tận cùng. Trong khi đang bị tù tội tra khảo, gã mơ tưởng đến một viễn ảnh tự do và ngày đêm tìm phương vượt ngục. Kiên trí đào hang khóet lỗ, một hôm gã cũng thoát được ra ngoài, thấy mình thật là tự do thoải mái. Nhưng đi chưa được bao lâu, gã lại thấy trước mắt tường kín rào cao trùng trùng điệp điệp... Giật mình thức dậy thì tất cả thành bại, được mất, hơn thua, vui khổ đều bỗng tiêu tan, bấy giờ gã mới thở phào nhẹ nhõm.

Bản ngã, vô minh, ái dục, khổ vui v.v... đều toàn là mộng. Cho nên, với những người đang nằm mơ, Đức Phật không đưa ra thêm một “Niết Bàn trong mộng”, Ngài chỉ giúp họ tỉnh giấc thì tất cả mộng mơ đều tự tiêu tan. Đó là lý do vì sao Ngài Sàriputta trả lời du sĩ ngoại đạo Jambukhàdaka: “Này hiền giả! Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si là Niết Bàn”. Và khi nói Niết Bàn là tịch tịnh, thanh lương cũng đồng một nghĩa: mộng mị tiêu tan thở phào nhẹ nhõm vậy.

Xem nguồn bài viết ở đây.

Khi cái tự ngã của mình bị chạm phải

Khi cái tự ngã của mình bị chạm phải (hoặc là do mình hoặc nhờ người giúp mình nhìn ra nó) thì thường nó sẽ lồng lên và tìm mọi cách để bảo vệ cho chính nó bằng những lý do thật sự rất cao đẹp, nghe rất dễ thuyết phục lòng người. Những lúc ấy, chúng ta chỉ cần bình tâm nhìn những lý do cao đẹp mà cái tự ngã đưa ra để bảo vệ chính nó, chúng ta sẽ thấy nó giả dối như thế nào.

Cái tự ngã hay cái bản ngã có điểm yếu chí tử - đó là dù làm gì, nói gì hay lẩn trốn, ẩn nấp tài đến mức nào thì nó vẫn là hữu tướng. Do đó dù nó có biến hóa thần thông đến mức nào thì vẫn không ra ngoài tánh biết luôn sáng trong lặng lẽ.

Đó là ý nghĩa của hình ảnh Tề thiên đại thánh dù có tài giỏi đến mức nào vẫn không thoát khỏi bàn tay của Phật tổ. Tề thiên dụ cho bản ngã của chúng ta. Phật tổ dụ cho tánh biết.

Hãy quán sát điều ấy trong chính mỗi người chúng ta và người xung quanh. Cái bản ngã của chúng ta là thế đó!!! Nhìn rõ nó để không bị nó lừa nữa.

Cậu bé, sau 12 năm sống đời thực vật, khi tỉnh lại nói rằng: "Tôi vẫn ý thức được mọi chuyện."

Bây giờ người đàn ông 39 tuổi ấy kể về kinh nghiệm 12 năm sống thực vật của mình như sau: Tôi vẫn ý thức mọi chuyện như tất cả những người bình thường khác. Tôi nghe được những lời khó nghe mà mẹ tôi nói với tôi. Bà bảo tôi hãy chết đi. Tôi thấy rằng những người xung quanh tôi không ai thương tôi cả. Và tôi cũng ý thức rằng mình sẽ chịu cảnh này suốt đời - hoàn toàn cô độc. Tôi chỉ thấy rằng mình bị mắc kẹt trong cơ thể tật nguyền này. Tôi ghét cả Barney, người chăm sóc tôi ở Trung Tâm Chăm sóc mà mỗi ngày bố tôi chở tôi dến vào mỗi sáng và mang tôi về nhà vào buổi chiều. Họ lăn tôi như thể tôi là cái cây mỗi khi họ muốn trở mình cho tôi. Tôi ghét họ.

Đây được xem là một khám phá "kinh khủng" đối với khoa học, thay đổi hoàn toàn cái nhìn của họ đối với những người sống thực vật. Đừng tưởng họ sống thực vật nghĩa là họ không biết gì.

Hihihihihi, đối với đạo Phật thì cái này xưa rồi. Thế mới biết khoa học luôn theo đuôi đức Phật là vậy đó. Ai muốn đạt giải Nobel về khoa học thì cứ lấy những gì được nói đến trong kinh Phật và chứng minh bằng khoa học thực nghiệm là có giải thưởng liền thôi!

Ngay cả nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein mà còn phải thốt: "Nếu những phát hiện khoa học của tôi có chút ít lợi ích gì đó cho nhân loại thì cũng nhờ đạo Phật mà ra." Mọi người cứ theo cách làm của Einstein là trở thành nhà khoa học xuất sắc liền chứ gì.

Còn ai muốn có trí tuệ siêu việt hơn tất cả các nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại gộp lại, thì hãy trở thành Phật đi. Đơn giản thôi mà hihihihihihihi.

Xin mời mọi người xem câu chuyện gốc bằng tiếng Anh về cậu bé sống thực vật 12 năm ấy tại đây.

Công nhận trí tuệ của cha ông chúng ta thật vĩ đại.

Họ nói một câu vô cùng đơn giản: "Không mợ, chợ cũng đông." Câu này chứa đựng một đạo lý thâm sâu. Tương đương câu Đức Phật nói: "Dù Như Lai ra đời hay Như Lai không ra đời thì Pháp vẫn vậy." Nghĩa là dù có Như Lai hay không thì cây chuối vẫn ra hoa rồi thành buồng chuối, thời tiết vẫn cứ vận hành, vạn vật vẫn sinh sôi nảy nở.

Ngay cả Đức Phật mà còn nói "Không mợ, chợ cũng đông." Vậy mà chúng ta thấy sự có mặt của mình thật vĩ đại, muốn làm cái này muốn thay đổi cái kia, muốn mọi người phải biết tên, phải nể phục, chắc muốn luôn cả cọng cỏ phải cúi rạp trước mình quá!

Công nhận cái bản ngã của mình lớn ghê gớm! Khi nào chúng ta ngộ ra câu: "Không mợ, chợ cũng đông" thì chúng ta mới có thể buông bỏ, không muốn thay đổi thế giới nữa.

Hihihihihihihi, không có mình, cây chuối vẫn ra hoa.

CON PHẢI LÀM THẾ NÀO VỚI ÁP LỰC TRONG TRƯỜNG HỌC?

(Trích phần vấn đáp trong khóa tu mùa hè ở Làng Mai và khóa tu dành cho người nói tiếng Đức và tiếng Hà Lan năm 2014)

Câu hỏi: Có rất nhiều cạnh tranh và áp lực trong trường học. Con có xu hướng gây áp lực lên chính mình, đòi hỏi mình phải luôn cố gắng hơn nữa để có thể trở thành người giỏi nhất. Nếu con không đủ thông minh, nhanh nhẹn hay hoạt bát so với người khác thì con lại cho mình là một người vô tích sự. Con phải làm thế nào để không bỏ cuộc mà cũng không làm tổn thương chính mình?

Thầy trả lời:

Nhiều người có rất nhiều danh vọng, quyền hành nhưng họ không có hạnh phúc. Sự tranh đua trong trường học có mục đích là để đạt được danh vọng, sự tự hào, quyền hành, tiền bạc và sự thành công nhiều hơn nữa. Nhưng con hãy tự hỏi: “Điều quan trọng nhất mà tôi muốn làm trong đời mình là gì? Tôi có một cuộc đời để sống và tôi thật sự muốn làm điều gì có ý nghĩa với cuộc đời của mình. Được ngang bằng những người khác hay trở thành số 1 có ý nghĩa gì không khi mà tôi không có hạnh phúc, không có sự bình an trong tâm, không có khả năng giúp cho người khác bớt khổ?”. Đó là những câu hỏi mình có thể đặt ra.

Giả sử như có một người tới hỏi thầy: “Thưa Thầy, Thầy là người có nhiều tuệ giác, tại sao Thầy không làm thủ tướng của một nước mà lại chịu làm một thầy tu?”. Đối với thầy, làm thủ tướng của một nước không có gì hấp dẫn cả. Thầy thấy có nhiều khổ đau, nhiều căng thẳng, nhiều ganh tị trong đó. Thầy thích làm một ông thầy tu bình dị để có nhiều thì giờ đi thiền hành và ít phải đau khổ hơn.

Mỗi người trong chúng ta đều có một ước muốn, một động lực thúc đẩy, điều này rất quan trọng! Có những động lực tốt như ước muốn có được sự bình an trong tâm. Thầy không muốn có sự xung đột trong tâm mình. Thầy muốn có hòa bình trong chính mình. Nếu không tạo được hòa bình cho chính mình thì mình cũng không thể tạo hòa bình cho thế giới và cho những người khác. Có hòa bình trong chính mình, đó là ưu tiên mà thầy đặt ra, là ước muốn sâu sắc nhất của thầy. Thầy muốn sống như thế nào để mỗi giây phút của đời sống là một giây phút mãn ý. Khi đi thì thầy thưởng thức từng bước chân. Khi làm một việc gì thì thầy cảm thấy thích thú với công việc mà mình đang làm. Thầy không làm cho xong để làm công việc khác. Trong khi nghiên cứu, trong khi viết bài hay trong khi nói pháp thoại, thầy đều thưởng thức công việc mình đang làm.

Vì vậy con phải nhìn cho kỹ, xem mình thật sự muốn làm gì. Thầy thấy có những người có được cái mà họ mong muốn nhưng họ vẫn không có hạnh phúc. Dục lạc sẽ đem tới cho mình rất nhiều khổ đau. Hạnh phúc của thầy không dựa trên dục lạc. Thầy biết nếu không có sự bình an, không có tình thương, không có tình huynh đệ và không có khả năng giúp cho người khác bớt khổ thì thầy sẽ không thật sự hạnh phúc. Vì vậy thầy sử dụng thì giờ, năng lượng và sự chú tâm của mình để làm công việc đó. Làm như vậy thì thầy có hạnh phúc và sự mãn ý trong mỗi giây phút.

Thầy cần tuệ giác, tức là cái thấy đúng đắn để có thể làm được việc đó. Sự thực tập niệm và định đưa tới cái thấy đúng đắn giúp thầy buông bỏ được những thứ có thể làm cho mình đau khổ. Và thầy có nhiều thì giờ cũng như năng lượng để tập trung vào những công việc mang lại cho mình sự bình an, hạnh phúc và có khả năng giúp được cho mọi người.

Vì vậy chúng ta cần phải có chánh kiến. Và muốn có chánh kiến thì ta phải thực tập chánh niệm và chánh định. Việc này rất cụ thể! Mình có thể có hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Mình không cần phải tranh đua với người khác. Đây là giáo lý của Làng Mai! Nhiều người trong chúng tôi, tuy còn rất trẻ nhưng không muốn làm gì khác hơn là trở thành một người tu. Chúng tôi thấy đây là nhà của mình. Chúng tôi yêu thích công việc mình làm mỗi ngày. Và chúng tôi có thể giúp cho những người khác có được sự bình an và hạnh phúc. Như vậy, sự mãn ý có thể có được nhờ sự tu tập. Mình không cần phải rong ruổi đi tìm sự mãn ý. Thực ra, nếu luôn chạy tranh đua với người khác thì mình sẽ không có cơ hội thực tập và đạt tới cái mà mình mong muốn. Vì vậy mỗi người trong chúng ta cần phải ngồi xuống và tự hỏi: “Tôi thật sự muốn gì?” Mình sẽ biết được con đường mình nên đi. Mình sẽ không có sự xung đột trong tâm và mình sẽ không bị thúc đẩy phải chạy đi làm việc này hay việc kia nữa.

Xem nguồn bài viết ở đây