Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy? 

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:

- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:

-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:

-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:

-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.

Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:

- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong Thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

Tâm Lê Minh

Xem nguồn ở đây

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

TÓM LƯỢC CÁC THỜI KỲ

     -  Thời kỳ Nguyên Thủy I: Từ khi Đức Phật giảng kinh đến khi nhập Niết-bàn (45năm).

     -  Thời kỳ Nguyên Thủy II: kéo dài khoảng 200 năm kể từ khi Đức Phật nhập Niết-bàn.

     -  Thời kỳ phân phái: Có từ 18 đến 25 học  phái ra đời chia ra làm 3 khuynh hướng: 

* Duy trì Nguyên Thủy, đại biểu là Trưởng Lão Bộ hayThượng Tọa Bộ (tạm gọi là thời kỳ Nguyên Thủy III).

* Triển khai tư tưởng Tiểu Thừa, đại biểu là Nhất Thiết Hữu Bộ.

*  Manh nha tư tưởng Tiền Đại Thừa, đại biểu là Đại Chúng Bộ.

Thời kỳ này kéo dài đến khoảng 600 năm sau  Đức Phật nhập Niết-bàn.

     -  Thời kỳ Đại Thừa: Ra đời các Ngài Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, với các bộ luận xiển dương giáo lý Đại Thừa. Khoảng từ Phật lịch 600 đến Phật lịch thứ 1.000. Cũng trong thời kỳ này Đại Thừa tự phân ra nhiều môn phái như Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Không Tông, Pháp Tướng Tông, v.v…. 

     -  Thời kỳ Thiền Tông: Khoảng 1.100 sau Đức Phật nhập Niết-bàn, Ngài Bồ-đề Đạt-ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa sáng lập Thiền Tông Đông Độ.


Trích: "THỰC TẠI HIỆN TIỀN"
Viên Minh

Xem nguồn ở đây

NGHE PHÁP CÓ 5 LỢI ÍCH



Phật dạy: Này các Tỷ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này.
Thế nào là năm?
1. Ðược nghe điều chưa nghe;
2. Làm cho trong sạch điều được nghe;
3. Đoạn trừ nghi;...
4. Làm cho tri kiến chân chánh;
5. Làm cho tâm tịnh tín.
Này các Tỷ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này.
(Tăng Chi Bộ Kinh, Chương Năm Pháp, Phẩm Kimbila)

Người nhân hậu

Có lần, đại học Princeton Theological Seminary tại New Jersey làm một cuộc thử nghiệm. Họ muốn tìm hiểu tại sao trong cuộc sống, chúng ta có nhiều cơ hội để giúp người khác, nhưng có lúc ta hành động và có khi lại làm ngơ? Các vị giáo sư chọn một nhóm sinh viên trong một lớp thần học, gồm 40 người, và bảo rằng mỗi người sẽ phải chuẩn bị một bài thuyết trình về một dụ ngôn nào đó trong kinh thánh. Và phân nửa trong số sinh viên ấy được trao cho đề tài "Dụ ngôn người nhân hậu" (The Parable of the Good Samaritan).
Dụ ngôn người nhân hậu là một tỷ dụ, kể lại câu chuyện một người bị nạn nằm bên đường. Có những người nổi tiếng là tốt và đạo đức trong làng đi ngang qua, họ đều nhìn thấy anh nhưng tìm cách lẫn tránh, không một ai dừng lại để giúp đở. Cuối cùng một người xa lạ đã dừng lại để chăm sóc cho anh, người đó được gọi là một người nhân hậu.
Sau khi trả lời một số câu hỏi, mỗi sinh viên được yêu cầu đi gấp qua một lớp học ở bên kia đường, để thuyết minh về đề tài của mình cho các giám khảo đang ngồi chờ. Trên đường đi họ gặp một người đứng gục mình bên vệ đường rên rỉ và lộ vẽ đau đớn. Bạn nghĩ trong số sinh viên này, có ai dừng lại để giúp người ấy không? Và những sinh viên đang sắp sửa nói về "dụ ngôn của người nhân hậu" ấy, họ có hành xử gì khác biệt hơn những người kia không?
Kết quả của cuộc thử nghiệm là không có một ai dừng lại để giúp cả! Vì họ đang bận rộn và gấp rút với một việc cần phải làm, và cho dù trong đầu đang suy tư về vấn đề "nhân hậu", họ cũng không hành xử gì khác biệt hơn những người khác!

Thấy rõ mới chuyển hóa
Sau cuộc thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu như ta quá bận rộn và gấp rút làm một việc gì đó, cho dù là những việc tốt, chúng ta sẽ không quan tâm đến người khác. Hoặc khi tâm ta đang chìm đắm trong một vấn đề nào đó, một công việc sắp phải làm, cho dù là việc tốt lành, nhân hậu, ta sẽ không thấy được thực tại đang có mặt ngay trước mắt mình.
Tôi thấy ngày nay, trên con đường tu học chúng ta thường muốn lập hạnh bồ tát giúp đời. Nhưng nhiều khi vì quá chú tâm vào những việc lớn lao, mà mình có thể vô tình không thấy được những ham muốn, giận hờn, nhỏ nhen trong ta, ngay trước mắt. Mà thật ra chính chúng mới là nguyên nhân cho sự có mặt của những khổ đau trong cuộc đời. Sự thận trọng có khả năng giúp ta trở về với thực tại, để thấy rõ những gì đang thật sự xảy ra khi phiền não có mặt.
Bạn biết không, tôi có một người bạn chia sẻ có những lần chị đã vô tình làm ngơ trước khổ đau của người khác, vì phải bận đến giờ công phu, hay vì không muốn lỡ thời khóa thiền tập của mình… Tôi biết, chúng ta cũng cần phải chăm sóc cho chính mình. Nhưng nếu như sự tu tập của ta bị kẹt vào một khuôn mẫu nhất định nào đó, thì ta sẽ rất dễ quên đi những gì mới thật sự là chính yếu.
Mà thật ra, tôi nghĩ ta đâu cần phải chờ đến khi ngồi xuống nơi chiếc chiếu ngồi thiền, hoặc mở ra bài kinh tụng tối nay, mới là thực tập. Các vị thiền sư thường nhắc nhở rằng, sự chuyển hóa có mặt không phải vì ta biết chế tác hoặc cố gắng hành theo một phương cách đặc biệt nào đó, mà từ một thái độ tỉnh giác và trong sáng bên trong. Nơi nào ta biết sống thận trọng thì nơi đó cũng đang có sự chuyển hóa, phải không bạn?
Nguyễn Duy Nhiên.

Xem nguồn bài viết ở đây

Thiền Nằm

Trong mục đích muốn phục vụ cộng đồng, bài này giúp mọi người tự trị ba (3) căn bệnh mà bất cứ ai cũng hay mắc phải: mất ngủ hay khó ngủ, đau tim, và bị bệnh căng thẳng (stress) qua phương pháp
“Thiền Nằm”

1- Chuẩn bị: người tập Thiền nằm cần chuẩn bị một căn phòng trống để ngủ trong êm lặng. Nên nằm trên nệm hơi cứng (không cần cứng như phản gỗ, nhưng không thể mềm làm cho lưng trùng xuống, sẽ bị đau lưng, khó tập trung tư tưởng. Nếu trời lạnh thì đắp chăn sẵn vì sẽ ngủ luôn, không thể dậy để đắp chăn được.

2- Làm nóng châu thân, kích thích tế bào hoạt động nhẹ:
a- Co duỗi hai chân theo thứ tự chân phải trước, rồi chân trái. Khi co chân vào thì hít vào, duỗi chân ra thì thở ra. Làm 10 lần cho hai chân, thật chậm theo nhịp với hơi thở hít vào, và thở ra. Không thở nhanh khi co duỗi chậm, ngược lại, không thở chậm khi co duỗi nhanh.
b- Co duỗi cả hai chân cùng một lúc. Cũng hít thở đều nhịp với chân co duỗi. Làm 10 lần.
c- Co duỗi hai vai. Rút vai phải lên trong khi duỗi tay trái thẳng xuống về phía chân, rồi ngược lại. Mỗi lần co vai là một lần hít vào. Thí dụ khi co vai phải lên, đẩy tay trái xuống thì hít vào: co vai trái lên trong khi đẩy tay phải xuống thì thở ra rồi làm ngược lại. Làm 5 lần mỗi vai . 

3- THIỀN NẰM:
Rất đơn giản:
Sau khi làm nóng người như thế, thì vào thẳng thế Thiền: nằm ngửa, hai tay xuôi hai bên đùi, bàn tay úp xuống mặt nệmTập trung tư tưởng, nhắm mắt xua đuổi mọi tạp niệm ra khỏi trí não bằng cách nhìn thẳng về phía trước (qua làn da che mắt) và tưởng tượng như chính mình đang nhìn mình (phân thân).
Hít một hơi thật dài, theo dõi hơi thở cho đến khi hơi thở vào tới bụng (đan điền).
- Nén hơi, đếm 1, 2, 3, 4, 5, MỘT (để đếm số lần hít vào). rồi từ từ thở ra.
- Tiếp tục hít vào, theo dõi hơi thở, rồi nén hơi, đếm 1,2, 3, 4, 5, HAI…
- Đến 1, 2, 3, 4, 5, BA….Cứ thế, kiên nhẫn làm cho đến 20 lần, thì thường thường sẽ ngủ sâu.
Nếu chưa ngủ, cứ kiên nhẫn đếm tiếp…
Lý do chưa ngủ là vì tư tưởng vẫn còn đầy những hình ảnh, tạp niệm khác, và các lo lắng khác, trí não chưa được thông, hoặc vì đếm nhanh quá.
Đêm đầu tiên, chưa ngủ ngon được ngay, thì chờ đến đêm thứ hai, không nản chí, không chán nản mà bỏ cuộc.
Cũng có thể một ngày làm hai lần: trưa và tối thì kết quả chóng tới hơn.
Có nhiều người tập Thiền thì ngủ ngay, nhưng lại thức ngay sau đó vài tiếng đồng hồ.
Với trường hợp này, mỗi lần thức giấc là mỗi lần Thiền. Những vị bị bệnh tiểu đêm thì cứ mỗi lần vào giường là Thiền lại.

Kính chúc quý vị độc giả là những ai đọc bài này:
Sức Khỏe, Hạnh Phúc và Bình An.

Xem nguồn bài viết ở đây

SỐNG AN VUI VỚI TÂM KHÔNG CHỐNG ĐỐI, KHÔNG PHÁN XÉT & KHÔNG RÀNG BUỘC

Có ba từ nên nhớ trong tâm để bạn có cuộc sống an vui. Mỗi từ là một câu chuyện tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng nó sẽ giúp bạn vượt qua những mệt mỏi hằng ngày.

Bắt đầu bằng từ thứ nhất: KHÔNG CHỐNG ĐỐI

Ở Nhật Bản có vị thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc, được nhiều người kính trọng và có rất nhiều người thường đến nghe ông ta dạy về thiền. Rồi một hôm bỗng nhiên có tin một thiếu nữ trẻ, con một người hàng xóm của ông mang thai.
Khi bố mẹ trách mắng và tra hỏi ai là cha đứa trẻ, cô đánh liều nói với cha mẹ rằng, đó là con của thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc. Rất tức giận, bố mẹ cô dẫn cô tới gặp Bạch Ẩn và dùng những lời lẽ nặng nề cáo buộc ông là cha đứa trẻ mà con gái ho đang mang. Ông chỉ trả lời ngắn gọn “Thật thế ư?”
Tin về vụ tai tiếng lan nhanh khắp thị trấn và bay xa ra những vùng lân cận. Uy danh của thiền sư giảm sút, không mấy người còn muốn đến học với ông nữa, nhưng ông vẫn không nao núng. Khi đứa bé được sinh ra, bố mẹ mang hài nhi đến cho Bạch Ẩn và đòi ông nuôi dưỡng nó. Vị thiền sư chẳng nói gì, chỉ nhận lấy đứa trẻ, yêu thương và chăm sóc.
Một năm sau, cô gái trẻ ăn năn thú nhận với bố mẹ rằng, người cha thực sự của đứa trẻ là nột chàng thanh niên bán thịt ngoài chợ. Quá ân hận, họ tìm đến Bạch Ẩn để xin lỗi và mong ông tha thứ. “Chúng tôi rất ân hận, chúng tôi đến để xin đứa bé về. Con tôi nói rằng ngài không phải là cha đứa bé.” Ông trao đứa bé cho họ và cũng chỉ nói “Thật thế ư?”
Bạn hiểu gì về câu nói “Thật thế ư” này? Hãy tưởng tượng nếu đó không phải là Bạch Ẩn mà là bạn, thì bạn sẽ phản ứng như thế nào trong tình huống đó?
Vị thiền sư đã phản ứng với mọi chuyện một cách thản nhiên. Dù sự giả dối hay sự thật, dù tin tốt hay tin xấu cũng cùng một cách như nhau. Ông cứ để giây phút hiện tại diễn ra, và ông chọn không tham gia vào những bi kịch trong đời sống. Đó là tâm không chống đối.
Ta thường có xu hướng đòi hỏi áp đặt hoàn cảnh theo đúng ý mình, khi thực tế không diễn ra như vậy, tâm chống đối trong ta bắt đầu khởi sinh “Sao đường lại kẹt xe, sao xe lại lủng lốp, sao trời lại đổ mưa…”. Bạn bắt đầu nhìn mọi thứ như một thảm họa.
Chống đối là cách bạn biến mình thành nạn nhân. Vì khi phản kháng lại những gì đang xảy ra, bạn sẽ lệ thuộc vào nó. Càng chống đối cuộc sống, bạn càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Elise MacCormic nói “Khi thôi phảng kháng lại những điều không thể tránh khỏi, ta sẽ tự giải phóng một nguồn năng lượng giúp ta tạo dựng cuộc sống tươi đẹp hơn”.
Với bạn thì sao, khi những điều bất như ý xảy ra, liệu bạn có bình thản chấp nhận và hòa hợp với nó để mọi chuyện nhanh chóng tốt hơn không!?


Chúng ta đến với từ thứ hai! – KHÔNG PHÁN XÉT

Đó là câu chuyện về một người đàn ông thông thái trúng số một chiếc xe, gia đình và bạn bè đến chúc mừng. “Ồ, ông quả là người may mắn!” Ông mỉm cười trả lời “Có lẽ thế”. Trong mấy tuần đó ông rất vui vẻ với chiếc xe mới của mình.
Một ngày kia, có tay say rượu đụng vào xe của ông ta trên xa lộ, và ông phải vào bệnh viện vì bị thương ở nhiều chỗ. Gia đình và bạn bè chạy đến bảo “ông quả là không may”. Ông lại mỉm cười nói “có lẽ thế”.
Khi ông đang nằm ở bệnh viện, có cơn mưa lớn đổ xuống, đất lở vào ban đêm cuốn theo nhà cửa của ông xuống biển. Bạn bè và gia đình lại tới “Ông thật may mắn khi ở bệnh viện”. Ông lại đáp “có lẽ thế”.
Câu nói Có lẽ thế của người đàn ông thông thái này nói lên thái độ từ chối bình phẩm phán xét những điều đang xảy ra. Thay vì phán xét hoàn cảnh, ông chấp nhận hiện tại đúng như chính nó.
Người Ấn Độ có một quy tắc tâm linh “Bất cứ điều gì xảy ra thì đó chính là điều nên xảy ra”. Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất. Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
Tương tự vậy, đừng vội vàng phán xét một việc gì là tốt hay xấu. Thái độ phán xét cuộc sống chỉ khiến bạn thêm gay gắt và khốn khổ hơn mà thôi. Bình tâm đón nhận mọi điều đang xảy ra mới chính là nghệ thuật để có cuộc sống an vui, khoáng đạt. Nhớ điều này bạn nhé!

Đây là từ thứ ba: KHÔNG RÀNG BUỘC

Ngày xưa ở Trung Đông có một vị vua luôn khổ sở vì những cảm xúc vui buồn thất thường của mình. Một điều nhỏ nhặt nhất cũng làm cho ông cảm thấy kích động, tạo nên những phản ứng mạnh mẽ ở nơi ông. Nhà vua thường rơi vào cảm giác buồn chán thất vọng. Một ngày kia, quá mệt mỏi với cuộc sống chính mình, ông cố tìm cách thoát ra khỏi tình trạng đó. Vua cho mời một nhà thông thái có tiếng đến. Nhà vua nói với ông: “Ông có thể cho ta điều gì đó mang lại cho ta sự quân bình, yên tĩnh và sáng suốt cho cuộc sống của ta không. Ta sẽ trả cho ông với bất cứ giá nào”. Nhà thông thái trả lời: “Thần sẽ tặng cho bệ hạ nếu ngài hứa là sẽ tôn trọng nó”.
Nhà vua hứa sẽ làm theo lời ông dặn. Ông trao cho nhà vua một chiếc vòng bằng vàng nhỏ. Chiếc vòng có khắc dòng chữ “Chuyện này rồi cũng sẽ qua”. Nhà vua thắc mắc hỏi, điều đó có nghĩa là gì? Nhà thông thái không trả lời mà chỉ bảo: “Ngài nhớ luôn mang chiếc vòng này. Dù có chuyện gì xảy ra, trước khi ngài cho rằng chuyện đó là tốt hay xấu, hãy nhớ đưa tay chạm vào chiếc vòng và đọc lên những chữ này. Ngài sẽ luôn được bình yên.”
Chuyện này rồi cũng sẽ qua là câu nói đơn giản mà có sức mạnh. Những chữ khắc trên chiếc vòng này không hẳn là khuyên ta không nên vui mừng vì những điều tốt đẹp. Chúng cũng không có ý tạo ra niềm an ủi cho bạn khi lâm vào tình huống khó khăn. Chúng có một mục đích sâu hơn, giúp bạn nhận thức được tính chất ngắn ngủi tạm thời của mọi tình huống. Bởi dù điều tốt hay xấu đều sẽ không mãi mãi.
Không ràng buộc không có nghĩa là bạn không còn tìm thấy niềm vui với những điều tốt lành trong thế gian này. Mà thái độ này giúp ta cảm nhận niềm vui của mỗi sự việc sâu sắc hơn. Khi hiểu và chấp nhận tính tạm thời của mọi sự, ta có thể cảm thấy niềm vui khi nó thể hiện mà không ràng buộc vào nó, không lo sợ bị mất đi.
Ý nghĩa của câu nói này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi ta nhìn lại bối cảnh của hai câu chuyện trước đây. Câu chuyện thứ nhất về vị thiền sư luôn trả lời những điều mà người ta vu khống cho ngài bằng câu nói “thật thế ư?”; thể hiện thái độ bất phản kháng trong nội tâm của ngài trước mọi tình huống, tức là chấp nhận tất cả những gì đang xảy ra mà không chống đối.
Câu chuyện thứ hai về người đàn ông luôn trả lời gọn lỏn “có lẽ thế”, cho thấy cái khôn ngoan khi trong lòng không có sự phán xét. Còn câu nói “chuyện này rồi cũng sẽ qua” trong câu chuyện này, đề cập đến tính chất tạm thời của mọi chuyện xảy đến cho bạn trong đời sống, để giúp bạn có thái độ không tham đắm.

Không chống đối, không phán xét, và không ràng buộc là ba khía cạnh của thứ tự do chân thật của một lối sống an nhiên tỉnh thức. Trong cuộc sống, những lúc bất tịnh khởi sinh trong tâm khiến bạn không quản lý được cảm xúc của mình, hãy nhớ đến ba từ này, có thể nó sẽ giúp bạn bình tâm sáng suốt hơn để vượt qua.
ST

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

THIỀN NGÔN


Sống trong hiện tại là sống như đang bơi lội trong dòng nước chảy, chứ không phải nhìn nước đứng trong chai ...Cuộc sống là một sự trôi chảy cuồn cuộn không bao giờ ngưng . Muốn đáp ứng kịp với những luồn sóng của cuộc đời phải nhìn theo cái động của cuộc đời như mình nhìn theo cái động của các lượn sóng ... Mắt phải nhìn theo sự di chuyển mau lẹ của dòng nước không bao giờ trở lại . Bấy giờ ta đâu còn có thì giờ để mà suy tư , giải thích , và cho rằng cái nầy hay, cái kia dở, hoặc chảy như thế nầy mà đừng chảy như thế kia . Không còn người đứng nhìn dòng nước chảy, không có chủ , không có khách : người và dòng nước chảy là một . Không rõ mình trôi theo dòng nước hay dòng nước trôi theo mình . 
Krishnamurti 

Cuộc đời chỉ có độc nhất một thứ: đó là phút giây hiện tại, ngoài cái ấy ra không còn thứ gì khác nữa. Phút giây hiện tại bất tận này chính là không gian trong đó, cuộc đời bạn được phô diễn, nó là yếu tố duy nhất không thay đổi. Toàn thể đời sống đang diễn ra ngay trong phút giây này; không có lúc nào mà đời sống của chúng ta lại không diễn ra trong phút giây hiện tại.
Ekhart Tolle

Khi bạn biết về chính bạn, nhìn chính bạn, nhìn cách bạn đi, cách bạn ăn, những gì bạn nói, những tán gẫu, những căm ghét, những ghen tị—nếu bạn biết hết tất cả những điều đó trong tâm bạn, với không một lựa chọn, đó là một phần của thiền định.
Như vậy, thiền định có thể hiện hữu ngay cả khi bạn đang ngồi trên xe buýt, hay đang đi bộ trong rừng đầy những ánh sáng và bóng mát, hay đang nghe chim hót, hay đang nhìn khuôn mặt của vợ hoặc con bạn...
KRISHNAMURTI

Khám phá tức là nhận thấy được sự vật trong trạng thái mới mẻ của nó như mình mới nhìn thấy nó lúc ban đầu . Nếu ta lại chỉ nhìn ra những gì ta đã nhận thấy trước đây , ta sẽ không bao giờ thấy được chân tước của nó 
Krishnamurti 
Ðừng dừng bước . Hãy để cho mình lăn trôi tự nhiên . Cũng đừng lo nghĩ mình có trôi hay không trôi tới biển cả !
Ðạo gia là người khinh ra mặt tất cả mọi giá trị đã dược mọi người chấp nhận . Họ cũng đâu sợ vượt qua luật lệ xã hội . Nhân đó họ mới tự do . Họ cũng hoàn toàn tự do đối với bản thân, vì họ là người đã vượt khỏi thị dục cùng ý niệm của chính mình . Cặp mắt của hiền triết mở rộng , không bao giờ tìm cách dối mình .
Jean Grenier 

Có cả ngàn lẻ một chất độc, nhưng không chất độc nào giống như là chủ thuyết lý tưởng - nó là chất độc nguy hiểm nhất trong mọi chất độc. Dĩ nhiên, nó cũng là cái chất độc tế nhị nhất: nó giết bạn, nhưng giết bạn theo cách mà bạn không bao giờ có thể nhận biết được nó. Nó giết bạn theo một kiểu cách. Những cách thức của chủ thuyết lý tưởng rất xảo quyệt. Hiếm ai có thể trở nên nhận biết được rằng mình đang tự sát thông qua nó.Một khi bạn đã trở nên nhận biết, bạn trở nên một người tôn giáo.
OSHO

Kẻ đầy đủ đức tốt cũng như kẻ đầy tật xấu đều không ai gần chân lý cả . Gần chân lý là kẻ đã vượt thoát khỏi cả hai . Ðừng lấy thiện mà trừ ác , cũng đừng tìm cách lập lại quân bình giữa hai cái mâu thuẫn ấy , vì làm thế chỉ làm cho đối phương càng mạnh thêm lên . Cái đối lập nầy chỉ chứa chấp phần đối lập kia.
Krishnamurti 
Ðừng nói có sáng , có tối . Ðừng hiểu rằng tu theo Ðạo là lấy Sáng trừ Tối , lấy Bồ Ðề phá Phiền Não , là vì phiền não tức bồ đề , chẳng khác nhau cũng chẳng phải hai . Nếu lấy trí huệ phá phiền não tức là chấp có hai của hàng Thanh Văn Duyên Giác . Hàng trí cao không thể làm như vậy . Ðối với sáng và tối, kẻ phàm thấy có hai , hàng Ðại Thừa thấy "bất nhị" (không có hai) . Tánh "bất nhị" là thực tánh chân như . Thực tánh nầy bình đẳng ở muôn vật , bất cứ ở đâu , ở phàm phu không bớt , ở hiền thánh không thêm , ở phiền não không loạn, ở thiền định không lắng . Cái thấy "bất nhị" tuyệt đối ấy chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng đi, chẳng đến, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài , chẳng ở giữa, chẳng sinh, chẳng diệt , chẳng động , thường trụ chẳng dời . Ðó là Ðạo . 
Lục Tổ Huệ Năng 

Một con người là một phần của toàn thể mà chúng ta gọi là “vũ trụ”. Thành phần này bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người kinh nghiệm về chính mình, về tư tưởng và cảm xúc của mình, như là một thứ gì cách biệt với những thứ còn lại, một loại ảo giác quang học của nhận thức. Ảo giác này là một thứ ngục tù đối với chúng ta, giới hạn chúng ta vào các tham muốn cá nhân của chúng ta và vào tình yêu đối với vài người gần chúng ta nhất. Bổn phận của chúng ta là phải giải phóng chúng ta khỏi loại ngục tù này bằng cách mở rộng các lòng trắc ẩn để bao phủ mọi sinh vật và toàn thể thiên nhiên trong vẻ đẹp của thiên nhiên. 
Einstein

Hãy tự mình quan sát lấy mình , đừng lên án, đừng phê bình, đừng bênh vực . Chỉ quan sát những gì đang xảy ra . Chỉ để tai nghe chiếc xe lửa chạy ngang mà đừng bị bực bội vì nó làm rộn mình , hay vì nó đến không phải lúc ... Chỉ nghe thôi . Hãy quan sát tất cả mọi hành động của mình từ cách ăn nói, nhưng đừng có ý muốn sữa đổi gì cả cách ăn nói của mình . Chỉ nhìn xem một cách khách quan , lạnh lùng . Và như vậy anh sẽ trở nên một người rất nhạy cảm . Do sự quan sát tỉ mỉ ấy, quan sát mà không thiên vị lựa chọn, không đánh giá, không biện minh, không so sánh, không lên án, ta sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và hoạt bát phi thường . Tất cả những gì chứa trong tâm trí anh đều đã tẩy sạch và đã trở thành hư vô . 
Krishnamurti 

Cũng như mùa xuân luôn luôn đổi mới . Mỗi lần mỗi khác , lá mới có một màu sắc khác , một sự mềm mại khác , một chuyển động khác . Cũng thế, những gì tôi đã nói , nay được nói lại , không phải là một sự lặp lại cái cũ , mỗi lần nghe , ta thấy cái mới lạ của nó không hoàn toàn giống cái trước . 
Krishnamurti 

Niềm an bình toát ra từ chỗ trống vắng ,chỗ trống vắng ở trong tâm hồn là nơi phát ra tiếng gọi, gọi ta trở về với nguồn cội. Do đó, khi trở về với khoảng trống ấy ở trong ta, bạn sẽ cảm nhận được một niềm an bình như một người đã trở về nhà.
Eckhart Tolle

Có hai cực đoan mà người muốn giải thoát cần phải tránh xa . Cực đoan thứ nhất là lấy những lạc thú xác thịt làm mục đích . Ðó là nết sống thô bỉ và ngu xuẩn . Cực đoan thứ hai là sống một đời khổ hạnh , ép xác ... cũng chỉ tạo cho con người thêm đau khổ vất vả vô ích ! 
Phật Thích Ca 

Cuộc đời sinh ra để giác ngộ chứ không phải để thành công. Thành công cao nhất là giác ngộ ra sự thất bại. Thất bại không phải để rút kinh nghiệm cho thành công về sau mà thất bại chính là thành công. Nói cho dễ hiểu thì thất bại của cái ta ảo tưởng chính là thành công của pháp chân như thực tánh. Cuộc đời quả là một quy trình hoàn hảo cho sự giác ngộ nhưng là bất toàn cho cái ngã cầu toàn
VIÊN MINH
 
Không bao giờ nên phán đoán hay phân tích những gì mình quan sát. Chỉ theo dõi những ý tưởng, cảm nhận những cảm xúc, và quan sát phản ứng của bạn. Không nên phán đoán hay phân tích những gì mình quan sát. Chỉ cần theo dõi những ý tưởng, cảm nhận những cảm xúc, và quan sát phản ứng của bạn mà thôi.Rồi bạn sẽ cảm nhận một cái gì đó mạnh mẽ hơn rất nhiều những gì bạn đang quan sát: Một sự có mặt rất thầm lặng, tỏ tường nằm đằng sau những biểu hiện của những gì trong đầu bạn – Mộtchứng nhân đang quan sát mọi chuyện trong tĩnh lặng.
Ekhart Tolle

Tư tưởng và tự do, giải thoát, là hai điều đối nghịch. Tư tưởng không đem tới tự do, giải thoát, vì tư tưởng đã bị điều kiện hóa. Cái phẩm chất của tâm hồn này là sự tỉnh giác, chỉ ghi nhận thuần túy, không phân tách, không so sánh từ kinh nghiệm của quá khứ, v.v ... Ðó chính là khởi đầu của sự tự do đích thực.
Krishnamurti

Khi đối diện với chính mình, tối kỵ là để yếu tố thời gian và tư tưởng xen vào.Không đối diện với mục đích giải quyết, trấn an, không chờ đợi một trạng thái lý tưởng đối nghịch với trạng thái hiện hành tức là không tham mà cũng không ưu,không nắm giữ, không loại bỏ, chỉ lắng nghe, quan sát một cách khách quan trong cảm thông hoặc thư xả.
VIÊN MINH


Xem nguồn ở đây

Trích đoạn văn hay về Thiền ( Thầy Viên Minh)



Phật giáo đích thực không phải là tôn giáo để cầu nguyện mà tự mình phải thể hiện đời sống tự giác, giác tha. Cầu nguyện có thể có nhưng với mục đích giúp con người thắng được lòng ích kỷ,Chân, Mỹ, Thiện không đến với những người cầu xin chư đại Bồ-tát ban bố cho mà đến với những người tự mình sống trong Giới, Ðịnh, Tuệ, tự biến hành động, lời nói và ý nghĩ của mình thành chân, mỹ, thiện hạnh phúc hay tự do đều tùy thuộc ở con người, đừng hy sinh nó và cũng đừng đánh mất mình trong cạm bẫy của một ngày mai hứa hẹn. Nhân cách, trí tuệ và tự do phải có bất cứ lúc nào, không tùy thuộc vào tương lai hay quá khứ. 

Con hãy tập nhìn ngắm và lắng nghe tất cả với tâm trầm lặng, hồn nhiên, cảm thông và trong sáng rồi cuộc đời sẽ ban cho con biết bao là tự do và hạnh phúc, chính những ràng buộc cũng là tự do và hạnh phúc.

Giác ngộ, giải thoát và hữu ích là ba mục tiêu của người Phật tử. Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát, lấy trong lành để làm lợi ích cho mình và người.- chúng ta có thể ung dung được là vì thực ra tự tánh của chúng ta vốn là chơn, vốn là ung dung giải thoát. Tự tánh của ta và vạn pháp vốn rất trong sáng, vắng lặng, hồn nhiên và dung thông tất cả. Nếu ai biết trở về với nguồn sống ấy nơi mình thì có thể hóa giải tất cả ràng buộc, tất cả khổ đau, tất cả nghịch cảnh và trả ta về với tự do tận mạch nguồn.

Khi thấy rõ con đường thoát khổ, thì con đường ấy cũng chính là con đường chân hạnh phúc, con đường thể hiện tròn vẹn thể, tướng, dụng của đạo;thể của đạo là chân; tướng của đạo là mỹ; dụng của đạo là thiện. Sống sáng suốt thể hiện được thể toàn chân của đạo, sống định tĩnh thể hiện được tính toàn mỹ của đạo, sống trong lành thể hiện được dụng toàn thiện của đạo.

Sáng suốt, định tĩnh, trong lành (tức: Giới, Ðịnh, Tuệ) chính là con đang sống đạo, đang thể nghiệm con đường thoát khổ.- đừng quan tâm đến chuyện thị phi, hãy để hết năng lực lắng nghe sự sống nơi chính mình, nó đang muốn thì thầm với các con điều gì đó, nó muốn tiết lộ một kho tàng bất tận đang chìm sâu dưới đáy hỗn mang của tâm thức, của thương – ghét – mừng – giận – vui – buồn, của tính toan mơ ước, của hoài vọng mưu cầu, của dằn vặt thao thức, của cắn rứt ăn năn v.v… Ngay trong chính khổ đau ai biết lắng nghe cho đến tận cùng thì ở đó, hạnh phúc, tình yêu, và vẻ đẹp vẫn cứ đơm hoa kết trái.

Hãy biết lắng nghe, hạnh phúc ở nơi chính các con, không phải ở tương lai mà cũng không phải ở thiên đàng, không ai ban cho và cũng chẳng cần tìm kiếm. Nó đang tràn ngập mọi nơi, các con có thấy không?

Hạnh phúc thật sự không ở nơi cái với tay tìm kiếm, mà ở nơi chỗ không kiếm tìm. Hạnh phúc, tình yêu và vẻ đẹp tràn ngập nơi mỗi bước đi, trong từng hơi thở, trong ánh nắng ban mai, trong cơn mưa mùa hạ… sao lại phải kiếm tìm trong tài, sắc, lợi, danh?- Ðừng nói đến an phận hay phản kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là, đó mới chính là: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
 

Trong một tâm hồn khai mở thênh thang thì mỗi pháp tế hay thô đều hiện ra minh bạch nhưng đến đi vô ngại, như thấy rõ những đợt sống nhấp nhô, thăng trầm, sinh diệt nhưng biển cả vẫn mênh mông, sâu thẳm...; như những đám mây bay qua bầu trời nhưng hư không luôn thản nhiên đón nhận mà vẫn rỗng không và bao la vô tận; như tấm gương soi rõ mọi vật nhưng chỉ thấy có có không không nên không chọn lựa lấy bỏ vật gì; như những pháp được mất, hơn thua, vinh hư, tiêu trưởng diễn ra giữa cuộc đời nhưng tâm hồn giác ngộ vẫn tịch tịnh an nhiên…
Cái ta không bao giờ có thể thật sự tinh tấn chánh niệm tỉnh giác được cả. Vì tinh tấn ở đây có nghĩa là không buông lung phóng dật theo ảo tưởng của cái ta. Nên ngay khi tinh tấn tức buông ảo tưởng cái ta ra thì tâm liền trở về với thực tại, đó là chánh niệm; đồng thời tánh biết không bị che lấp bởi ảo tưởng nào nữa nên ngay đó tỉnh giác liền soi chiếu minh bạch rõ ràng.

Hãy sống vô ngã vị tha, đừng muốn đạt được gì cho riêng mình, chỉ sống vì lợi lạc của nhiều người. Từ trong hành động tích cực đó con thận trọng chú tâm quan sát lại chính mình để phát hiện ra đâu là pháp tánh tự nhiên, tịch tịnh Niết-bàn, đâu là cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác ra luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Động thái khám phá này chính là thiền, là soi chiếu, là minh, là giác được gọi là không, vô tướng, vô tác, vô nguyện trong hành trình giác ngộ.

Con hãy nhớ rằng cuộc đời dù đau khổ phiền lụy đến đâu vẫn vô cùng quý giá vì đó là trường hoc duy nhất mà con có thể tìm thấy sự giác ngộ giải thoát. Và cuộc sống muôn đời vẫn đẹp chỉ có cái ta ảo tưởng mới biến cuộc đời thành bể khổ mà thôi.



Lượt trích từ những lời dạy của Thầy Viên Minh qua những lá thư Thầy trò www.trungtamhotong.org

Xem nguồn bài viết ở đây

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Cách làm ĐẬU HŨ KHO NẤM RƠM CỦ CẢI

Đậu hũ kho củ cải không chỉ là một món chay thơm ngon hấp dẫn, mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn thanh đạm của bạn.

Nguyên liệu:
  • Củ cải trắng: 2-3 củ
  • Nấm rơm: 150g
  • Đậu hũ chiên: 2 miếng (không có thì mua đậu hũ sống về chiên)
  • Tỏi tây (boa rô), có thể thay bằng hành lá nếu bạn ăn chay theo trường phái không kiêng ngũ vị tân.
  • Dầu ăn, nước tương, đường, bột nêm, muối, ớt, tiêu. 
Cách làm:

- Nấm gọt sạch phần gốc, ngâm nước muối loãng 15′. Rửa sạch lại, để ráo, cắt đôi ( hoặc 3-4 nếu nấm to)



- Rửa sạch rồi cắt củ cải trắng thành khoanh tròn 2-3 cm rồi cắt đôi lại.
- Đậu hũ nếu mua trắng thì cắt ô vuông vừa ăn, chiên vàng.



- Để nồi lên bếp, cho ít dầu vào, đập đầu boa rô bỏ vào phi thơm rồi vớt ra, cho củ cải trắng + nấm vào xào tầm 5′, cho nước tương+ít đường+ bột nêm+ ớt bột (ớt trái băm nhuyễn) vào đảo đều.
- Cho đậu hủ vào đảo đều, đậy nắp lại đun, thỉnh thoảng lại đảo đều.
 - Nước gần cạn nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Boa rô rửa sạch cắt khúc cho vào, tắt bếp.

 


- Bày ra đĩa, rắc ít tiêu và cho vài lát ớt lên.



– Ăn với cơm nóng rất ngon.
– Ăn với cơm nóng rất ngon.
Nguồn: http://mav.vn/an-chay-cach-lam-dau-hu-kho-cu-cai/


Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

VÌ SAO PHẢI KIẾN TÁNH KHỞI TU MỚI KHÔNG BỊ TẨU HỎA NHẬP MA?

Anh chàng Trương Vô Kỵ có cái duyên học được Cửu Dương Chân Kinh. Sau đó ở Quang Minh Đỉnh, anh ta đi lạc vào một cái động với một cô bạn gái người Ba-tư và tìm được pho bí kíp ghi chép một loại võ công ghê gớm là Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp. Nhờ cô bạn gái Ba-tư hiểu tiếng Ba-tư, nên đã đọc cho anh ta nghe và khuyên anh ta nên luyện võ công tối thượng này, anh ta đồng ý. Đọc câu thứ nhất, anh ta luyện, thấy hay quá, hiệu quả ngay…. Đọc câu thứ hai, anh ta luyện…. Cái gì thế này, khó chịu quá, luồng chân khí đi ngược…. Anh ta bỏ, không luyện. Nhưng đọc câu thứ ba…. Gì thế này, hay quá! Và anh ta lại luyện tiếp…. Rồi cứ thế, thấy hay là luyện, câu nào thấy khó chịu, không thông là anh ta bỏ. Quý vị biết không, tuần tự như thế, chàng Trương của chúng ta đã luyện thành công Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp. Đấy là chuyện hy hữu. Vì từ xưa đến nay, ai mà luyện Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp đều bị “tẩu hoả nhập ma” hết. Tại sao vậy? Tại vì cái ông sáng tác ra môn võ ấy, có chỗ ông biết, có chỗ ông không biết. Chỗ ông biết, ông nói đúng, chỗ ông không biết, ông suy luận rồi thêm vào nên không đúng. Sở dĩ ai luyện đều bị tẩu hỏa nhập ma là vì cái đúng họ cũng luyện, cái sai họ cũng luyện. Còn Trương Vô Kỵ thì khác vì anh ta đã có nội lực Cửu Dương Chân Kinh, có chánh khí trong người. Nhờ cái chánh khí ấy anh đã không bị những sai lầm của bí kíp đánh lừa và đã thành công mỹ mãn.
Chuyện kiếm hiệp Kim Dung chưa hết. Nó có nhiều điểm thú vị nữa. Nếu chúng ta so sánh việc học Phật, tu Phật với việc học võ, luyện võ của Kim Dung thì Cửu Dương Chân Kinh ví như Giáo Pháp Nguyên Thủy do chính Đức Phật dạy nhằm chỉ thẳng cái thực, cái nội lực, còn Cửu Âm Chân Kinh ví như kinh luận, sớ giải, các pháp môn phương tiện hậu sinh, chỉ là chiêu thức. Hoặc Cửu Dương là Đạo học, còn Cửu Âm là triết luận. Kim Dung quả là đáo để, ông ta đã hiểu rõ những gì chúng ta đang muốn nói ở đây.
Như vậy, người học Phật, trước tiên là phải thấy cái thực, cái nội lực, cái chánh khí ở bên trong. Nếu chưa có cái thực, cái chánh khí ở bên trong mà đi luyện cái bên ngoài thì thành ra cái đạo ngoài da. Như xé được một tờ, đọc được một câu trong Cửu Âm Chân Kinh rồi đem ra pha chế, luyện thành chiêu thức, thì chẳng bao lâu sẽ trở thành tiểu ma đầu. Nếu ôm được một xấp về luyện thì thành ra đại ma đầu! Vậy nếu chúng ta chưa có cái thực, chưa thấy cái thực, mà cứ tu, cứ luyện một cách chủ quan theo ý mình thì chúng ta càng thành công càng xa chánh đạo, càng tăng trưởng sở đắc làm giàu cho bản ngã mà thôi.
Có cái thực rồi, có nội lực rồi, nghĩa là luyện Cửu Dương Chân Kinh rồi, mới luyện chiêu thức trong Cửu Âm Chân Kinh sau thì thành ra tốt, thành ra diệu dụng phương tiện vô cùng tốt. Kim Dung có đưa ra hình ảnh chiêu thức Cửu Âm Chân Kinh thật của cô gái áo vàng để so sánh với chiêu thức Cửu Âm Chân Kinh giả của Chu Chỉ Nhược.
Kim Dung đưa ra hai hình ảnh này rõ ràng quá. Tình trạng người học võ không thấy tầm quan trọng của nội lực, chỉ ham thủ đắc nhiều chiêu thức cũng giống như người tu Phật ngày nay dường như ít ai thấy cái thực ở bên trong quan trọng đến ngần nào. Họ chỉ quan tâm đến kinh luận, đến tông môn, đến sở đắc bên ngoài rồi đâm ra tự mãn. Chánh, tà hai nẻo từ đó phân ranh!
Có người tu Phật mà tu hoài không thấy gì cả, không có sở đắc nào cả, bèn ráng kiếm cho mình một cái! Thế là anh ta luyện một câu chú, một đạo bùa gì đó. Ai tới, anh ta biểu diễn một pha cho người ta xem để cho người ta tưởng mình là thứ thiệt. Hoặc anh ta ráng học cho thật nhiều kinh luận để khoe khoang cái tài uyên thâm Phật Pháp của mình cho người ta nể mặt, nhưng có phải thế không? Dùng cái giả để thay thế vào cái thực mà bản thân mình không có, đó chính là Cửu Âm giả. Chưa luyện thành Cửu Dương thì dù luyện Cửu Âm thật cũng còn không được huống chi là Cửu Âm giả.
Thời xưa, Lão Tử cũng đã từng than: “ Mất đạo mới đến đức, mất đức mới đến nhân, mất nhân mới đến nghĩa, mất nghĩa mới đến lễ. Ôi! lễ ấy là sự mỏng manh của lòng trung tín mà là đầu mối của hỗn loạn…”.
Đó cũng chính là thời mạt pháp trong Phật Giáo chúng ta! Sự xuống cấp từ Đạo đến Lễ cũng như từ Thực Tánh Pháp đến kinh luận hậu sinh diễn ra như sau:
LÃO: Đạo --> Đức --> Nhân --> Nghĩa --> Lễ (nhi loạn chi thủ).
PHẬT: Thực --> Lý --> Nghĩa --> Kinh luận (mâu thuẫn tông môn)
.......

Trích “Thực Tại Hiện Tiền TS. Viên Minh

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

AṬṬHALOKADHAMMA - TÁM PHÁP THẾ GIAN



Ta có thể ví thế gian như cành hoa hồng với sắc dịu dàng, đẹp đẽ và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cành hồng thì luôn đầy gai góc. Với người lạc quan, thế gian này tươi đẹp như đóa hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy đời đầy gai chướng. Đối vối người có trí tuệ và hiểu biết thì thế gian không tuyệt đối tươi đẹp và cũng không hoàn toàn xấu xa. Họ chánh niệm phân biệt rạch ròi rằng hoa là hoa, gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà ta nhắm mắt lao bừa vào gai, nhưng cũng không vì sợ gai mà ta xa lánh hoa hồng.

Như quả lắc của đồng hồ, đánh qua trái rồi sang phải, phải rồi trở lại trái, luôn có bốn pháp toại nguyện và bốn pháp bất toại nguyện sảy đến trong đời sống mà tất cả mọi người ai cũng phải đón nhận. Chúng được ví như tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian (tiếng Pāi là "Aṭṭhalokadhamma) đó là:

- Được (lābha) và thua (alābha),
- Danh thơm (yasa) và tiếng xấu (ayasa),
- Ca tụng (pasamsā) và khiển trách (nindā), 
- Hạnh phúc (sukha) và đau khổ (dukkha).

Trong kinh "Tùy Chuyển Thế Giới", Tăng Chi Bộ, Chương Tám Pháp, Đức Phật dạy:
- Này các thầy Tỳ khưu, có tám pháp thế gian làm tùy chuyển thế giới. Thế nào là tám? Đó là: lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, an lạc và đau khổ. 

Sau đó, Ngài thuyết bài kệ:
"Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ

Những pháp này vô thường
Không thường hằng, biến diệt
Biết chúng, giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt

Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Ðược tiêu tan không còn.

Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chân chính biết sinh hữu
Ði đến bờ bên kia."

Ngài giảng rằng khi chúng ta gặp phải một trong tám pháp ấy (lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ), chúng ta không nên bám theo các pháp toại nguyện và chúng ta cũng không nên sân hận với các pháp bất toại nguyện. Ta không nên để các điều đó ngự trị và lấn áp tâm trí mà nên nhận biết rõ ràng rằng: "Pháp này đang khởi lên nơi ta. Tuy nhiên, pháp ấy là vô thường, khổ, vô ngã", để có một thái độ bình thản, tỉnh giác. Hành giả tu tập trong chánh niệm tỉnh giác như vậy có thể an trú trong an bình tĩnh lặng, thoát khỏi mọi ô nhiễm ràng buộc và tiến đến bờ giải thoát.

1. Được và Thua (Lābha và Alābha)
Trên đường đời, chúng ta thường phải gặp cả hai điều: được và mất, hay nói cách khác, lợi lộc và thua lỗ. Dĩ nhiên, khi được lợi thì người ta thỏa thích, vui mừng. Nhưng đến khi thua lỗ thì phiền não bắt đầu khởi phát. Nhiều trường hợp thua lỗ nghiêm trọng làm cho người ta loạn trí, lắm khi nếu quá sức chịu đựng sẽ dẫn đến việc quyên sinh cả mạng sống của mình. Trong lúc vật lộn với đời sống, tất cả mọi người đều phải gặp những lúc thăng, lúc trầm, và chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng đối phó, nhất là trong nghịch cảnh. Chính trong những hoàn cảnh như vậy, ta phải nuôi tinh thần dũng cảm và giữ tâm bình thản, không xao động trước các pháp đó.
Khi ta làm mất một vật gì, tất nhiên ta cảm thấy buồn. Nhưng điều đó không giúp ta tìm lại được vật đã mất. Ta phải nghĩ rằng ai đó có thể hưởng vật kia nên bằng tâm từ, ta mong người ấy được vui vẻ, an lành và hạnh phúc. Hoặc giả ta có thể tự an ủi: "Ðây chỉ là một mất mát nhỏ nhen, không quan trọng." Hoặc giả ta có thể chấp nhận một thái độ triết lý cao thượng: "Không có gì là 'Ta', 'Của Ta' hết".
Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một thiếu phụ đến chùa Ngài Sāriputta để dâng vật thực trai Tăng. Trong khi chuẩn bị dâng vật thực đến các Ngài thì được tin chồng và tất cả các con bị người ta phục kích, giết chết lúc đang đi hòa giải một cuộc tranh chấp. Bà không tỏ vẻ buồn. Thản nhiên, bà lặng lẽ tiếp tục dâng cúng vật thực đến chư Tăng như không có gì xảy ra. Lúc ấy một người tỳ nữ bưng hũ mật và sữa để dâng chư Tăng chẳng may trượt chân ngã làm vỡ hũ mật
Nghĩ rằng có lẽ bà thí chủ sẽ tiếc cái hũ và thức ăn đựng trong đó, Ngài Sāriputta an ủi rằng các vật như cái hũ, đã mang tính chất dễ vỡ theo liền với nó, ắt một ngày nào đó cũng sẽ vỡ.
Bà tín nữ trí tuệ điềm tĩnh trả lời: "Kính bạch Đại Đức, đó chỉ là một mất mát bình thường. Con vừa nhận được tin chồng và các con của con bị kẻ sát nhân giết chết. Con vẫn giữ tâm bình thản, không bấn loạn. Và mặc dầu được tin dữ, con vẫn tiếp tục để bát Ngài và chư Tăng."
Đức quả cảm quý báu của người thiếu phụ quả thật đáng ca ngợi và đáng làm gương cho người khác.
Lần khác, Đức Phật cùng chư Đại đức Tỳ khưu Tăng an cư nhập hạ tại xứ Verañjā theo lời thỉnh mời của ông Bàlamôn Verañja. Trong lúc ấy, xứ Verañjā gặp phải hạn hán mất mùa, nạn đói phát sinh, dân chúng bị chết đói rất đông, bởi vì, thiếu thốn vật thực, cho nên chư Tỳ khưu đi khất thực không được vật thực. Đoàn người lái buôn từ xứ Uttarāpatha cùng với 500 cỗ xe ngựa vừa đến xứ Verañjā gặp mùa mưa, nên đành phải trú lại. Họ nhìn thấy chư Tỳ khưu đi khất thực, nhưng không được gì, nên họ làm phước bố thí cúng dường lúa là phần vật thực để nuôi ngựa, giã thành gạo đỏ đem nấu cơm, mỗi ngày dâng cúng dường đến Đức Phật cùng chư Tỳ khưu; đặc biệt dâng cúng dường Đại đức Ānanda những món bơ, mật ong, đường..., để Đại đức Ānanda làm vật thực dâng cúng lên Đức Phật. Trong 3 tháng an cư nhập hạ đó, Đức Phật cùng chư Đại đức Tỳ khưu Tăng phải chịu cảnh độ cơm nấu bằng gạo đỏ
Bà Visakha, vị nữ thí chủ quan trọng trong thời Đức Phật, thường đến chùa chăm lo mọi nhu cầu của Đức Phật và chư Tăng. Một hôm, bà đắp một cái áo choàng rất quý giá để đi chùa. Khi đến cổng chùa bà cởi áo choàng ra đưa cho người tỳ nữ cầm giữ. Lúc ra về, cô tỳ nữ vô ý bỏ quên lại. Ngài Ānanda thấy, đem cất lại một nơi, chờ bà Visakha đến sẽ trao lại. Về đến nhà sực nhớ, bà bảo người tỳ nữ quay trở lại tìm, nhưng nếu có vị tỳ khưu nào đã đụng đến thì không nên lấy về. Cô tỳ nữ đến chùa hỏi thăm, biết rằng Ngài Ānanda đã cất giữ hộ cái áo choàng nên trở về báo tin cho chủ. Bà Visakha liền đến hầu Đức Phật và tác ý bán cái áo choàng quý báu và cúng dường số tiền bán áo đó. Đức Phật khuyên bà nên lấy tiền bán áo kiến tạo một ngôi tịnh xá để chư Tăng có nơi cư trú. Vì không ai có đủ tiền mua cái áo choàng quý giá như thế nên chính bà mua lại, và dùng số tiền ấy xây dựng một ngôi tịnh xá đẹp đẽ, dâng đến chư Tăng. Sau khi dâng xong ngôi chùa bà ngỏ lời tri ân người tỳ nữ như sau: "Nếu con không lỡ bỏ quên cái áo choàng, ắt ta không có cơ hội tạo nên công đức nầy. Vậy, ta xin chia phần phước nầy đến con."
Thay vì buồn rầu hay phiền muộn vì tạm thời mất một vật quý giá, và la rầy người tỳ nữ vô ý, bà cảm ơn người ấy đã giúp bà có cơ hội tạo phước.
Thái độ gương mẫu của bà thiện trí thức Visakha đáng là một bài học cho những kẻ dễ nóng giận vì lỗi lầm của người giúp việc thân cô thế cô.
Ta phải dũng cảm chịu đựng những lỗ lã, thua thiệt, mất mát. Phải đương đầu với nó, và như câu "họa vô đơn chí" diễn tả, nó có thể đến một cách đột ngột, từng đoàn, từng đám đông, chớ không đơn độc. Ta phải điềm tĩnh đối phó, với tâm Xả (upekkhā) hoàn toàn, và nghĩ rằng: đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành đức tính Xả ly cao thượng này.

2. Danh Thơm và Tiếng Xấu (Yasa và Ayasa)
Danh Thơm (Yasa) và Tiếng Xấu (Ayasa) là một cặp thăng trầm khác mà ta phải đối phó hằng ngày. Danh thơm chúng ta hoan hỷ đón mừng. Tiếng xấu thì chúng ta không thích. Danh thơm làm phấn chấn tinh thần. Tiếng xấu làm cho ta phiền muộn, khổ đau.
Chúng ta thích được nổi danh, chúng ta mong muốn thấy tên tuổi và hình ảnh mình trên báo, chúng ta rất thỏa thích thấy những hoạt động của mình, dầu không đáng kể, được tường thuật và được nhiều người nhắc nhở, nhiều người biết đến. Lắm khi ta cũng cố gắng, một cách bất chính, làm cho người ta chú ý đến mình.
Để thấy hình ảnh mình trên báo chí, vài người sẵn sàng trả một số tiền to tát. Để có được danh tiếng, nhiều người sẵn sàng đóng góp quan trọng, hay hối lộ nhóm người quyền thế. Để tự quảng cáo, vài người biểu dương tâm trong sạch bố thí của mình bằng cách trai tăng cả trăm vị tỳ khưu, hay hơn nữa. Nhưng có thể những người trên sẽ hoàn toàn thản nhiên trước nổi thống khổ của người nghèo nàn đói rách sống ngay bên cạnh mình. Ta có thể rầy la và hành phạt một tên trộm quá đói khát, vào vườn ăn cắp một trái dừa để làm dịu bớt cơn đói, nhưng ta sẽ không ngần ngại vung phí cả vườn dừa để đổi lại chút danh thơm.
Đó là khuyết điểm của con người. Chí đến khi làm điều thiện, phần đông chúng ta cũng làm với ẩn ý vụ lợi. Những người hoàn toàn vị tha rõ thật hiếm hoi trên thế gian nầy. Vì lẽ ấy, người nào đã làm một việc thiện - dầu động cơ thúc đẩy đến hành động không mấy đáng được ca ngợi - cũng được tán dương vì đã làm điều thiện ấy. Chúng ta không cần chạy theo danh thơm tiếng tốt. Nếu ta xứng đáng, ắt nó sẽ đến mà ta không cần tìm. Khi hoa đượm mật đầy đủ thì ong, bướm sẽ đến. Hoa không cần mời ong hay mời bướm.
Đúng thật vậy, chúng ta cảm nghe tự nhiên hoan hỷ, vô cùng hạnh phúc, khi thanh danh của chúng ta bay xa, lan rộng. Tuy nhiên, phải nhận định rằng tiếng tốt, danh vọng, vinh quang, chỉ theo ta đến nắm mồ, rồi tan biến ra mây, ra khói. Nó chỉ là những ngôn từ, mặc dầu là kim ngôn, là mỹ từ, làm êm dịu tai ta.
Còn tiếng xấu thì sao?
Chúng ta không thích nghe, hay nghĩ đến. Chắc chắn là khi những lời nói xấu lọt vào tai, nó sẽ làm cho tâm ta bàng hoàng, khó chịu. Nỗi khổ tâm càng xâu đậm hơn nếu những lời gọi là tường thuật hay báo cáo ấy tỏ ra bất công hay hoàn toàn sai lạc.
Thông thường phải mất cả năm trời, hay hơn nữa, để kiến tạo một ngôi nhà nguy nga vĩ đại. Nhưng chỉ trong nháy mắt khí giới có thể tàn phá, tiêu hủy dễ dàng. Lắm khi phải mất nhiều năm hay cả kiếp sống để gây dựng thanh danh nhưng bao nhiêu công trình lao khổ ấy có thể tàn rụi trong khoảnh khắc. Không ai có thể tránh khỏi câu nói tai hại bắt đầu bằng tiếng "nhưng". Thật vậy, ông ấy rất tốt, ông ấy đã làm việc nầy, điều kia. Nhưng... Phần đầu tốt đẹp của câu nói ấy đã bị cái "nhưng" đốt cháy thành tro bụi.
Nhưng cũng nên nhớ rằng cho dù ta có thể sống đời đạo đức trong sạch như một vị Phật, ta cũng không thể tránh những lời chỉ trích, tấn công và nguyền rủa. Ðức Phật là vị giáo chủ trứ danh nhất thời bấy giờ mà cũng thường bị những người ác ý tìm cách vu oan, ám hại, nói xấu.
Ta không nên phung phí thì giờ để đính chánh những lời đồn đãi sai lạc, nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làm sáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa thích mà thấy ta bực bội vì lời nói của họ. Ðó chính là điều mà họ mong muốn. Nếu ta thản nhiên, lời vu oan sẽ rơi vào tai điếc.

Đức Thế Tôn dạy rằng:
"Hãy như sư tử, không run sợ trước tiếng động.
Hãy như luồng gió, không dính mắc trong màn lưới.
Hãy như hoa sen, từ bùn nhơ nước đục mọc lên,
Nhưng không bị nước đục và bùn nhơ làm ô nhiễm.
Hãy vững bước, đơn độc một mình, như con tê giác."

Là chúa sơn lâm nên sư tử không sợ hãi. Bản tính thiên nhiên của sư tử là không run rẩy giật mình khi nghe tiếng gầm thét của các loài thú khác. Trên thế gian này, chúng ta thường nghe thuật lại những câu chuyện trái tai, bất lợi, những lời buộc tội giả mạo, những tiếng vu oan phỉ báng đê hèn. Như sư tử, ta không cần để tâm đến.
Chúng ta đang sống trong thế gian bùn nhơ, nước đục. Nhiều đóa hoa sen đã từ đó vượt lên, tô điểm đời sống, mà không bị nước đục và bùn nhơ làm hoen ố. Chúng ta phải cố gắng sống như hoa sen, một cuộc đời trong sạch và cao quý, không màng quan tâm đến bùn nhơ mà người khác có thể ném vào ta. Phải sẵn sàng đón nhận bùn nhơ, mà người khác có thể ném vào mình, thay vì mong đợi những đóa hoa hồng mà người ta có thể tặng. Như thế, ta sẽ không thất vọng.
Mặc dầu là điều khó khăn, chúng ta phải cố gắng trau giồi hạnh từ khước, buông bỏ, không luyến ái. Không cần để ý đến nọc độc của những lời nói ác ý. Ðơn độc một mình, chúng ta hãy ra đi đó đây, tận lực phục vụ và tạo an lành cho kẻ khác.
Không nên phung phí thời giờ vô ích để sửa sai những lời đồn đãi sai lạc nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làm sáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa thích mà mà ta bực bội vì lời nói của họ. Đó chính là điều mà họ mong muốn. Nếu ta thản nhiên, lời vu oan sẽ tan biến vào quên lãng.

Để thấy lỗi lầm của người khác, ta phải làm như người mù.
Để nghe lời chỉ trích người khác, ta phải làm như điếc.
Để nói xấu người khác, ta phải làm như người câm.

Không thể chấm dứt những lời buộc tội, Những tường thuật hay những lời đồn đãi sai lầm. Thế gian đầy chông gai và đá nhọn. Ta không thể dẹp sạch gai và đá. Nhưng nếu phải đi trên đó bất kể những trở ngại thì, thay vì dọn đá và gai - chuyện mà ta không thể làm - tốt hơn nên mang giầy và thận trọng đi từng bước. Chúng ta sẽ được an toàn.

3. Ca Tụng và Khiển Trách (Pasamsā và Nindā)
Ðược ca tụng và bị khiển trách là hai hoàn cảnh thăng trầm khác, hằng ảnh hưởng đến nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, khi được ca tụng thì ta nở mặt nở mày, hân hoan thỏa thích. Lúc bị khiển trách thì tinh thần suy sụp, ủ dột buồn rầu. Ðức Phật dạy rằng giữa những lời ca tụng hay khiển trách, bậc thiện trí không thỏa thích, cũng không ủ dột ưu phiền, mà tựa hồ như tảng đá vững chắc, không lay chuyển dưới cơn bão táp phong ba của đời sống. Nếu chúng ta xứng đáng, những lời khen tặng quả thật êm tai. Nhưng nếu ta không xứng đáng, như trường hợp có người nịnh bợ, thì những lời ấy dù có êm tai, cũng sẽ làm cho ta thất vọng, và là một tai hại.
Người thực hành Giáo Pháp thì không tin vào những lời nịnh bợ, cũng không muốn được nịnh bợ. Khi khen tặng ai xứng đáng, người Hiền trí thật lòng khen tặng mà không ẩn ý ganh tị. Khi khiển trách, các Ngài khiển trách mà không ẩn ý khinh khi. Các Ngài chỉ khiển trách vì lòng bi mẫn, muốn cải thiện người lầm đường lạc nẻo.
Nhiều người thân cận với Đức Phật thường ca tụng phẩm hạnh Ngài, mỗi người một cách. Upali, một nhà triệu phú mới quy y với Đức Phật, kể ra hằng trăm đức tánh của Ngài. Chín hồng danh của Đức Thế Tôn thời bấy giờ người ta thường nhắc nhở, chí đến nay hàng tín đồ Phật Giáo vẫn còn đọc lên như kinh nhật tụng. Và mỗi lần tụng đến các phẩm hạnh cao quý ấy, chúng ta nhìn lên pho tượng trầm ngâm tự tại với tấm lòng kính mộ tôn sùng. Chín hồng danh ấy còn là đề mục hành thiền cho người có tâm đạo nhiệt thành và vẫn còn là nguồn gợi cảm quan trọng cho những ai tự xem mình là Phật Tử.

Còn khiển trách thì sao?
Đức Phật dạy: "Người nói nhiều bị khiển trách. Người nói ít bị khiển trách. Người lặng thinh cũng bị khiển trách."
"Người thế gian phần đông sống không kỷ luật" Đức Phật ghi nhận như vậy, và dạy tiếp: "Như voi chiến ở trận địa, hứng lãnh lằn tên mũi đạn từ mọi hướng dồn dập bắn đến, cùng thế ấy, Như Lai hứng chịu mọi nguyền rủa của thế gian."
Kẻ si mê lầm lạc chỉ tìm cái xấu, cái hư của người khác mà không nhìn cái tốt cái đẹp của ai. Ngoại trừ Ðức Phật, không có ai hoàn toàn tốt lành. Cũng không có ai hoàn toàn xấu ác. Giữa chúng ta, bên trong con người tốt nhất, cũng có phần hư hỏng. Trong con người xấu nhất, cũng có điểm tốt đẹp. Ðức Phật dạy rằng người nào biết câm lặng như cái mõ bể khi bị tấn công, nguyền rủa, chửi mắng, thì, mặc dầu chưa chứng ngộ Niết Bàn, người ấy cũng đã đứng trước Niết Bàn.
Ta có thể phục vụ nhân loại với tấm lòng cao cả nhất, nhưng người thế gian thường hiểu lầm và gán cho ta những mục tiêu, những lý tưởng mà chúng ta không bao giờ mơ đến.
Ta có thể tận lực phục vụ và giúp đỡ một người bạn trong cơ nguy ngập. Lắm khi muốn được việc, ta phải vay nợ hay bán cả đồ đạc, nhà cửa. Nhưng về sau, thế gian mê lầm này hư hỏng đến nổi người phục vụ kia trở lại phủ nhận lòng tốt của ta, phiền trách, nói xấu, bôi bẩn và sẽ thỏa thích thấy ta suy sụp.
Trong Túc Sanh Truyện có tích truyện một nhạc sĩ tên Guttila, hết lòng truyền dạy các đệ tử và không bao giờ dấu giếm điều gì. Tuy nhiên, có một người học trò vô ơn bạc nghĩa nọ cố tình làm đủ mọi cách để tranh giành ảnh hưởng với thầy. Về sau người đệ tử này thất bại.
Devadatta, đệ tử, vừa là em họ của Đức Phật, đã có thần thông, không những cố gắng làm mất thanh danh của Đức Thế Tôn mà còn mưu toan sát hại Ngài bằng cách lăn đá từ đỉnh núi cao xuống, trong khi Ngài ngồi hành thiền dưới chân núi.

Một lần nọ có người Bà La Môn cung thỉnh Đức Phật về nhà trai tăng. Theo lời thỉnh cầu, Đức Phật đến. Nhưng thay vì tiếp đón phải lẽ, người Bà La Môn tuông ra một loạt những lời lẽ thô kịch và nhơ bẩn vô cùng. Đức Phật lễ độ hỏi thăm:
- Này ông Bà La Môn, có khi nào khách đến nhà ông không?
- Có, ông Bà La Môn trả lời.
- Khi biết khách đến nhà ông làm gì?
- Tôi sẽ dọn một bữa cơm thịnh soạn để đãi khách.
- Nhưng nếu khách bận việc không đến thì sao?
- Thì gia đình chúng tôi sẽ chia nhau bữa cơm.
- Tốt lắm, này ông Bà La Môn, hôm nay ông mời Như Lai đến nhà để trai tăng và ông đã khoản đãi Như Lai bằng những lời nguyền rủa chửi mắng thậm tệ. Như Lai không nhận. Vậy xin ông vui lòng lấy trở lại.

Đức Phật không giận, không trả thù, nhưng Ngài lễ độ trao trả lại người Bà La Môn những gì người này đã khoản đãi Ngài.
"Không nên trả thù, không nên báo oán", Đức Phật khuyên dạy như vậy. Hận thù sẽ đối diện với hận thù. Báo oán, trả thù sẽ không bao giờ đưa đến hòa bình và an tĩnh. Sức mạnh chắc chắn phải đương đầu với sức mạnh. Bom đạn sẽ gặp bom đạn. "Sân hận sẽ không bao giờ dập tắt sân hận. Chỉ có tâm Từ mới diệt lòng sân." Đó là giáo từ của Đức Bổn Sư.
Không có vị giáo chủ nào được ca tụng và tôn sùng như Đức Phật. Tuy nhiên, Ngài cũng là vị giáo chủ bị chỉ trích, bị khiển trách và bị sỉ vả nhiều nhất. Đó là số phận của các bậc vĩ nhân.
Trước giữa đám đông một thiếu phụ tên Cincà giả làm người có mang, vu oan Đức Phật. Với gương mặt từ bi, Ngài nhẫn nại chịu đựng những lời nguyền rủa, và đức hạnh trong sạch của Ngài được chứng minh tỏ rõ.
Đức Phật cũng bị vu cáo là đã sát hại một thiếu phụ với sự đồng lõa của các vị đệ tử.
Lần kia những người khác đạo chỉ trích Ngài và các môn đệ với lời lẽ nặng nề đến độ Đại Đức Ananđa xin Ngài rời khỏi nơi đó để qua một làng khác.
- Này Ananđa, nếu những người ở làng kia cũng chửi mắng chúng ta nữa thì phải làm sao?
- Kính Bạch Đức Thế Tôn, chúng ta sẽ sang một làng khác nữa.
- Này Ananda, nếu làm như thế toàn thể lãnh thổ của xứ Ấn Độ sẽ không có đủ chổ cho chúng ta. Hãy nhẫn nại, những lời nguyền rủa tự nhiên sẽ chấm dứt.

4. Hạnh Phúc và Đau Khổ (Sukha và Dukkha)
Hạnh phúc (Sukha) và Đau khổ (Dukkha) là cặp thăng trầm cuối cùng. Nó cũng có nhiều năng lực nhất, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại. Cái gì làm được dễ dàng là hạnh phúc (Sukha). Cái gì khó chịu đựng là đau khổ (Dukkha).
Ðiều gì làm được dễ dàng là hạnh phúc. Cái gì khó chịu đựng là đau khổ. Thông thường, thỏa mãn điều mong ước là hạnh phúc. Nhưng, liền khi vừa đạt được điều mong ước ấy, có khi ta đã ước mong tiếp một loại hạnh phúc khác.
Thực tế, hạnh phúc chân thực nằm bên trong chúng ta và không thể được định nghĩa bằng những danh từ như tài sản, quyền thế, danh vọng, hay chinh phục, xâm lăng. Nếu những tư hữu trần tục kia được thu tóm bằng bạo lực, cường quyền, hay một phương tiện bất công nào khác, hoặc theo một chiều hướng sai lầm, hoặc nữa, được nhìn với cặp mắt trìu mến hay tham lam, thì nó sẽ là nguồn đau khổ và sầu muộn cho chính người làm chủ nó.
Cái gì là hạnh phúc cho người này có thể không phải là hạnh phúc cho người kia. Cái gì là thức ăn thức uống có thể là thuốc độc cho người khác.

Đức Phật kể ra bốn loại hạnh phúc của người tại gia cư sĩ:
a) Loại đầu tiên là hạnh phúc được có tư hữu (atthi sukha) như sức khỏe, tài sản, sống lâu, sắc đẹp, vui vẽ, mạnh mẽ, sự nghiệp, đông đảo con cháu v.v...

b) Nguồn hạnh phúc thứ nhì là họ được hưởng những tư hữu ấy (bhoga sukha). Thông thường, ai cũng muốn thọ hưởng, ai cũng ưa vui thích. Đức Phật không bao giờ khuyên dạy rằng tất cả mọi người nên từ khước hạnh phúc trần gian và rút vào sống ẩn dật, chốn rừng sâu vắng vẽ.
Thọ hưởng tài sản không phải là chỉ dùng nó cho riêng mình, mà cũng là bố thí ra để tạo an lành cho người khác. Cái gì mà ta ăn, chỉ tồn tại nhất thời. Cái gì mà ta tích trữ, ta sẽ bỏ lại, và ra đi. Nhưng cái gì mà ta cho ra, sẽ trở lại với ta.
Những hành động thiện mà ta làm với những tư hữu trần tục, sẽ tồn tại lâu dài không thể mất.

c) Không nợ nần (anana sukha) là một nguồn hạnh phúc khác. Nếu tri túc, biết an phận với những gì mình có và nếu ăn ở kiệm cần, ta sẽ không nợ nần với ai. Người mang nợ luôn luôn sống trong tâm trạng hấp hối, nơm nớp lo sợ chủ nợ.
Nếu không nợ nần, mặc dù nghèo, ta vẫn cảm thấy thoải mái dễ chịu và thơi thới trong lòng.

d) Nếp sống trong sạch (anavajja sukha), hay hạnh phúc không đáng bị khiển trách, là nguồn hạnh phúc cao thượng nhất của người cư sĩ. Người có đời sống trong sạch là một nguồn phước báu cho mình và cho người khác. Người trong sạch được tất cả khâm phục. Người ấy cảm nghe hạnh phúc vì nằm trong phạm vi ảnh hưởng của những rung động an lành mà nhiều người khác gởi đến mình.
Tuy nhiên, ta phải ghi nhận rằng rất khó, vô cùng khó, mà được tất cả mọi người khâm phục. Người có tâm tánh cao quý chỉ biết giữ mình để sống đời trong sạch và thản nhiên trước dư luận.
Phần đông thỏa thích trong sự thọ hưởng những lạc thú của đời sống. Nhưng cũng có những hạng người thỏa thích trong sự từ khước, buông các lạc thú. Không luyến ái, hay vượt lên trên mọi khoái lạc vật chất, là hạnh phúc đối với người đạo đức. Hạnh phúc Niết Bàn - tức là trạng thái thoát ra khỏi mọi đau khổ - là hình thức hạnh phúc cao thượng nhất.
Chúng ta vui vẻ đón mừng hạnh phúc. Nhưng đau khổ thì không được niềm nở tiếp nhận.
Đau đớn (vật chất) và phiền muộn (tinh thần) đến với ta dưới nhiều hình thức. Chúng ta đau khổ khi phải chịu già yếu, đó là lẽ tự nhiên. Phải bình thản chịu đựng những khổ đau của tuổi già.

Càng đau khổ hơn hoàn cảnh già nua, là bệnh hoạn. Và nếu là một chứng bệnh trầm kha làm đau nhức lâu ngày, ta sẽ cảm thấy thà chết còn hơn. Chỉ một cái răng đau hay một lúc nhức đầu, đôi khi cũng làm cho ta vô cùng khó chịu đựng. Đúng vậy, phải tự an ủi rằng ta khỏi phải mang một chứng bệnh trầm trọng hơn.

Lắm khi chúng ta phải chia lìa thân bằng quyến thuộc. Cảnh biệt ly vô cùng đau khổ. Chúng ta phải nhận định rằng mọi kết hợp đều phải chắm dứt trong cảnh biệt ly. Đây là cơ hội quý báu để ta thực hành tâm Xả.
Một việc thường xảy ra là chúng ta phải kết hợp với người mình không ưa thích, sống chung với người mà ta ghét. Phải cố gắng chịu đựng và nghĩ rằng mình đang gặt hái quả xấu của một cái nghiệp nào mà chính mình tạo ra, hoặc trong quá khứ, hoặc trong hiện tại. Chúng ta phải cố gắng tự tạo cho mình một nếp sống thích hợp với hoàn cảnh mới và, bằng cách này hay cách khác, phải cố gắng vượt qua mọi trở ngại.

Chí đến Đức Phật, đấng toàn thiện đã tận diệt mọi ô nhiễm, mà còn phải chịu đau đớn vì bệnh hay vì tai nạn. Đức Phật nhiều lần bị nhức đầu. Chứng bệnh kiết lỵ sau cùng làm cho ngài đau đớn không xiết kể. Devadatta lăn đá từ đỉnh núi cao gây thương tích cho Ngài ở chân phải mổ. Lắm lúc Ngài phải nhịn đói. Đôi khi Ngài phải dùng thức ăn dành cho ngựa. Một lần nọ, vì các đệ tử không vâng lời, Ngài vào rừng ở ba tháng. Giữa rừng sâu, Ngài phải nằm trên một lớp lá ủ, trải trên mặt đất gồ ghề thô cứng và phải đối phó với những cơn lạnh buốt xương. Nhưng Ngài vẫn thản nhiên. Giữa những hoàn cảnh đau khổ, cũng như những lúc an vui hạnh phúc Đức Phật luôn luôn giữ tâm Xả hoàn toàn.

Trên bước thênh thang trong vòng luân hồi, chết là mối ưu phiền trọng đại nhất mà chúng ta phải đối phó. Ðôi khi cái chết không đến lẻ loi cho một người thân, mà đến trùng hợp cho nhiều người thân trong một lúc.
Bà Patacara mất một lúc bao nhiêu nhưng thân thuộc: cha, mẹ, chồng, anh và hai con. Bà trở nên loạn trí. Đức Phật khuyên giải và an ủi bà.
Bà Kisa Gotami mất người con thân yêu duy nhất. Tay bồng con, bà chạy đi tìm thuốc chữa trị và đến cầu cứu với Đức Phật.
- Được, con có thể tìm ra một vài hạt cải không?
- Bạch Đức Thế Tôn, con sẽ tìm ra hột cải, chắc như vậy.
- Nhưng hột cải này phải lấy từ trong nhà nào mà chưa từng có ai chết.
Hột cải thì có. Nhưng bà không tìm ra nơi nào mà thần chết chưa hề đến viếng. Bà tỉnh ngộ và nhận thức bản chất thiên nhiên của kiếp sinh tồn.

Một lần nọ, bà kia được người ta hỏi tại sao không khóc cái chết thê thảm của người con. Bà trả lời: "Không ai mời mọc, nó đến. Không cho ai hay, nó đi. Đến thế nào, nó ra đi cùng thế ấy. Tại sao ta khóc? Khóc có ích gì?"
Từ cành cây có nhiều trái rơi rụng - trái non có, trái già có, trái chín có - cùng thế ấy, ta có thể lìa đời lúc sơ sinh, lúc thiếu niên, lúc tráng niên, hay khi niên cao tuổi lớn.
Mặt trời mọc ở phương Đông chỉ để lặn ở phương Tây. Hoa nở tốt tươi buổi sáng để úa tàn vào lúc chiều.
Cái chết không thể tránh, đến với tất cả mọi người, không trừ ai. Và ta phải bình thản đối phó.

Ðức Phật dạy rằng:
"Cũng như trên đất, ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ. Ðất vẫn thản nhiên một mực trơ trơ, không giận cũng không thương. Vậy, cùng thế ấy, trong hạnh phúc, trong phiền muộn, lúc thăng lúc trầm, ta phải giữ tâm bình thản như đất."
Trước những thăng trầm của thế gian, tâm của các vị Thánh Arahán không bao giờ xao động. Vì vậy, noi theo gương các Ngài, giữa những hoàn cảnh được và mất, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ, chúng ta hãy cố gắng luôn giữ tâm bình thản, chánh niệm và tỉnh giác, thực hành phạm hạnh mới mong có ngày đoạn lìa được vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, thoát được bến mê, chứng ngộ Niết Bàn cao thượng.

Theo "The Eight Worldly Conditions",
Ngài Nārada, 1970
"Những Bước Thăng Trầm"
Phạm Kim Khánh dịch