Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

"Khi học trò sẳn sàng thì đạo sư mới xuất hiện."

Trong Phật giáo Bắc tông hay trong các truyện viết về tâm linh như "Hành trình về phương Đông" hay nói về các đạo sư trú ẩn nơi rừng sâu núi thẳm nơi hoang vu hẻo lánh hiếm người có thể tìm đến được. Người đi tìm đạo phải mất thời gian lặn lội trèo non lội bể chịu bao nhiêu gian khổ mới đến được chỗ minh sư. Vậy mà minh sư vẫn chưa chịu tiếp nhận, có người phải hy sinh cả mạng sống như nhảy luôn xuống vực khi bị từ chối. Qua những câu chuyện này làm cho mọi người mơ hồ tưởng tượng ra rằng cao tăng phải ở nơi khó tìm chứ nơi thành thị thì làm gì có minh sư. Vậy là có những vị ngây ngây ngơ ngơ bỏ hết mọi thứ lặn lội rừng sâu núi thẳm, leo lên tận dải Hy Mã Lạp Sơn để tìm minh sư. Rồi lại bỏ mạng nơi thiên nhiên hoang dã. Thật là ngu ngơ!
Ý nghĩa câu nói: "Khi học trò sẳn sàng, đạo sư mới xuất hiện" là như sau: "Sẳn sàng" ở đây nghĩa là đã chịu buông xuống mọi quan điểm chấp trước thành kiến của mình rồi. Đó là sẳn sàng. Khi chịu buông xuống rồi thì ai/cái gì cũng trở thành minh sư cả (chứ không phải minh sư là phải ở trên núi hay trong rừng.) Minh sư có thể là một cơn bạo bệnh, có thể là một chiếc lá rơi, một cơn gió thoảng hay một câu nói vu vơ của một ai đó.......
Người chịu buông thì gọi là người ít bụi trong mắt. Những người này mới có thể vào đạo được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét