Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Công nhận ông Phật hài thật!

Các bộ kinh Bắc tông dài tràng giang đại hải (tốn giấy tốn mực) cũng chỉ nói về cái đó.
Kinh Nam tông (Tiểu, Trung, Đại, Tương Ưng) cũng nhằm xoay quanh cái đó.
Không thấy được cái đó thì đọc kinh Bắc tông cũng như không đọc.
Không thấy được cái đó thì đọc kinh Nam tông cũng chỉ hiểu được cái vỏ.
Chúng ta toàn là bị ông Phật dụ!
Hèn gì mà ông Phật cứ thuyết pháp xong lại chối: "Ta đâu có nói lời nào đâu." Nếu không chối thì ổng nói: "Ê tụi bây, những gì ta nói toàn là phương tiện đó nghen bây!"
Còn dân Thiền tông là dân "Đi đâu loanh hoanh cho đời mỏi mệt." Nó ngay trước mặt tìm kiếm đâu xa. 

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Công thức làm giá đậu nành theo kiểu Tony



Giá đậu nói chung là thực phẩm rất tốt, lại nghèo năng lượng nên thường dùng để ăn no bụng mà lại giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên thị trường người ta làm giá hay bỏ chất kích phọt, gọi là GA3, gibberellic acid, ăn cũng không độc hại gì nhưng cũng không tốt. Nên tự làm ở nhà là giải pháp hay nhất, giúp vợ chồng con cái có cái để mần, thay vì ôm ipad suốt. 



Đậu nành( đậu tương): lựa mua hột nhỏ, không mốc meo. Cái rổ nhựa, cái thau nhựa. Hai cái khăn vải dày thật sạch.

Đậu nành mua về, lựa đúng 505 hạt, rửa sạch. Nước ngâm pha hơi ấm ấm là được. Sau đó bỏ đậu nành vào ngâm đúng 40 phút 23 giây thì vớt ra. Bỏ vào cái rổ đã lót sẵn cái khăn ở dưới, nhớ là cái khăn này phải ngâm nước sạch, sau đó vắt khô chỉ để có độ ẩm. Sau khi trải đều đậu nành lên bề mặt khăn, phủ cái khăn còn lại ( khăn này nên dày hơn để tạo lực, ép đậu mập hơn, còn bạn làm khăn nhẹ quá là nó vọt lên cao nhòng ốm nhách). Khăn phủ cũng được ngâm nước và vắt khô để tạo ẩm độ.

Cứ 12h là tưới nước một lần. Tức sáng trước khi đi hạc đi lòm, tưới 1 cái. Chiều về tới nhà là tưới cái rồi mới đi tắm. Nhớ là lấy rổ ra tưới, sau đó để khô rồi mới bỏ vô cái chậu nhé, đừng để ngập nước, sẽ bị úng. Để cái thau chứa giá đỗ này vào khu vực bóng tối nhất của khu nhà. Nếu có cái bình xịt giống như xịt ủi quần áo cũng được, chỉ cần hơi ẩm để nẩy mầm, không nên ướt quá sẽ bị úng.

Cứ như thế, khoảng 5 ngày chúng ta mới có thể lấy ra sử dụng. Lúc này, mùi giá hơi tanh, vì trong đậu nành rất nhiều đạm đã chuyển hoá thành collagen. Các bạn gỡ ra, rửa sạch bằng nước muối, sẽ hết mùi tanh và trở nên thơm ngon lạ thường. Sau đó để ráo và sử dụng như luộc, ăn sống, làm dưa giá chua.

Giá đậu xanh ăn ngon hơn đậu nành, nhưng không tốt. Giá đậu nành khó làm, khó ăn hơn nhưng vì sự nghiệp trẻ đẹp, chúng ta phải đầu tư. Ngày ăn 200 gram, 1 tuần da bắt đầu lột nhẹ. 2 tuần thì ngưng không ăn nữa, ra gương đứng soi. Chu cha, da trắng như bông bưởi, hồng hào. Nếp nhăn bắt đầu biến mất, giọng nói bắt đầu vang vang, bụng thon gọn, mắt sáng nhìn trong đêm 2km vẫn thấy, trẻ trung yêu đời. Ngưng tháng sau ăn lại, cứ 1 tháng trẻ 1 tuổi, mình 30 tuổi mà ăn 30 tháng thì thành trẻ sơ sinh.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Thất niệm tức là không biết rằng mình đang có những điều kiện của hạnh phúc.

ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG
Xem nguồn bài viết ở đây
Khi mà mình hướng sự chú ý tới trái tim, mình thấy được điều may mắn là trái tim của mình đang hoạt động bình thường. Trái tim của mình làm việc mỗi ngày hai mươi bốn giờ đồng hồ. Nó không được đi ngủ như mình. Có một trái tim hoạt động bình thường là một hạnh phúc rất lớn. Những người bị bệnh tim không biết rằng họ sẽ bị nghẽn tim lúc nào. Ước vọng sâu xa nhất của họ là có được một trái tim bình thường như những người khác.
Thất niệm tức là không biết rằng mình đang có những điều kiện của hạnh phúc. Những điều kiện đó chúng ta có rất nhiều, dư dả để chúng ta có thể có hạnh phúc liền trong giây phút hiện tại. Khi mình đi thăm cơ thể của mình, nhận diện những bộ phận đang còn tốt trong cơ thể của mình, mình đã có nhiều hạnh phúc rồi. Tia sáng giúp mình nhận diện những điều kiện hạnh phúc đó trong cơ thể là tia chánh niệm.
Chánh niệm có tác dụng là giúp cho mình biết rõ cái gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Cái đang xẩy ra trong giây phút hiện tại là mình đang thở vào, mình đang thở ra hay mình đang bước một bước vững chãi và thảnh thơi. Hơi thở như vậy có tính cách nuôi dưỡng và trị liệu. Bước chân như vậy có tính cách nuôi dưỡng và trị liệu, đem lại sự bình an cho thân và cho tâm của mình.
Khi uống trà, chúng ta uống theo kiểu thiền tức là chúng ta thiết lập thân tâm trong giây phút hiện tại, chúng ta thật sự có mặt trong giây phút hiện tại. Khi ta thật sự có mặt trong giây phút hiện tại, trà cũng có mặt trong giây phút hiện tại. Ta công nhận sự có mặt của chén trà như là cái gì có thật. Còn nếu trong khi uống trà, tâm của chúng ta không có ở đó, chúng ta đang suy nghĩ về những dự án tương lai hay là buồn khổ về những cái kỷ niệm quá khứ, chén trà đó chẳng qua chỉ là một giấc mơ thôi, một bóng ma không có thật. Đối với người sống trong thất niệm, tất cả chỉ mờ ảo như những bóng ma thôi. Còn những người sống trong chánh niệm, tất cả đều hiện rõ ra một cách rất thật.
Có những người trong chúng ta không có thể ngồi yên được, không có thể nghỉ ngơi được, chúng ta đã quen làm việc rồi. Chúng ta đã quen lo lắng về tương lai rồi, đã trở thành ra thói quen, một tập khí và kéo chúng ta đi. Vì vậy trong cơ thể cũng như trong tâm hồn luôn luôn có một sức ép, một sự căng thẳng. Stress là chứng bịnh của thời đại.
Nếu chúng ta thực tập những điều đức Thích Ca dạy trong buổi ban đầu như hơi thở có ý thức và bước chân có ý thức, chúng ta có thể đối trị được với sự căng thẳng đó, với sức ép đó. Chúng ta buông thư ra. Chúng ta không còn là nạn nhân của ngục tù quá khứ. Chúng ta không còn là nạn nhân của sự lo lắng về tương lai nữa và chúng ta có tự do. Vì có tự do cho nên chúng ta có thể an trú được ở trong giây phút hiện tại và thật sự sống được giây phút đó. Đó là bí quyết.
Tôi nghĩ rằng điều mà đạo Phật có thể đóng góp được nhiều nhất cho xã hội bây giờ là giúp cho con người học lại phương pháp sống. Sống như thế nào để mình có thể tiếp xúc được sâu sắc với sự sống trong giây phút hiện tại, sự sống có ở trong ta và sự sống ở chung quanh ta.
Ở trong truyện Kiều có mấy câu rất hay có thể nói lên được tuệ giác này của Phật giáo. Quý vị có nhớ đến khúc Thúy Kiều đi sang thăm Kim Trọng? Hôm đó gia đình của Kiều đi ăn giỗ ở quê ngoại. Thúy Kiều lấy cớ nhức đầu hay đau bụng gì đó để ở nhà. Thật sự, cô nàng muốn có một cơ hội để đi thăm người yêu ở bên hàng xóm. Sau khi ở với người yêu độ chừng tám chín giờ đồng hồ thấy trời chiều, Kiều nghĩ rằng ở bên này lâu quá bất tiện, phải về xem thử gia đình về chưa. Tới nhà, thấy gia đình đi ăn giỗ chưa về, nàng mới tiếc. Qua lại nhà Kim Trọng một lần nữa, lúc đó trời đã tối rồi và trăng bắt đầu lên. Khi Thúy Kiều xé rào qua nhà Kim Trọng lần thứ hai, Kim Trọng đang ngủ gật trên bàn học của mình. Anh chàng thanh niên này trong thời gian mấy tháng nay không có học hành được gì cả. Tiếng bước chân của Thúy Kiều làm cho Kim Trọng thức dậy nhưng anh chàng vẫn còn ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Khi thấy bóng của Thúy Kiều đi qua, anh không biết rằng đây là một hình ảnh mình đang thấy trong giấc mơ hay là một hình ảnh có thật:
Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần,
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Anh chàng hỏi: Này em, có phải em là một hình ảnh trong giấc mơ của anh không? Hay em là sự thật?
Kiều trả lời :
Nàng rằng khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao.

Câu đó rất tuyệt vời, câu đó nói lên được tuệ giác của đạo Phật. Nếu trong giây phút này, chúng ta không thấy được mặt nhau một cách rõ ràng, không nhận diện được sự có mặt của nhau, sau này tất cả đều chỉ là một giấc chiêm bao. Sự thật là như vậy. Trong đời sống hàng ngày chúng ta quá bận rộn, chúng ta không có thì giờ để nhìn nhau, không có thì giờ để nhìn mặt trăng, ngôi sao, để nhìn buổi sáng mặt trời mọc, để nhìn gốc cây anh đào. Chúng ta bận rộn quá đi. Nếu cứ tiếp tục bận rộn như vậy, chúng ta sẽ không có thì giờ để tiếp xúc một cách sâu sắc với những mầu nhiệm của sự sống đang xảy ra trong giây phút hiện tại, cuối cùng cuộc đời của chúng ta cũng chỉ là một giấc mơ.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao.

Nói đến truyện Kiều, tôi cũng có thể trích dẫn một đoạn nói về hạnh phúc của Thúy Kiều và của sư Giác Duyên. Cụ Nguyễn Du đã viết rất là hay:
Một nhà sum họp sớm trưa,
Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng.
Bốn bề bát ngát mênh mông,
Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau.
Nạn xưa trút sạch làu làu,

Khi tôi đọc năm câu đó, tôi rất cảm phục cụ Nguyễn Du.
Một nhà sum họp sớm trưa,
Chúng ta đã từng bị xa cách, chúng ta đã khổ đau vì biệt ly xa cách, bây giờ chúng ta được sống chung với nhau. Đó là một điều kiện căn bản của hạnh phúc. Chúng ta tự hỏi rằng bây giờ chúng ta đang có hạnh phúc đó hay không? Chúng ta đang được sống với người thương của chúng ta hay không? Người thương của chúng ta đang sống bên ta, người đó không có đau ốm, người đó không đang nằm bệnh viện, người đó không bị đày đi ở một chỗ xa. Vậy sự có mặt buổi sớm và buổi chiều của người ta thương yêu là một hạnh phúc.
Một nhà sum họp sớm trưa là một điều kiện của hạnh phúc. Ai trong chúng ta ngồi đây mà không có điều kiện đó nhưng chúng ta có tiếp xúc được với điều kiện đó không? Chúng ta có hạnh phúc đó hay không? Chúng ta có hưởng được hạnh phúc đó hay không? Hay là buổi sớm nhìn nhau một cái rồi vội vã lo đi làm liền và không nhìn cho rõ ràng. Trong buổi ăn sáng, ăn rất lật đật, chỉ lo nghĩ tới chuyện ở sở, làm này làm kia thôi. Đôi khi trong khi ăn sáng còn lấy tờ báo ra để che mặt người thương của mình nữa. Đến buổi chiều thì mệt nhoài, nằm ngửa ra coi tivi một chút rồi đi ngủ, không nhìn thấy mặt nhau. Một nhà sum họp sớm trưa như vậy thì đâu còn là một điều kiện hạnh phúc nữa.

Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng.

Gió và trăng là những điều kiện lớn của hạnh phúc. Thiên nhiên đẹp như thế. Những mầu nhiệm của sự sống có mặt trong ta và xung quanh ta nhưng ta bận rộn quá, ta làm sao tiếp xúc được với những mầu nhiệm đó của thiên nhiên. Gió thì mát, trăng thì trong nhưng mặc kệ gió, mặc kệ trăng, ta bận quá. Gió trăng là biểu tượng cho tất cả những mầu nhiệm đó của sự sống.
Trong đại hội của những người Cơ Đốc giáo tôi có nói như thế này: Cái quý vị gọi là Thiên Quốc, nó nằm ngay trong giây phút hiện tại. Những mầu nhiệm của sự sống có mặt trong những giây phút hiện tại. Nhưng tại chúng ta không có tự do, chúng ta đang hối hả đi về tương lai, thành ra có Thiên Quốc cũng như không. Vì vậy nên quý vị làm thế nào để cung cấp cho giới trẻ những giáo lý và phương pháp thực tập để giúp cho họ tiếp xúc được với Thiên Quốc ngay bây giờ, chứ đừng có để cho họ chỉ mơ tưởng và ước ao một Thiên Quốc trong tương lai.
Làng Mai


Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Làm sao để...........?


Vì sao mình thỉnh thoảng lại thấy buồn, có khi chả thiếu gì về vật chất cả nhưng vẫn thấy buồn? Nhà chỉ có chó mà không có chủ thì thấy buồn là dĩ nhiên rồi; dù chó có sủa cả ngày nhưng nhà vắng chủ vẫn cứ buồn teo. 

Làm sao biết mình đang ăn chay hay mặn? Ăn chay hay ăn mặn không ở thức ăn đưa vào miệng mà ở tâm sát sanh. Nếu mình còn tâm sát sanh là mình ăn mặn; nếu mình hết tâm sát sanh là mình ăn chay.


Làm sao để không còn tâm sát sanh không? Gốc của tâm sát sanh là tâm sân. Hễ khi nào chúng ta còn sân, còn sự bất bình, còn sự ghét, còn sự không ưa thích ai/ cái gì là khi ấy chúng ta còn sân; mà hễ còn sân là còn sát sanh. 

Làm sao để không tự gây thêm nghiệp khi nghe/thấy điều gì đó? Có khi người nói hay người viết gì đó, họ có tác ý khác, chính người nghe/đọc ghim cái ấy lại và có tác ý khác, vậy là tự gây nghiệp thôi chứ có gì đâu. Để không gây nghiệp thì đọc xong thì buông, nghe xong thì bỏ.

Họa hổ họa bì năng họa cốt.
Tri nhân tri diện bất tri tâm.

Làm sao để "tri tâm" người mình mới gặp hay người mình nói chuyện trên điện thoại hay trên intenet mà không biết mặt họ? Đó là: Yêu cầu họ mô tả bản thân ta; cái mà họ mô tả ta chính xác là những vi tế của tâm họ. Vậy là không cần "tri diện" mà vẫn có thể "tri tâm" rồi đó!!!

Làm  sao để diệt tận gốc tâm sát sanh của mình? Ăn chay chỉ diệt được cái ngọn còn cái gốc của nó là tâm sân. Do đó khi nào tâm sân không còn thì tâm sát sanh bốc hơi theo luôn. Muốn quả "sát sanh" đừng trổ thì ngừng gieo nhân "sân hận"

Làm sao để không bị tổn thương bởi lời nói của người khác? Cứ tìm người làm cho ta bị tổn thương đến tận cùng của cái tổn thương, rồi từ đó về sau ta không còn bị bất cứ cái gì làm cho ta tổn thương nữa.

Làm sao để quán sát những vi tế của tâm mình không? Cứ nhìn người khác rồi xem mình nghĩ gì về họ. Khi mình thấy họ thô tục là do tâm mình thô tục; khi mình thấy họ tầm bậy là do tâm mình tầm bậy; khi mình thấy họ tự cao thì do tâm mình tự cao; khi mình thấy họ ngông cuồng là do tâm mình ngông cuồng; khi mình thấy họ phá giới là do tâm mình phá giới,...... Cách mình nhìn người khác là sự phản ánh rất chính xác những vi tế trong tâm mình. 

Làm sao để thành Phật? Muốn làm Phật tử phải giữ 5 giới, muốn làm sa di (ni) phải giữ từ 8-10 giới, muốn làm tỳ kheo (ni) phải giữ mấy trăm giới, nhưng mà muốn làm Phật thì chỉ cần giữ 3 giới thôi hà: Ngưng làm các điều ác; Năng làm các điều lành; Giữ tâm ý trong sạch. 

Làm sao để biết thời Mạt Pháp có tồn tại hay không? Chỉ cần quán sát xem khi nào mà học giả về Phật Pháp nhiều như lá rụng mùa thu và hành giả thì như lá rụng mùa đông thì khi ấy là thời Mạt Pháp.


Làm sao để biết là mình còn sân hay không?  Đó là: Khi mình đọc/nghe/nhìn thấy điều gì đó, tự quán sát xem mình có khởi ý bất bình/ không vừa lòng/không thích hay không? Nếu có thì đã là sân rồi đó, không cần phải thể hiện ra hành động hay lời nói đâu. Khi nào khởi niệm bất bình là khi ấy sân.

Sống mê, chết mờ

Muôn kiếp đọa địa ngục vẫn chưa đáng sợ.
Ngàn đời làm ngạ quỷ vẫn chưa đáng kinh.
Điều đáng kinh sợ nhất là sự si mê.
Đây là điều Phật hay nói đến.
Đúng là sự si mê, hay nói nôm na là "ngu si" thật đáng sợ, bởi chính nó làm cho người ta không ngóc đầu lên được, cứ mãi lăn quay trầm luân trong đau khổ.
Thế nào là ngu si? Là sống mù, sống mờ luật nhân quả. Cứ sống quơ quào trong bóng đêm mà lại ngỡ mình sáng.
Điều gì mọi người cũng có thể tranh cãi được nhưng điều mà ai cũng phải thống nhất - đó là: Ai cũng phải chết, và không ai biết mình sẽ chết lúc nào, chết non hay chết già, chết yểu hay chết bệnh, chết an nhàn hay chết trong đau khổ. Luôn nghĩ ngày mai mình sẽ chết thì ta sẽ sống ngày nào đáng ngày nấy, sống ngày nào trọn vẹn ngày nấy, chứ không thể sống trong hẹn, hẹn lần hẹn lữa, hẹn ngày mai sẽ làm cái này, ngày mai sẽ đi nơi ấy, hẹn ngày mai sẽ tu, hẹn ngày mốt sẽ buông mọi thứ để được thảnh thơi. Ờ, cứ hẹn đi, ngày mai chưa chắc đã đến mà sao khoái hẹn thế nhỉ?

Tự hỏi bản thân xem mình sống cuộc sống này là để làm gì? Sống để kiếm tiền xây nhà lầu? Sống để có được địa vị? Sống để sinh con đẻ cái? Sống để được cái quốc tịch nước giàu? Sống để.............làm gì không biết luôn bởi không biết vì sao mình được sinh ra. Rồi có người để trả lời cho việc mình sống để làm gì bằng cách tìm kiếm sự hoạt động nào đó để tự thấy đời mình còn có ý nghĩa. Có nhiều nhiều hoạt động vô cùng vì cứ nghĩ ngày nào mình còn hoạt động, ngày nào mình còn khả năng kiếm tiền, ngày nào lời khuyên của mình còn có người coi trọng là ngày đó mình còn sống. Cứ thế mà mê mờ trong hết hoạt động này đến hoạt động khác, để rồi khi cái chết đến thì hoặc thảng thốt nhận ra mình đã sống một cuộc sống không hề thảnh thơi hoặc tự lừa dối mình rằng mình đã hoạt động hết mình.

Điển hình, có người bỏ cả đời để sống tìm ra sự thật, tìm ra chân lý nào đó; ví dụ truy lại nguồn lịch sử để vạch mặt chế độ này, vạch mặt chế độ nọ, để soi sự thật về vị lãnh tụ này, soi sự thật về ông tướng nọ, rồi sau đó viết báo đăng bài từa lưa để loa cho cho khắp thiên hạ đều biết. Làm thế chi vậy? Nếu không phải là tự thỏa mãn cái bản ngã hay để trả thù một chế độ. Cuối cùng, cái sự thật mà người ta tìm thấy chỉ để nhằm phục vụ cho chính cái ngã của người ấy; hóa ra chỉ là nô lệ của bản ngã thì có gì đáng tự hào đâu chứ!

Xưa nay có nền văn minh nào tồn tại vĩnh viễn? Có chế độ nào mà không lụi tàn? Có vị lãnh tụ nào mà không phải chết? Vậy thì việc gì phải đi quan tâm đến những cái ấy? Việc bỏ cả đời để vạch mặt người này người khác chả khác gì việc đeo đuổi theo những bong bóng nước. Thật là lãng phí một kiếp người! Sống trống vắng quá, tâm hồn co cụm quá, không thấy được cái gì to hơn việc ấy nên đành lấy điều đó là niềm vui, để có cái mà nói với người khác trong những buổi trà dư tửu hậu chứ; nếu không chỉ sợ mình im miệng, không biết nói gì, người ta lại bảo mình câm. Thật đáng thương cho một kiếp sống mê mờ!

Không có gì là sự thật, cho nên cái mà mọi người bỏ cả đời ra để tìm rồi tung hê lên cho mọi người đều biết chỉ là những bong bóng nước. Chỉ duy nhất có một sự thật, đáng tìm hiểu nhất, đáng bỏ cả cuộc đời để đầu tư vào, đó là luật nhân quả. Không tin luật nhân quả, không tìm thấy luật nhân quả nên mãi mê mờ chạy đuổi theo những bong bóng nước. Một khi đã nhìn thấy luật nhân quả thì ta mặc xác tất cả, câm miệng trước tất cả bởi chả có gì đáng quan tâm bằng việc làm sao để giải thoát sinh tử, làm sao để biết khi nào mình chết, chết như thế nào và khi chết thì sẽ đi về đâu. Nếu không nhìn thấy được những điều này thì mọi thứ khác chỉ là phù du. Cớ sao bỏ cả đời để chạy theo cái phù du mà bỏ quên cái sự thật này?

P.S Bài viết này đặc biệt dành tặng những người tốn thời gian mà truy lại nguồn gốc lịch sử này lịch sử nọ, viết báo kêu gọi sự sân si của người đọc. Những người tạo ra sự sân si như thế thì khi chết đi về cõi nào, ắt hẳn ai cũng có thể nhìn thấy; còn người đọc những bài viết ấy thì cộng nghiệp nên cũng về cõi ấy để cùng nhau sân si. Vì sao cả đời đức Phật chỉ mở miệng ra là nói chuyện Đạo, hướng con người ta về sự giác ngộ ra chuyện sanh tử và vì sao tất cả những vấn đề khác, Phật thà im lặng chứ không bàn đến; vì chỉ duy nhất việc giác ngộ ra vấn đề sanh tử là cái đáng để nói đến mà thôi; tất cả những vấn đề khác chỉ là hình bóng của nghiệp, tuân theo luật nhân quả, chả có ích gì khi bàn luận. Sống mê thì ắt phải chết mờ. Thật đáng thương!!!

Nếu tìm ra được sự thật lịch sử, rồi sao nữa? Điều ấy có giúp thoát khỏi sanh tử không?
Nếu lật đổ được chế độ mình oán ghét, rồi sao nữa? Điều ấy có giúp mình sống hoài sống mãi, không chết không?
Nếu kêu gọi được một đống người ủng hộ mình, rồi sao nữa? Điều ấy có giúp mình thoát khỏi luật nhân quả không?
Nếu…………………………….
Chỉ bỏ thời gian làm điều gì mà điều ấy giúp mình làm chủ được sanh tử của chính mình thôi. Sống vậy mới đáng sống, mới không lãng phí một kiếp người!

Tất cả mọi vấn đề bàn luận nào không giúp cho mình và người khác đạt sự giải thoát sanh tử đều được xem là những vấn đề phù phiếm như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, các câu chuyện hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về đồ mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị trấn, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, câu chuyện về hiện trạng của thế giới, hiện trạng của đại dương, câu chuyện về hiện hữu và không hiện hữu. (Trích Kinh Trung Bộ 76, Kinh Sandaka)
  

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Bảy bước để giải quyết xung đột như một thiền sư

1. Cho rằng như những người khác không khăng khăng xóa bỏ mọi ý kiến của bạn

Bất cứ khi nào bạn nhận ra mình đang trong một cuộc cãi vã, nhắc nhở bản thân rằng có một lí do hợp lý khiến người khác như vậy.Tất cả mọi người đều cố làm một việc: thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh. Chúng ta có nhu cầu tồn tại, và chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để có được điều đó, thậm chí xâm phạm đến đạo đức hay gây hại. (Lí giải tại sao mọi người có thể làm những điều cực kỳ ngớ ngẩn hay những hành vi phá hoại)
Ý định phía sau mọi hành động, vì thế, là một điều chắc chắn: để đạt được nhu cầu của họ. Đó chính xác là thứ bạn cố gắng làm, vậy thì sao bạn phải khó chịu về điều đó?
Điều này không có nghĩa những gì họ đang làm là đúng. Với giả thuyết về ý niệm tích cực, bạn đã tạo cho mình một nơi phổ biến và tôn nghiêm, không quan trọng là những thứ tồi tệ trông như thế nào.

2. Tỏ vẻ kính trọng, bớt lời

Nhiều người trong chúng ta khi tranh cãi cố chứng minh rằng mình đúng và cố đoán trước điều người khác định nói để có thể bác bỏ. Điều này có nghĩa chúng ta hiếm khi lắng nghe, vì thế hiếm khi hiểu điều gì đang thực sự xảy ra. Vì thế ta hiếm khi tìm ra những giải pháp dài hạn và có khả năng thành công.



Chúng ta lặp đi lặp lại những cuộc cãi vã bởi vì chúng không bao giờ đi vào vấn đề chính.
Tiết kiệm hàng giờ và giảm áp lực bằng cách đầu tư thời giam để tìm kiếm sự thấu hiểu trước.

3. Đội chiếc mũ của Sherlock Homes

Tưởng tượng bạn là một thám tử.
Nó sẽ trông như thế nào? Vấn đề này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ra sao? Điều gì làm cho mọi thứ tốt hơn hay tệ hơn? Họ đã nghĩ gì khiến cho vấn đề nảy sinh? Họ muốn giải quyết nó như thế nào? Cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt hơn ra sao nếu bạn có thể nhìn mọi thứ từ quan điểm của họ.
Tiến hành sự tò mò chu đáo của bạn với một mục đích: thấu hiểu thế giới của người khác.

4. Làm theo cách của thiền sư.

Tôi mất một thời gian để hiểu ý nghĩa khi người khác nói 'Trung tâm của bạn', nhưng giờ tôi đã hiểu. Nó ở phía trên lỗ rốn khoảng 2 inches. Đó là nguồn của sức mạnh tuyệt vời, cả vật lý và phi vật lý.
Khi bạn lắng nghe bằng cái đầu, não bạn bắt đầu phân tích và xử lý sự chính xác của thông tin. Bạn không hoàn toàn lắng nghe. Khi bạn lắng nghe bằng trái tim, những xúc cảm được kích hoạt, làm bạn ở thế thủ và bạn không thể hiểu đầy đủ người khác. Và bạn không lắng nghe đầy đủ.
Nhưng khi bạn lắng nghe từ Trung tâm, nó cho phép bạn đơn giản là tiếp thu thông tin mà không khiến nó trở thành của cá nhân mình, vì thế mà có thể nghe đầy đủ.
Tưởng tượng bạn (theo nghĩa đen) đang nghe theo âm thanh từ điểm Trung tâm vào bụng , bạn có thể tiêu hóa nó trước khi bạn đáp lại.
Đó hoàn toàn là một trải nghiệm mới.

5. Giống như học sinh giỏi Toán, quay lại và kiểm tra bài tập của bạn.



Hãy kiểm tra xem bạn có hiểu họ chính xác không, và nói theo cách nói của họ.

Nếu họ nói, 'Thật tệ là bạn đã ăn hết bánh vòng và chẳng để lại cho ai hết, giống như bạn vẫn thường làm', đừng nói với họ 'Bạn có vẻ đang điên lên đấy nhỉ'.

Không, 'tệ' và 'điên' không giống nhau.

Nói rằng, 'Vậy điều tôi nghĩ là tôi hiểu bây giờ là bạn đang cho rằng tôi đã ăn hết bánh, và bạn cảm thấy tôi toàn làm những thứ như vậy', rồi lại mang chúng vào Trung tâm của bạn. Đừng phán xét nó, hãy hấp thụ nó. Điều gì đó thật kì lạ vừa mới diễn ra. Bạn đã có thể bắt đầu chấp nhận cảm giác của họ như thế nào, liệu nó đúng hay không. Thật khó để tranh đấu lại cảm giác của người khác hay nhận thức của thế giới.
Bạn sẽ nói gì? 'Bạn không nên cảm thấy thế'. Bạn là ai mà bảo rằng tôi nên cảm nhận như thế nào về mọi thứ?
Tất cả điều cần phải nói là, 'Ok, tôi hiểu bạn cảm thấy thế nào. Nếu bạn muốn, tôi có thể chia sẻ với bạn tôi đã trải qua nó ra sao'


6. Rủ họ làm như bạn.

Đừng cố nói với họ tại sao bạn đúng - bạn thấy hợp lý với bất cứ thứ gì bạn cảm thấy. Đó không phải những thứ bất cứ ai cần phải bào chữa. Thay vào đó, giải thích đơn giản những gì bạn từng trải qua. Bạn cũng muốn cho họ cơ hội nhìn thấy thế giới của bạn. Dùng 'tôi' để miêu tả, không phải 'bạn' để buộc tội.



Tiếp tục với ví dụ về bánh vòng, bạn có thể nói, 'Tôi nghe rằng bạn tức giận vì tôi đã ăn hết bánh. Sau khi làm việc 8 tiếng và không ăn gì, tôi đã ăn 3 cái mà không nghĩ ngợi, tôi hoàn toàn không cố ý. Thật đau lòng khi bạn nghĩ tôi ích kỉ. Bạn nghĩ về tôi như vậy thật à?'

Vậy không phải tốt hơn là, 'À, bạn chẳng nấu gì cho tối ăn cả, tôi sắp chết đói đến nơi, vậy nên, đúng tôi đã ăn hết bánh đấy. Nếu bạn nghĩ tôi cần thay đổi, tôi không thèm ăn 3 cái bánh quý giá của bạn đâu.

 7. Áp dụng VOMP

VOMP là một từ viết tắt cho một công thức giúp giải quyết hiệu quả những xung đột.
Nói lên (Voice-V) mối quan tâm/kinh nghiệm của bạn: 'Tôi đã ăn cả 3 cái bánh sau khi làm việc mà không được ăn gì'. Có trách nhiệm (Own-O) của bạn trong vấn đề: 'Tôi đã không dọn dẹp hay để lại cái bánh nào cho bạn'. Thông cảm (eMpathize-M) với người khác: 'Tôi hiểu bạn đang mong một cái bánh vòng còn sót lại, và nó khiến bạn cảm thấy như tôi đã không nghĩ về bạn'. Lên kế hoạch (Plan-P) thay đổi trong tương lai: 'Tôi muốn tìm ra những cách để chắc chắn bạn biết tôi yêu quý và đề cao bạn như thế nào. Ngay cả khi tôi ăn hết mọi thứ trong nhà, tôi muốn bạn biết tôi có nghĩ về bạn, sẽ làm bất cứ điều gì cho bạn, và tôi biết ơn vì tất cả những thứ bạn làm cho tôi. Tôi có thể làm gì khác cho bạn?'. Sau đó thương lượng một kế hoạch cụ thể, có tác dụng cho các bên.

 8. Nhớ rằng bầu trời không sụp đổ

Tôi muốn bật đèn lên, bạn lại muốn tắt. Nếu chúng ta thực sự đều muốn theo ý mình, cãi vã sẽ xảy đến.
Điều đó có nghĩa là gì? Có phải là chúng ta ghét người còn lại, rằng chúng ta có một mối quan hệ tồi tệ, rằng chúng ta có những vấn đề về sự cam kết, rằng tôi là một kẻ ích kỷ, rằng một cách kín đoán mọi người muốn tắt đèn và đó là lí do tại sao những mối quan hệ trước đây chấm dứt?

Không, nó có nghĩa chúng ta muốn những thứ khác nhau vào cùng một lúc. Đó là tất cả những gì mà xung đột có nghĩa.


Hãy rất cẩn trọng đừng tạo ra những ý nghĩa tước quyền và phá hoại, nó sẽ dẫn đến nhiều đau thương hơn và tạo ra nhiều xung đột hơn sau đó.

Tại sao những vị thiền sư lại mỉm cười trong cơn bão.Bạn không cần phải sợ những cơn bão. Nó là thứ mang tới cầu vồng.

Trong thời gian dài, bạn đã mơ hồ, nghĩ rằng xung đột là thứ gì đó nên tránh, là dấu hiệu thứ gì đó sai lầm. Thầy mỉm cười biết rằng biện pháp chữa trị căn bệnh đang nằm tại đây.

Xung đột là một chất khử trùng, đưa những bất đồng và đau đớn ra ánh sáng. Vì thế giờ bạn có thể mỉm cười, biết rằng xung đột đem tới một cơ hội để chữa lành và để trải ra. Đừng lo lắng rằng bạn có thể không làm đúng tát cả những bước này. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để thực hành. Giống như bất kì sự thực hành nào, bạn sẽ thấy sự biến đổi từng ít một ngày qua ngày bạn sẽ mỉm cười.

Xung đội mà bạn đang tránh xa là gì? Để nó mưng mủ có làm cuộc sống cuộc bạn tốt hơn? Chữa lành vết thương bạn sẽ cảm thấy thế nào? Sự thăng thiên để làm chủ của bạn bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện.
  


Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Ngày xưa Phật Thích Ca chỉ dạy tu ra sao? Dễ hay khó ?

Không ai có thể hình dung ra được

Phật chỉ dạy giản đơn như chẳng có gì để dạy. 
>>
Một người muốn tu gặp Phật, Phật nhìn quán xét căn cơ rồi hỏi vài ba câu
- Các Ông có biết, có thân này là có đủ thứ khổ không ?
Thông thường ai cũng rõ biết như vậy Phật hỏi tiếp
- Vậy các ông có biết vì sao mà có khổ phiến như vậy không ?
Điều này không ai biết, Phật giảng nói tiếp:
- Các Ông có thân nên có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ( Sắc uẩn )
Chạm với cảnh vật ở bên ngòai (Sắc, thinh, hương, vị, xúc)
Từ đó phát sanh ra ưa thích, tự cảm thọ như thế ( Thọ uẩn )
Sanh ra suy tưởng đến mọi việc xưa nay ( Tưởng uẩn )
Sau khi chọn lọc rồi đưa ra một ý phải làm ( Hành uẩn )
Tất cả mọi thứ được nhận biết lưu giữ lại trong thân tâm như thế ( Thức uẩn )
Chỉ vì mê đắm những cái như vậy nên liên tục phát ý chạy đuổi theo tâm, theo cảnh, theo vật, sanh ra mê muội nên phải luân hồi sanh tử mà chịu khổ đau phiền não. ( là do sắc, thọ, tưởng, hành, thức còn gọi là ngũ uẩn )

Phật giảng nói tiếp ;
Nay ta chỉ cho phưong thức tọa thiền diệt các căn duyên khiến phải luân hồi sanh tử là tự giải thóat.
Nào phải chuyện gì cao xa mà không làm được, ta làm được, các Alahán ở đây làm được thì các ông cũng làm được thôi. 
( diệt sắc, thọ, tuởng, hành, thức hay còn gọi Ngũ uẩn giai không )
Mỗi người tự chọn một gốc cây để tọa thiền rốt ráo đạt vị quả .. tất cả lặng lẽ hành trì như vậy, không ồn ào luận bàn hay tranh luận gì cà
Người sáng biết quyết tâm thì nhanh chóng đạt quả Alahán như Phật Người u tối thì cũng theo tăng đòan mà tiến tu cho tới đắc quả Alahán.

Bạn đã biết Phật Thích Ca khai mở chỉ dạy đạo pháp trong một hòan cảnh, một thời điểm hết sức khó khăn cho Ngài.
Vì sao vậy ?
Vì khi thành đạo Ngài biết rõ cách Ngài đạt thành là do tự lực tu tập mà thành tựu, Ngài không phải là người từ trên trời xuống đây. 
Ngài tự xác định điều đó rất nhiều lần, nên Ngài từ chối trả lời các câu hỏi ở trên trời không thấy biết, không giảng nói gì về các điều đó.
Các đạo giáo khác thì khác hẳn, luôn ca tụng người họ tôn thờ là từ trên trời sai xuống, hay từ trên trời xuống đây để chỉ dạy cho dân chúng.
Mặc dù không ai biết gì về đấng tối cao họ tôn thờ cả, nhưng vẫn tin rằng người trên trới xuống mới là cao cả đáng dâng cúng phụng thờ.
Khi tu theo các đạo giáo thờ cúng Thần linh như vậy, thì rất dễ dàng tu tập, chỉ mang lễ vật đến nơi thờ cúng dâng lên lễ lạy là đủ cho ơn trên ghi công, ghi tên họ trên trời rồi, chết là được về trời, ai thành tâm lễ lạy, dâng cúng nhiều lễ vật quí báu thì được nhiều ân sủng, chết rồi về trời thì được phẩm vị cao hơn người khác.

Phật Thích Ca chỉ dạy thì ngược hẳn lại, không lễ lạy dâng cúng cho một ai cả, tu là tự mình tự lực cải sửa tâm tánh, bỏ tham, sân, si, thu thúc thân căn cốt cho thân an, tâm an, cho phiền não rơi rụng, sống đúng nghĩa một con người Chân thật, hiền hòa, nhân hậu và từ ái với cả muôn lòai.
Khi có căn bản, thân tâm an tịnh rồi, muốn giải thóat khỏi luân hồi sanh tử, là muốn cắt đứt hẳn khổ đau phiền lụy của kiếp sống con người, có quyết tâm như vậy thì mới được chỉ dạy cho phương cách thực hành tu rốt ráo đạt 4 quả vị Thánh, sau rốt là đắc quả Alahán, y như Phật đã chứng đắc vậy, là chung cuộc.
Các đạo giáo khác thì có chùa chiền, kinh sách, văn thơ, ca kệ, tụng đọc, có hình tựợng thần linh để thờ cúng lễ lạy, nhang đèn, lễ bái dâng cúng thì trống chiên ầm ĩ cho thêm phần uy nghi.

Tăng đòan Phật thì khác hẳn, sáng lặng lẽ đi khất thực xin ăn, trưa về rừng cây yên lặng nghỉ ngơi và tọa thiền, ai cũng thu thúc thân căn, đi cũng đi từng bước một chậm nhẹ, không khua động cả cỏ cây.
Nhiều lúc tăng đòan lên đến cả ngàn người nhưng luôn giữ sự yên lặng không khua động y như chỗ chẳng có người.

Cái đặc biệt này xưa nay chưa từng có trong một giáo phái nào, độ thanh tịnh, từ việc ăn mặc đến ăn uống ngủ nghỉ đều đạm bạc, sống thì ở ngòai trời rừng cây, mùa mưa gió thì tạm bợ trú chân những tịnh thất hay tạm ngụ nơi chòi tranh, trại ngựa, chuồng trâu, nơi nào có thể tránh cho qua cơn mưa gió là được.

Một kiếp sống khất sĩ không nhà, rời đây mai đó khắp mọi nơi, giúp cho dân chúng không gặp khó khăn trong việc lo cúng dường vật thực cho tăng đòan.
Ngày hôm sau là tăng đòan rời đi nơi khác, không ngủ ở nơi nào hay ở gốc cây nào hai lần cả.
Một sinh họat như vậy trôi qua mọi nơi như gió thỏang yên ả không người.
Cho đến ngày nay nhiều người cũng không thể nào hình dung ra được cái sinh họat tu tập của Phật Thích Ca ngày xưa đã hình thành như vậy.

Một việc lạ thường kỳ diệu nhất trong lịch sử nhân lọai.
Không có một đòan thể nào một hai ngàn người mà trật tự, yên ả lặng lờ như vậy được trong lịch sử lòai người.
Vua quan các xứ lân cận nghe đồn đại chuyện lạ kỳ nên đi đến tận nơi, thấy khung cảnh uy nghi như vậy, có người tín tâm xin theo tu học không quay về xứ của họ nữa.
Ngày nay người ta cứ tưởng Phật Thích Ca mỗi ngày ngồi giữa tăng đòan hùng hồn như sư tử rống, giảng thuyết để cho mọi người đều nghe, thật chẳng có điều đó.

Thỉnh thỏang đệ tử cột trụ của Phật đến thưa thỉnh vài ba điều chưa rõ biết, Phật nói vài ba lời êm nhẹ, cho một bài kệ là quá lắm rồi, vậy là họ tự truyền dạy cho nhau lời Phật nói đó, giúp cho không mất một khỏang không gian, thời gian nào làm náo động tâm những người khác đang nghỉ ngơi hay đang thiền định.
Pháp Phật dạy chỉ là pháp thực hành thiền rốt ráo, chẳng cần nói một câu pháp lý nào cả.
Ai cũng nghĩ Phật dạy chắc trăm thứ pháp học vĩ đại, thượng thừa, cái nào cũng vi diệu cũng vĩ đại lắm, nào ngờ việc Phật dạy lại giản đơn như chẳng có gì để dạy cả, chỉ một pháp thực hành duy nhất vậy là đạt đạo quả.
Vào được một vị quả đã là một thánh chúng rồi, bao nhiêu vị thánh xung quanh Phật, tự dàn trải giúp cho đàn em đến sau lướt qua nhập vào dòng thánh chúng thật êm nhẹ, yên ả, Phât chẳng phải nhọc lòng các việc nhỏ như vậy.

Pháp thực hành thì trước sau như một, không có con đường thứ hai nào khác nên chẳng có gì khó khăn hay nhầm lẫn mà phải nhờ đến Phật giảng nói.

Ngày nay có muôn kinh vạn quyền, bao nhiêu thứ hạ thừa, trung thừa, thượng thừa, bộ kinh sách nào sư tăng cũng ròng rã thuyết dạy ngày 4 giờ cũng phải mất vài ba năm.

Phật Thích Ca cũng không cho đệ tử ghi chép lời giảng nói - Thì có đâu chuyện Phật đặc tên cho Kinh này kinh nọ 
Chuyện giảng nói Kinh như vậy hòan tòan không có ở thời Phật Thích Ca.

Lần đầu tiên Phật chỉ dạy cho các đệ tử lớn của Ngài cũng như Ngũ tổ chỉ dạy cho Lục tổ một hai canh giờ là chung cuộc, cứ y như vậy mà tu tập, giản đơn thực hành như vậy thì có gì mà giảng mà thuyết như ngày nay vậy.

Sau này vì chẳng có pháp hành, nên phải tạo ra pháp lý hay gọi là giáo lý, dùng trí nghĩ suy rồi lý luận, suy ra tâm, suy ra tâm thức, suy ra duy tâm, biện chứng .. làm sao cho hợp với lý giải thóat là được. 
Thấy tâm giải thóat chưa được thì tiếp tục đưa ra thuyết này đến thuyết nọ, dụng trí nghĩ suy, kiến giải mà lập ra giáo lý, cho vầy là phải là không phải mà tranh cải, xỉa xói nhau.
Chẳng có cái nào thật cả thì làm sao có cái đúng để không tranh cải.
Muôn kinh vạn quyển nảy sinh là như vậy.
Phật nói tứ diệu đế chỉ vài ba câu, thì nay gom góp ra vài ba mươi cách giảng nói.
Phât chỉ dạy nhập tâm đạt quả vị chỉ trong một hai canh giờ, thì nay thành một kho tàng vô tận kinh điển, mà kinh nào cũng ghi là Phật thuyết.
Thật hiểu rồi thì thực hành thôi.
Phật dạy thực hành chứ không dạy nói.
Phật không chỉ dạy luận giải hay dạy làm ca kệ tán thán công đức ai cả, chẳng lợi ích gì.
>>
Hong Thien Phap
Xem nguồn bài viết ở đây

NHẪN

Xem nguồn bài viết ở đây
Hình ảnh: Chữ nhẫn có nghĩa là chịu đựng. Danh từ "chịu đựng" là một danh từ rất hay. 
Chữ nhẫn viết theo tiếng Hán có chữ tâm nằm dưới và trên chữ tâm có chữ nhận. Chữ nhận có nghĩa là mũi nhọn, giống như có một cây dao hay cái dùi có mũi nhọn đang làm chúng ta đau nhức. Tâm chúng ta phải làm thế nào để có thể ôm được, chấp nhận được sự nhức nhối đó. Đó là nghĩa của chữ nhẫn theo cảm nghĩ của người Trung Quốc. 

Trong khi đó tiếng Việt là chịu đựng. Chịu tức là chấp nhận. Chịu không, anh chịu không?" "Tôi chịu." Cho dù có khó khăn, vất vả, cho dù có lao nhọc, dai dẳng, tôi vẫn gánh chịu được. Chữ chịu nầy là có nghĩa là sự chấp nhận. Chúng ta biết rằng chấp nhận là một sự thực tập rất lớn. Khi chưa chấp nhận được chúng ta mới đau khổ nhiều. Giờ phút mà ta chấp nhận được thì ta đã có sự an bình trong lòng rồi. 

Khi có một sự kiện bất như ý xảy ra trong đời sống, chúng ta thấy rằng chúng ta không thể chấp nhận được. Chúng ta nghĩ: làm sao sống được với tình trạng này, với cái gì đang xảy ra? Tại sao ta như thế này mà lại phải gặp một hoàn cảnh như thế kia? Tại sao ta như thế mà người ta lại đối xử với ta như thế? Ta phản kháng, ta chống đối, ta không chấp nhận. Nhưng sự thật là như vậy. Cuối cùng ta cũng phải học chấp nhận. Đó là nghĩa chữ chịu của tiếng Việt. 

Chữ thứ hai là đựng. "Đựng" có nghĩa là chứa đựng. Chúng ta có những cái chén có thể đựng nước. Chén nhỏ thì đựng được ít nước. Chén lớn thì đựng được nhiều nước. Nếu niềm đau nỗi khổ của ta lớn thì ta phải có một cái tâm khá lớn thì mới đựng được nó. Nếu không nó sẽ tràn ngập và làm ta khổ vô cùng. Tâm càng lớn thì nỗi khổ đau càng nhỏ, khi mà tâm đạt tới cái mức rất lớn thì cái đau khổ đó tuy có mặt nhưng không đủ sức làm cho ta đau khổ. 

Bụt có dùng một ví dụ rất hay. Bụt nói nếu trong một bát nước mà người ta thả vào một nắm muối thì nước ở trong bát đó uống không được. Nhưng nếu có một người đứng trên thuyền mà đổ một bát muối xuống dưới sông thì người ta vẫn có thể uống nước sông được như thường. Người ta uống nước sông được, không phải tại vì trong ấy không có muối, nhưng tại vì lòng sông quá lớn. Cho nên so với sông thì chút muối ấy không có nghĩa lý gì cả. Cũng vậy, khi ta có một nỗi khổ niềm đau, mà ta có một cái tâm quảng đại, thì nỗi khổ niềm đau đó không đủ sức làm cho ta đau khổ. Nó có đó chứ không phải là không có, nhưng vì ta có một sức chịu đựng rất lớn cho nên nỗi khổ niềm đau đó không có tác dụng gì trên cái tâm của chúng ta. Đó là nghĩa của chữ đựng.

Chữ nhẫn có nghĩa là chịu đựng. Danh từ "chịu đựng" là một danh từ rất hay. 
Chữ nhẫn viết theo tiếng Hán có chữ tâm nằm dưới và trên chữ tâm có chữ nhận. Chữ nhận có nghĩa là mũi nhọn, giống như có một cây dao hay cái dùi có mũi nhọn đang làm chúng ta đau nhức. Tâm chúng ta phải làm thế nào để có thể ôm được, chấp nhận được sự nhức nhối đó. Đó là nghĩa của chữ nhẫn theo cảm nghĩ của người Trung Quốc. 


Trong khi đó tiếng Việt là chịu đựng. Chịu tức là chấp nhận. Chịu không, anh chịu không?" "Tôi chịu." Cho dù có khó khăn, vất vả, cho dù có lao nhọc, dai dẳng, tôi vẫn gánh chịu được. Chữ chịu nầy là có nghĩa là sự chấp nhận. Chúng ta biết rằng chấp nhận là một sự thực tập rất lớn. Khi chưa chấp nhận được chúng ta mới đau khổ nhiều. Giờ phút mà ta chấp nhận được thì ta đã có sự an bình trong lòng rồi. 

Khi có một sự kiện bất như ý xảy ra trong đời sống, chúng ta thấy rằng chúng ta không thể chấp nhận được. Chúng ta nghĩ: làm sao sống được với tình trạng này, với cái gì đang xảy ra? Tại sao ta như thế này mà lại phải gặp một hoàn cảnh như thế kia? Tại sao ta như thế mà người ta lại đối xử với ta như thế? Ta phản kháng, ta chống đối, ta không chấp nhận. Nhưng sự thật là như vậy. Cuối cùng ta cũng phải học chấp nhận. Đó là nghĩa chữ chịu của tiếng Việt. 

Chữ thứ hai là đựng. "Đựng" có nghĩa là chứa đựng. Chúng ta có những cái chén có thể đựng nước. Chén nhỏ thì đựng được ít nước. Chén lớn thì đựng được nhiều nước. Nếu niềm đau nỗi khổ của ta lớn thì ta phải có một cái tâm khá lớn thì mới đựng được nó. Nếu không nó sẽ tràn ngập và làm ta khổ vô cùng. Tâm càng lớn thì nỗi khổ đau càng nhỏ, khi mà tâm đạt tới cái mức rất lớn thì cái đau khổ đó tuy có mặt nhưng không đủ sức làm cho ta đau khổ. 

Bụt có dùng một ví dụ rất hay. Bụt nói nếu trong một bát nước mà người ta thả vào một nắm muối thì nước ở trong bát đó uống không được. Nhưng nếu có một người đứng trên thuyền mà đổ một bát muối xuống dưới sông thì người ta vẫn có thể uống nước sông được như thường. Người ta uống nước sông được, không phải tại vì trong ấy không có muối, nhưng tại vì lòng sông quá lớn. Cho nên so với sông thì chút muối ấy không có nghĩa lý gì cả. Cũng vậy, khi ta có một nỗi khổ niềm đau, mà ta có một cái tâm quảng đại, thì nỗi khổ niềm đau đó không đủ sức làm cho ta đau khổ. Nó có đó chứ không phải là không có, nhưng vì ta có một sức chịu đựng rất lớn cho nên nỗi khổ niềm đau đó không có tác dụng gì trên cái tâm của chúng ta. Đó là nghĩa của chữ đựng.
Làng Mai

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Cách làm tương ớt

Hình ảnh: Công thức nấu ăn: Tuot De Tony

Cà chua là loại quả được sử dụng nhiều nhất trong chế biến thức ăn, dù Tây, Tàu, Âu, Á…Nguồn gốc từ Peru, Nam Mỹ, sau đó cà chua theo chân người Tây Ban Nha đến Việt Nam rất muộn khoảng thế kỷ 17-18. Như vậy, thời vua Lý vua Trần, dù là vua chứ cũng chưa có ăn được cà chua mà giỏi lắm là cà pháo, canh mùng tơi rau dền chứ hẻm có cà rốt súp lơ gì cả. 

Cà chua là “nhà máy dinh dưỡng” với mọi loại vitamin và khoáng chất, trừ cà chua xanh chúng ta không nên dùng vì họ cà nói chung đều có chất solanin, có thể gây ngộ độc, chất này sẽ biến mất hoàn toàn khi cà chín tức chuyển sang màu. Ăn cà chua chín rất rất tốt cho sức khỏe, nếu là cà chua sạch thì nên ăn sống, xay sinh tố húp. Tony lúc ở châu Âu, suốt ngày ăn đồ Tây, chả có rau rác gì, thế là bị apple fertilize (táo bón). Cái qua phòng bạn người Ý chơi, thấy nó ăn nên bắt chước, ngày nào cũng ăn vài quả, nên tiêu hóa rẹt rẹt, da dẻ đẹp tươi trắng hồng như Ụ pa Hàn Quốc. Người Ý khôn lắm, họ biết cà chua là sản phẩm làm đẹp người nên món ăn nào họ cũng ăn rất nhiều cà chua, đó là bí quyết của vẻ đẹp của trai thanh gái tú thành Rome. Người Ý đẹp nhất châu Âu vì họ sử dụng cà chua gấp 3 lần các dân tộc khác. Người Hồng Công, dù cũng gốc Hoa, nhưng đẹp và khỏe mạnh gấp chục lần người đại lục vì họ tiêu dùng cà chua kinh khủng. 

Hôm nay mình học chế biến món tương ớt để chấm thịt, cá khô, mực khô, mì gói…:

Cà chua: 1kg, gọt vỏ, bỏ ruột và hạt. Ớt: 2-4 lạng tùy người thích ăn cay hay không. Xẻ rãnh, bỏ ruột/hạt, không cần gọt vỏ. Ai gọt vỏ quả ớt được thì cứ gọt. Tỏi: 1 lạng, lột sạch (tỏi đã ngâm giấm sẽ ngon hơn tỏi tươi). Dấm, muối: 1 muỗng canh. Đường 2 lạng. Rượu đế (trắng): 2 muỗng canh.

Đem cà chua và ớt, tỏi luộc với 1 lít nước, cứ bỏ vô 1 ít rồi vớt ra, bỏ cái sau vô, đừng bỏ vô luộc cùng 1 lúc nước không đủ ngập. Luộc khoảng 2 phút là được. Sau đó bỏ TOÀN BỘ nguyên liệu trên kể cả nước luộc vào máy xay sinh tố, xay cho mịn. Sau đó bỏ vào nồi, bắc lên bếp, mở lửa nhỏ từ từ và đảo kẻo bị cháy khét. Khi nó sôi lục bục thì là OK, mọi vi khuẩn trong đó đã chết, mình sẽ tắt bếp, để nguội. Vì có rượu/giấm/tỏi/ớt gây ức chế vi khuẩn mốc meo nên có thể bảo quản được 3 tháng không cần tủ lạnh. 

Nếu bạn nào làm đóng chai bán thì thêm 1/2 muỗng cà phê citric acid (axit chanh) hoặc 1-2 gram loại natri benzoate để bảo quản được khoảng 1 năm trong chai đóng kín. Có thể thêm 1/4 muỗng cà phê màu thực phẩm ăn được ký hiệu là Yellow Sunset hay Ponceau 4R (hàng Ấn Độ) để giữ màu bền, đẹp và lâu. Hiện chỉ có mấy nhãn hàng tương ớt trên thị trường thôi, mình vẫn chen chân được. Làm nhãn hàng “Tuot de Tony” đi (tuot là tương ớt, chứ hẻm phải “tuột”, tui chỉ đường cho làm ăn mắc mớ gì đòi tuột tui?)

Bữa nay, có 1 bạn khởi nghiệp trồng cà chua ở Đà Lạt nhưng sản lượng nhiều quá, không ai mua phải đổ cho bò ăn. Bò thì không có nhu cầu làm đẹp, thấy uổng quá nên CLB con dượng ở Tp HCM đem về bán kiếm tiền gây quỹ Hành Bổng.

Bạn trồng ở Đà Lạt này nói cà chua con trồng là cà chua sạch. Mua nhớ bắt nó quéo tay thề nghen, hiền dịu kiểu chị Tấm ấy. “Cà mày không sạch, tao vạch mặt ra”. Còn bạn nào mua để bán lại thì cũng bắt chước cái Tấm mà rao như vầy “Con cà con kẹt, không mua cà chụy, chụy khoét mắt cho”.
----------------------------------------------------------------------------
P/S: Bạn trồng cà này đẹp trai ghê lắm, từng học chuyên Thăng Long Đà Lạt, cao 1m80 da trắng môi hồng nhìn giống Lý Hùng. Còn bạn trưởng team bán hàng của TnBS thì con chúa đảo Phú Quốc, học trường chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Rạch Giá, cao 1m70, da đen như mun, tóc vàng như nghệ, đẹp như Diễm Hương.

LIÊN HỆ kinhdoanh.tnbs@gmail.com với nhóm kinh doanh của CLB con dượng nhé

Cà chua: 1kg, gọt vỏ, bỏ ruột và hạt. Ớt: 2-4 lạng tùy người thích ăn cay hay không. Xẻ rãnh, bỏ ruột/hạt, không cần gọt vỏ. Ai gọt vỏ quả ớt được thì cứ gọt. Tỏi: 1 lạng, lột sạch (tỏi đã ngâm giấm sẽ ngon hơn tỏi tươi). Dấm, muối: 1 muỗng canh. Đường 2 lạng. Rượu đế (trắng): 2 muỗng canh.


Đem cà chua và ớt, tỏi luộc với 1 lít nước, cứ bỏ vô 1 ít rồi vớt ra, bỏ cái sau vô, đừng bỏ vô luộc cùng 1 lúc nước không đủ ngập. Luộc khoảng 2 phút là được. Sau đó bỏ TOÀN BỘ nguyên liệu trên kể cả nước luộc vào máy xay sinh tố, xay cho mịn. Sau đó bỏ vào nồi, bắc lên bếp, mở lửa nhỏ từ từ và đảo kẻo bị cháy khét. Khi nó sôi lục bục thì là OK, mọi vi khuẩn trong đó đã chết, mình sẽ tắt bếp, để nguội. Vì có rượu/giấm/tỏi/ớt gây ức chế vi khuẩn mốc meo nên có thể bảo quản được 3 tháng không cần tủ lạnh. (công thức làm tương ớt này là của Tony Buổi Sáng)